Chủ nhật, 18/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Mã QR, phát kiến quan trọng thời đại công nghệ kỹ thuật số

Hải Ngư
- 12:50, 13/06/2021

(DNTO) - Hơn hai thập kỷ qua, mã QR xuất hiện khắp mọi nơi, từ trên bản thực đơn, các phương tiện truyền thông xã hội đến những bảng quảng cáo. Loại mã này càng trở nên phổ biến và hữu dụng hơn trong mùa đại dịch nhờ bản chất không nhất thiết phải tiếp xúc vật lý của chúng

Hiện nay đâu đâu người ta cũng thấy những ảnh đồ hình hoa văn của loại mã QR. Chúng hiện diện khắp nơi, và đặc biệt, càng trở nên phổ biến trong đại dịch Covid-19 vì tính chất không nhất thiết phải tiếp xúc vật lý.

Mã QR là một tiện ích ngày càng hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh Getty Images

Mã QR là một tiện ích ngày càng hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh Getty Images

Mặc dù là một phát minh ra đời sớm từ giữa những năm 90, nhưng mã QR không phát được huy hiệu quả thực sự mà phải chờ đến thời đại điện thoại thông minh bùng nổ. Các thiết bị di động cho phép ký hiệu kỹ thuật số được sử dụng theo những cách năng động và đa dạng hơn, khiến mã QR trở thành một công cụ kết nối và chia sẻ thông tin dễ dàng và an toàn, nhất là trong thời đại dịch.

Một người đàn ông quét mã QR trên tạp chí. Ảnh Getty Images

Một người đàn ông quét mã QR trên tạp chí. Ảnh Getty Images

Được Masahiro Hara, kỹ sư trưởng người Nhật thuộc công ty Toyota phát minh năm 1994, mã QR ban đầu được dùng để theo dõi các phương tiện và bộ phận dây chuyền sản xuất. Mã lưu trữ thông tin dưới dạng một chuỗi pixel được bố trí đa dạng trong một lưới vuông có thể đọc theo hai hướng, từ trên xuống dưới và từ phải sang trái, khác hẳn với loại mã vạch tiêu chuẩn truyền thống chỉ có thể đọc được từ trên xuống dưới.

Mã QR có thể lưu trữ khoảng 7.000 chữ số hoặc chừng 4.000 dấu câu hoặc ký tự đặc biệt. Nó cũng có thể mã hóa các thông tin như số điện thoại hoặc địa chỉ internet. Cách sắp xếp của mỗi mã QR khác nhau tùy thuộc vào nội dung thông tin mà nó chứa, và chính điều đó đã thay đổi cách sắp xếp của các mô-đun màu đen giữa phông trắng của mã.

Mã QR khách hàng sử dụng cho những thanh toán không tiếp xúc là loại mã động. Ảnh Getty Images

Mã QR khách hàng sử dụng cho những thanh toán không tiếp xúc là loại mã động. Ảnh Getty Images

Khi tạo mã, chủ nhân có thể bổ sung dữ liệu vào đó, tức sẽ làm tăng cấu trúc của mã, đồng thời khiến mã trở thành phức tạp hơn vì mã đã được cá nhân hóa. Đặc biệt, cấu trúc dữ liệu của mã QR cũng chứa sẵn bản sao, nên mã được đảm bảo an toàn ngay cả khi bị hư hại đến 30%, vẫn có thể đọc được bằng máy quét.

Mặc dù phần mềm được sử dụng để tạo mã QR không thu thập thông tin riêng từ người dùng, nhưng vị trí, thời gian, số lần được quét và hình thức hệ điều hành của thiết bị đã thực hiện quét đều có sẵn cho người tạo mã. Điều quan trọng là mặc dù không thể tấn công mã QR, nhưng tin tặc vẫn có khả năng tạo mã QR độc hại dẫn dụ người dùng đến một trang web giả mạo để tìm cách đánh cắp dữ liệu cá nhân hay theo dõi vị trí của “con mồi”.

Mã QR đã sớm được sử dụng trong các ngành công nghiệp như một phần của chuỗi cung ứng và sản xuất. Ảnh Getty Images

Mã QR đã sớm được sử dụng trong các ngành công nghiệp như một phần của chuỗi cung ứng và sản xuất. Ảnh Getty Images

Mã QR có thiết kế khác nhau tùy thuộc vào dữ liệu và chức năng được mã hóa, từ đó người ta phân loại chúng thành hai hình thức, tĩnh và động. Mã QR tĩnh – mã mật khẩu Wi-Fi chẳng hạn - không thể sửa đổi một khi đã được tạo. Đặc tính này lý tưởng cho người ta tạo mã QR hàng loạt cho một sự kiện. Tuy nhiên mã tĩnh có nhược điểm là vừa thiếu tính sáng tạo vừa không cho phép ta phân tích về số lần mã đã được quét.

Ngược lại, với mã QR động ta có thể thay đổi và chỉnh sửa nhiều lần nếu cần. Khi được quét, mã sẽ chuyển hướng người dùng đến URL chứa bên trong. Loại mã này cho phép ta tự do đóng gói sản phẩm thiết kế, ví dụ như bổ sung thêm các màu tương phản. Mã động cũng có khả năng theo dõi và đo lường dữ liệu thống kê quảng cáo. Cùng với đặc tính thêm thắt thông tin và đặt lại quá trình quét, tất cả kết quả đã thu thập có thể được tải xuống dưới dạng các giá trị được cách nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng báo cáo mang định dạng file CSV.

Các nhà hàng đã chuyển sang sử dụng mã QR trong đại dịch Covid-19 để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với thực đơn. Ảnh Getty Images

Các nhà hàng đã chuyển sang sử dụng mã QR trong đại dịch Covid-19 để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với thực đơn. Ảnh Getty Images

Khả năng ứng dụng của mã QR xem chừng là vô tận. Nó không chỉ vẫn được sử dụng để theo dõi thông tin sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng như trước đây, mà còn phục vụ nhiều mục đích khác như xem thực đơn, liên kết hồ sơ cá nhân, thêm bạn bè vào tài khoản, biết thông tin chuyến bay, tải xuống ứng dụng, gửi và nhận thanh toán, truy cập Wi-Fi hay xác thực chi tiết đăng nhập.

Lâu nay công ty Nhật chủ sở hữu bản quyền cũng đã thực hiện một số cải tiến đáng kể đối với thiết kế của mã. Có 40 phiên bản khác nhau đang được sử dụng, mà phổ biến nhất là các version từ 1 đến 7. Giờ đây, mã QR lại càng quen thuộc hơn với các ngành công nghiệp khi giúp bảo vệ thương hiệu, hoặc là biện pháp vừa chống giả mạo vừa hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
3 ngày
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
3 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm