Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giúp nông sản giải quyết nỗi lo 'được mùa mất giá' bằng công nghệ số

Hồng Gấm
- 15:24, 11/05/2021

(DNTO) - “Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, thị trường, khách hàng của người nông dân sẽ không chỉ còn quanh quẩn tại các phiên chợ trong thôn xã, mà bất cứ khi nào có hàng, nông dân đều có thể chủ động đưa sản phẩm ra thị trường trên cả nước” - đại diện Vietnam Post chia sẻ.

Postmart.vn sẽ mở ra một phương thức bán hàng mới cho người dân, tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng, đẩy nhanh chuyển đổi số và khả năng ứng dụng các nền tảng số trong kỷ nguyên công nghệ cao. Ảnh: TL.

Postmart.vn sẽ mở ra một phương thức bán hàng mới cho người dân, tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng, đẩy nhanh chuyển đổi số và khả năng ứng dụng các nền tảng số trong kỷ nguyên công nghệ cao. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp bưu chính giúp sản phẩm nông nghiệp lên "đám mây"

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra các nông sản chất lượng cao. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đã làm "thay da đổi thịt" nông nghiệp nước nhà, đưa sản phẩm nông sản lên môi trường mạng nhằm tiếp cận lượng khách hàng lớn trên toàn quốc, thậm chí vươn ra thế giới chứ không chỉ quanh quẩn trong “chợ làng”, loay hoay với việc "giải cứu" như trước đây. 

Tiếp nối chương trình hỗ trợ nông dân Hải Dương đưa nông sản lên tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) vừa khởi động chiến dịch hỗ trợ nông dân các tỉnh, thành đưa sản phẩm đặc sản mùa vụ lên tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Postmart. Trong đó, vải thiều Hải Dương, dưa hấu Quảng Bình và mít Thái của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là 3 loại nông sản có tính mùa vụ đầu tiên được Vietnam Post chọn hỗ trợ nông dân tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Postmart.

Đại diện Vietnam Post chia sẻ, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản của nông dân trên cả nước đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khi nhiều mặt hàng nông sản ở các địa phương đang vào mùa vụ, có thời gian tiêu thụ rất ngắn. Mặt khác, tình trạng “được mùa mất giá” đã và đang là nỗi lo chung của nhiều hộ. 

Đơn cử như, sản phẩm mít Thái của các hộ nông dân 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang và Cà Mau đang phải đối mặt với tình trạng bị tư thương nước ngoài ép giá, gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của bà con.

Giữa bối cảnh đó, nhằm giúp nông dân chủ động hơn trong việc đưa các sản phẩm của mình ra thị trường, Vietnam Post đang nghiên cứu xây dựng giải pháp để các hộ dân nhanh chóng tiếp cận phương thức kinh doanh mới: qua sàn thương mại điện tử.

Tin nên đọc

Ông Lê Văn Tùng, chủ vườn cam Cao Phong ở Hoà Bình từng nhiều lần bị thương lái ép giảm một nửa giá nhưng vẫn phải chấp nhận bán. Từ sau khi tham gia tạo gian hàng trên sàn thương mại điện tử, ông Cường có thể chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận thu được cao hơn, có thêm nhiều khách hàng và đặc biệt là tránh được tình trạng bị phụ thuộc vào giá thu gom của thương lái.

“Cách bán hàng cũ phụ thuộc vào thương lái, hôm nay thế này, ngày mai thế khác, về giá cả chúng tôi không được quyền quyết định. Trong 2 tháng bán hàng qua sàn, lượng hàng tiêu thụ đã ổn định hơn. Chúng tôi hy vọng về lâu dài, đây sẽ là kênh tiêu thụ nông sản giúp bình ổn giá cho các hộ nuôi trồng” - ông Tùng chia sẻ.

Cũng theo đại diện Postmart, trong hơn 1 tháng hỗ trợ nông dân Hải Dương, 2 doanh nghiệp bưu chính đã tổ chức hàng chục đội, nhóm nhân viên thường xuyên xuống trực tiếp các trang trại, nhà vườn để hướng dẫn nông dân cách thức khởi tạo gian hàng, cách livestream, viết giới thiệu sản phẩm và bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, Vietnam Post và Viettel Post cũng có nhiều ưu đãi để khuyến khích người tiêu dùng đặt mua nông sản Hải Dương qua các sàn như: miễn phí vận chuyển, xây dựng chương trình Flash Sale cho nông sản Hải Dương, ra tính năng “Mua chung giá rẻ”…

Trước mắt, Vietnam Post chọn 3 loại nông sản ở 3 miền Bắc – Trung – Nam gồm vải thiều Hải Dương, dưa hấu Quảng Bình và mít Thái của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để hỗ trợ nông dân tiêu thụ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho bà con tiếp cận với công nghệ số, làm quen với phương thức bán hàng mới.

"Đặc thù của nông sản mùa vụ thường là hàng tươi sống, thời gian thu hoạch và sử dụng không dài. Do đó, nếu người dân tạo thói quen ứng dụng công nghệ để bán và vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đảm bảo độ tươi, ngon, sạch. Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, thị trường, khách hàng của người nông dân sẽ không chỉ còn quanh quẩn tại các phiên chợ trong thôn xã, mà bất cứ khi nào có hàng, nông dân đều có thể chủ động đưa sản phẩm ra thị trường trên cả nước” - đại diện Vietnam Post cho hay. 

Bên cạnh đó, tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử, nông sản sẽ tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tối ưu được chi phí của người tiêu dùng cuối cùng, góp phần từng bước thay đổi thói quen cũng như tạo niềm tin với người dùng.

Theo kế hoạch, Vietnam Post phối hợp với những đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các tỉnh để rà soát, lập danh sách những doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sản phẩm đạt chất lượng, nguồn gốc truy xuất, đảm bảo quy trình về khử khuẩn.

Nhằm thu hút nhà cung cấp, VietnamPost đã xây dựng nhiều ấn phẩm truyền thông với nông dân các địa phương theo hình thức dễ hiểu, dễ làm để giới thiệu về cách thức đưa mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử.

Đồng thời, trong quá trình triển khai, doanh nghiệp bưu chính này sẽ cử cán bộ trực tiếp tới các nhà cung cấp để hỗ trợ từ việc đưa sản phẩm lên sàn đến khâu thanh toán, lựa chọn đơn vị vận chuyển…Những ngày gần đây, bưu điện các tỉnh, thành phố đã bắt đầu làm việc với các nhà cung cấp vải thiều, dưa hấu và mít Thái tại các địa phương để hướng dẫn các công đoạn đưa sản phẩm lên sàn.

Vụ Bưu chính cũng cho hay trong tháng 5/2021 sẽ trình Bộ văn bản yêu cầu các sàn thương mại điện tử như Postmart, Vỏ Sò xây dựng thêm các tính năng để gắn giá trị sản phẩm với thương hiệu cụ thể của từng gia đình, từng hộ nông dân. Bởi việc gắn sản phẩm với thương hiệu hộ nông dân là cách tốt nhất để giữ thương hiệu, chính hộ nông dân sẽ giữ thương hiệu của gia đình mình.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tuần
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tuần
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
4 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Xem thêm