Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giấc mơ xe hơi bay, từ ý tưởng đến hiện thực

Hải Ngư
- 12:59, 23/06/2021

(DNTO) - Một chiếc ô tô có bánh mang hình dạng các khí tài trong phim khoa học viễn tưởng Hollywood, nhưng lại bay được dễ dàng bên trên những con đường đông đúc của thành phố. Đó vừa là giấc mơ, vừa là nhiệm vụ 10 năm của những cái đầu thiên tài ở thung lũng Silicon

Không phải trực thăng hay máy bay, Blackfly nhìn như một chữ thập nối các khoang, thân tàu cong có hai cánh nhỏ và tám cánh quạt quay xếp hàng trên đầu mũi và đuôi. Đó là phát minh của Marcus Leng người Canada.

BlackFly của hãng Opener trong chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: The New York Times

BlackFly của hãng Opener trong chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: The New York Times

Ông gọi con quái vật kỳ lạ sẽ thay đổi cách thức vận chuyển tương lai này là ô tô bay. Các kỹ sư và doanh nhân như ông Leng đã dành hơn một thập kỷ để nuôi dưỡng ý tưởng về loại ô tô trên không này, một dòng xe điện có thể cất và hạ cánh mà không cần đường băng. Họ tin rằng loại phương tiện này sẽ rẻ và an toàn hơn trực thăng, thực tế có thể đáp ứng nhu cầu dễ dàng tăng tốc trên những con phố đông đúc cho bất kỳ ai phải đi làm hàng ngày.

Còn với kỹ sư Sebastian Thrun, đây chính là hiện thực của ước mơ giải phóng thế giới khỏi thuật ngữ giao thông truyền thống.

Để trở thành hiện thực, giấc mộng này là một chặng đường dài. Nhưng ý tưởng lại không chút viển vông. Hiện hàng chục công ty đang bắt tay chế tạo những cỗ xe bay. Gần đây đã có 3 thương hiệu quyết định niêm yết thương vụ vừa kể với giá trị lên tới 6 tỷ USD. 

Marcus Leng, giám đốc điều hành của Opener, tại trụ sở chính ở California. Ảnh: The New York Times

Marcus Leng, giám đốc điều hành của Opener, tại trụ sở chính ở California. Ảnh: The New York Times

Opener, công ty của Marcus Leng đang chế tạo kiểu xe bay dành cho một người sử dụng ở các vùng nông thôn, có thể xem là chiếc 4 bánh phi hành tư nhân dành cho người giàu. Chúng được kỳ vọng sẽ bán ra ngay trong năm nay. Nhiều nhóm khác đang xây dựng các phương tiện cùng loại, nhưng lớn hơn, với mục tiêu triển khai phương tiện taxi hàng không lưu thông trong thành phố, một Uber cho bầu trời vào năm 2024.

Trong đó, một số thiết kế có thể bay mà không cần phi công. Hãng Kitty Hawk - được điều hành bởi Thrun, giáo sư khoa học máy tính của Đại học Stanford, người đã thành lập dự án xe hơi tự lái của Google – là cái tên sở hữu mẫu xe này. Theo ông, giờ đây quyền tự chủ trên không sẽ mạnh hơn nhiều so với trên mặt đất, rồi nó sẽ sớm đi vào cuộc sống hàng ngày hơn chúng ta tưởng. Với Heaviside của Kitti Hawk người ta sẽ bay thẳng không lo chuyện thắng, dừng.

Giám đốc điều hành của Kitty Hawk, Sebastian Thrun, với nguyên mẫu Heaviside. Ảnh The New York Times

Giám đốc điều hành của Kitty Hawk, Sebastian Thrun, với nguyên mẫu Heaviside. Ảnh The New York Times

Năm 2009 có thể xem là thời điểm “Miền Tây hoang dã của thế hệ bốn bánh bay”. Thực ra Sebastian Thrun chỉ là người khởi động dự án ô tô tự lái của Google, còn chính Larry Page, người đồng sáng lập Google mới là ông chủ của ý tưởng xe hơi có thể bay, là động cơ để nỗ lực hàng tỷ USD đổ ra phát minh thành hiện thực.

Trong thập kỷ qua, danh sách các dự án tương tự ngày càng dài. Chính Page đã đầu tư tiền vào nhiều start-up ngành này, bao gồm công ty Opener của Leng và Kitty Hawk của Thrun, từ đó thu hút thêm vô số nhà thiết kế.

BlackFly được chính phủ xếp vào loại xe thử nghiệm siêu nhẹ, vì vậy nó vẫn được bán ra mà không cần đến giấy phép chấp thuận của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, do “siêu nhẹ” nên chúng không thể bay qua thành phố lớn hoặc các khu vực nhộn nhịp tầm mức rộng. Vì phải đảm bảo an toàn phương tiện nên Opener thực hiện hầu hết các thử nghiệm của sản phẩm mà không cần bất kỳ ai ngồi lái. 

Một máy bay Wisk Aero trong nhà chứa máy bay tại cơ sở thử nghiệm. Ảnh: The New York Times

Một máy bay Wisk Aero trong nhà chứa máy bay tại cơ sở thử nghiệm. Ảnh: The New York Times

Dẫu vậy, mặt hàng của Opener vẫn đủ chỗ thoải mái cho một người ngồi và có thể bay chặng đường dài 40 km không cần sạc. Một số nhân viên công ty đã bay với Blackfly mô tả lái nó giống như vận hành một chiếc Tesla, nhưng ở trên bầu trời. Ban đầu, Blackfly sẽ đắt hơn nhiều so với chiếc xe bình thường, giá từ 150.000 USD trở lên. Điểm yếu của chúng là tuổi thọ pin ngắn và quãng đường đi vẫn chưa đủ dài như yêu cầu của những ai có lộ trình làm việc phải đi đi về về hàng ngày.

Wisk Aero, một công ty khác tách ra khỏi Kitty Hawk vào năm 2019 cũng đang thử nghiệm một chiếc taxi bay có nhiều chỗ hơn cho khách ngồi mà vẫn lái tự động, không cần phi công, thứ nhân lực vốn khó tuyển mà chi phí trả lương lại quá đắt.

Còn Joby Aviation gần đây vừa test ô tô bay Joby, một nguyên mẫu đầu nhọn, lớn hơn Heaviside, nhiều không gian trong cabin và có các cánh quạt lớn hơn nằm dọc theo cánh.

Máy bay Joby lớn hơn nhiều so với Heaviside, với nhiều không gian trong cabin và cánh quạt lớn hơn dọc theo cánh. Ảnh: The New York Times

Máy bay Joby lớn hơn nhiều so với Heaviside, với nhiều không gian trong cabin và cánh quạt lớn hơn dọc theo cánh. Ảnh: The New York Times

Ô tô bay có thể tiếp cận thị trường trong vài năm tới. Nhưng nhiều khả năng, chúng sẽ hoạt động giống như trực thăng, có các phi công đưa người từ bãi đáp này sang bãi đáp khác với một khoản phí. Chỉ có điều ô tô bay rẻ, ít ồn ào, xanh, sạch với môi trường hơn máy bay trực thăng và ít phải bảo dưỡng hơn. Đó là chưa tính đến lợi thế tự hành trong tương lai.

Thế nhưng vẫn còn rào cản. Việc thuyết phục các cơ quan quản lý ký duyệt ý tưởng này là điều không hề đơn giản. Cục Hàng không Liên bang chưa bao giờ phê duyệt máy bay điện chứ đừng nói taxi bay có phi công hay tự hành. Các công ty cho biết, họ đang thảo luận về giải pháp chứng nhận mới với các cơ quan quản lý, nhưng đến nay vẫn chưa rõ việc này tiến triển đã nhanh được tới đâu.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, CEO của Apple, Tim Cook cho biết công ty sẽ chính thức ra mắt kính thực tế ảo tại nước này trong năm nay.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 25/3, Công ty chứng khoán VNDIRECT cho biết đang làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và phối hợp xử lý cùng cơ quan chức năng, thông tin và tài sản của khách hàng được bảo đảm trạng thái an toàn...
2 ngày
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
4 ngày
Vườn ươm doanh nghiệp
Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2024” là cơ hội để thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt nữ thanh niên từ 18-35 tuổi nhận nguồn hỗ trợ tài chính, chuyên môn kĩ thuật, nâng cao năng lực kinh doanh.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Intel đang lên kế hoạch chi 100 tỷ USD tại 4 bang của Mỹ để xây dựng và mở rộng các nhà máy sau khi nhận được 19,5 tỷ tiền tài trợ và khoản vay liên bang. Đồng thời nhà sản xuất chất bán dẫn cũng hy vọng sẽ nhận được 25 tỷ USD tiền giảm thuế.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Apple được cho là đang đàm phán để được phép tích hợp công cụ AI Gemini của Google vào iPhone.
6 ngày
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
1 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Sau 5 năm triển khai hoạt động, dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã “ươm mầm” cho những sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số và lan toả tinh thần khởi nghiệp tại địa phương.
1 tuần
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
1 tuần
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
1 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Startup giờ đây đang tìm cơ hội để nâng cấp chính mình, tìm giải pháp đa dạng nguồn vốn tại các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình tăng tốc trước khi bước vào các vòng gọi vốn chính thức.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Ngày 14/3, cơ quan chống độc quyền của Ý đã phạt 3 đơn vị thuộc gã khổng lồ truyền thông Trung Quốc 10 triệu euro (10,94 triệu USD), vì ứng dụng này không có những biện pháp bảo vệ người trẻ khỏi những nội dung có hại.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Xiaomi cho biết, trong tháng 3 này, những chiếc ô tô điện (EV) đầu tiên của họ sẽ bắt đầu đến tay khách hàng tại Trung Quốc. Công ty đã gia nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới nhằm cạnh tranh với các ông lớn khác như BYD, Tesla…
1 tuần
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
1 tuần
Xu thế
Covariant, một hãng startup đang phát triển công nghệ cho phép robot tự tiếp thu kỹ năng hệ như ChatGPT.
1 tuần
Xem thêm