Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam có ‘dấu hiệu’ lỡ nhịp nếu các chính sách tài khóa, tiền tệ không kịp thời

Thạch Hương
- 06:30, 07/12/2021

(DNTO) - Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, đại diện nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia, cho rằng kinh tế Việt Nam “đang có dấu hiệu lỡ nhịp, lỡ cơ hội, tụt hậu” nếu không có các chính sách tài khóa, tiền tệ kịp thời để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

Theo các chuyên gia, cần một gói hỗ trợ mang tầm diện rộng để nhiều ngành, người dân được thụ hưởng. Ảnh: T.L

Theo các chuyên gia, cần một gói hỗ trợ mang tầm diện rộng để nhiều ngành, người dân được thụ hưởng. Ảnh: T.L

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định do tác động của dịch Covid-19, triển vọng năm 2022 của Việt Nam dự báo rất khó khăn, đồng thời ông nhấn mạnh, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ hiện nay vẫn còn. Các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế phải tác động cả tổng cung và tổng cầu, vì hiện nay “cầu thì yếu còn cung thì tắc nghẽn”.

TS Cấn Văn Lực đã nêu một số gợi ý chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

Đáng lưu ý, TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu đã đề xuất gói hỗ trợ lên tới 843.845 tỷ đồng, chiếm 10,38% GDP (giá trị công bố). Trong số này, chính sách tài khóa chiếm lớn nhất trong cơ cấu với 8,34%, tương đương 678.395 tỷ đồng; chính sách tiền tệ 65.000 tỷ đồng (chiếm 0,8%), chính sách an sinh xã hội là 12.800 tỷ đồng và chính sách khác là 37.650 tỷ đồng…

Về giá trị thực tế sẽ chi, ông Lực cho biết con số thực tế sẽ là 445.760 tỷ đồng (chiếm 5,48% GDP).

Để thực hiện gói hỗ trợ này, nhóm nghiên cứu đã có những tính toán cụ thể về nguồn lực huy động. Trong đó, khoản huy động lớn nhất sẽ là phát hành trái phiếu Chính phủ với 220.060 tỷ đồng. Về điều kiện thực hiện, theo ông Lực, cần đáp ứng quan điểm, mục tiêu và tiêu chí hỗ trợ đã nêu, triển khai nhanh chóng và có tính đến năng lực thực hiện tại các đơn vị, địa phương. Đồng thời phải hết sức quan tâm tháo gỡ các rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ, mới đảm bảo các chính sách phát huy hiệu quả…

Nhấn mạnh sự cần thiết gói hỗ trợ, PGS. TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng: Gói hỗ trợ cần có kế hoạch kịp thời, đẩy mạnh khả năng giải ngân. Thực hiện hàng loạt giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư công. Đặc biệt cần gắn liền chính sách kinh tế với y tế. Theo đó, cần cụ thể hóa các kịch bản y tế để tạo sự chủ động cho doanh nghiệp. "Doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư vì cảm giác không chắc chắn", ông Cường nói.

Trong khi đó, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng có đề xuất cụ thể về cơ cấu gói hỗ trợ kinh tế-xã hội. 

Thứ nhất, theo PGS Ngân, cần dành nguồn lực cho y tế, để họ sẵn sàng và nhanh nhất, chậm vaccine 1 ngày là đánh vào sức khỏe nhân dân. Đồng thời nâng cao cải thiện thu nhập đội ngũ y bác sỹ.

Thứ hai, một gói hỗ trợ mang tầm diện rộng để nhiều ngành, người dân được thụ hưởng, theo đó cần thiết có gói an sinh xã hội. Ngoài ra cũng cần có gói đầu tư công, ưu tiên cho đường cao tốc, hạ tầng số…

Cũng theo đề xuất của ông Ngân, cần đầu tư hơn nữa vào các đầu tàu tăng trưởng, tạo động lực, tăng thu ngân sách để trả nợ. Cụ thể, ông Ngân cho rằng cần đầu tư vào Đông Nam Bộ, kết nối các tỉnh thành với kinh phí 93.000 tỷ đồng.

Theo chuyên gia, để phục hồi kinh tế, cần đầu tư hơn nữa vào các đầu tàu tăng trưởng, tạo động lực, tăng thu ngân sách để trả nợ. Ảnh: T.L

Theo chuyên gia, để phục hồi kinh tế, cần đầu tư hơn nữa vào các đầu tàu tăng trưởng, tạo động lực, tăng thu ngân sách để trả nợ. Ảnh: T.L

Về hỗ trợ doanh nghiệp, ông Ngân cho rằng nên triển khai 3 loại hỗ trợ. Đó là hỗ trợ phi tiền tệ, tháo gỡ về thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… Hỗ trợ trực tiếp như kéo dài việc miễn giảm thuế phí. Và hỗ trợ gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất, với quy mô 1 triệu tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất 2%, kéo dài 2 năm, tổng vốn là 40.000 tỷ đồng, tập trung ưu tiên ngành có khả năng hấp thụ vốn.

TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhấn mạnh sự cần thiết của các gói hỗ trợ, ông Phước cho biết dư địa điều hành chính sách tiền tệ vẫn còn. Cụ thể như mức lạm phát đến cuối tháng 10 năm nay vẫn thấp và có khả năng dưới 3% đến cuối năm 2021, có thể giảm lãi suất điều hành của NHNN ít nhất 1%, mở rộng và nới lỏng điều kiện cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn… Nhờ đó mà đưa lãi suất cho vay thương mại bình quân giảm xuống.

Về chính sách, ông Phước kiến nghị Quốc hội xem xét việc đặt ra mức lạm phát mục tiêu bình quân trong khoảng thời gian 3-5 năm. Không nhất thiết chính sách tiền tệ phải điều hành sao cho lạm phát hàng năm dưới mức mục tiêu (4%) như hiện nay.

Theo ông Phước, với xu hướng lãi suất quốc tế đang tăng dần, nên việc vay nợ nước ngoài chưa thật phù hợp thì nguồn tài chính chủ yếu là vay nợ trong nước...

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
5 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
1 tuần
Xem thêm