Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dùng vệ tinh để theo dõi lời cam kết của các quốc gia về chỉ số carbon

Hải Ngư
- 10:45, 22/12/2021

(DNTO) - Trong thời gian đại dịch, những nhà khoa học đã sử dụng vệ tinh đo lường lượng carbon dioxide để phát hiện sự suy giảm chất lượng khí quyển đối với từng khu vực. Tương lai phương pháp này sẽ giúp theo dõi lượng khí thải cho phép mà các quốc gia đã hứa duy trì ở Hội nghị COP 26 vừa qua.

Theo Thỏa thuận Paris năm 2015 về hạn chế sự nóng lên toàn cầu, các quốc gia phải đo lường và báo cáo tiến độ giảm phát thải đã từng được cam kết tại COP. Họ có bổn phận phải thường xuyên gửi các bản kiểm kê CO2, nêu chi tiết các nguồn phát thải cũng như việc loại bỏ hoặc kềm giữ các loại khí nhà kính phát sinh trong biên giới nội địa của nước mình.

Vệ tinh Orbiting Carbon Observatory đo CO2 trong cột không khí giữa vị trí của nó và bề mặt Trái đất, và có thể phát hiện mức độ bổ sung hoặc giảm của khí thải trước bị trộn đều vào khí quyển. Ảnh NASA

Vệ tinh Orbiting Carbon Observatory đo CO2 trong cột không khí giữa vị trí của nó và bề mặt Trái đất, và có thể phát hiện mức độ bổ sung hoặc giảm của khí thải trước bị trộn đều vào khí quyển. Ảnh NASA

Tất cả những điều này sẽ được các chuyên gia kỹ thuật xem xét về độ chính xác và minh bạch của các thông số. Nhưng liệu con người có đủ trình độ và giữ được tính khách quan khi làm nhiệm vụ đánh giá này? Bởi nếu sai, thế giới vẫn cứ nóng lên và các lời cam kết sẽ thành “hứa cuội”.

Để Thỏa thuận Paris năm nào được thực thi hiệu quả, một dự án mới mang tên Climate Trace đã được trình làng tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow vừa qua. Trong đó, trí tuệ nhân tạo và máy học sẽ được sử dụng để phân tích những hình ảnh do vệ tinh thu thập và cả cân nhắc các dữ liệu cảm biến để đưa ra ước tính lượng khí thải chính xác của mỗi khu vực trong thời gian thực.

Khi khả năng quan sát tốt hơn, việc giám sát khí thải thông qua các quan sát trên không là khả thi. Ảnh Shutter Stock

Khi khả năng quan sát tốt hơn, việc giám sát khí thải thông qua các quan sát trên không là khả thi. Ảnh Shutter Stock

Như vậy, NASA đã được trao một nhiệm vụ mới là đo lường những thay đổi thực tế của nồng độ carbon dioxide trong khí quyển khi các quốc gia thực hiện các bước để giảm lượng khí thải. Ứng dụng các phép đo CO2 qua vệ tinh vào mô hình hệ thống Trái đất, giới chuyên gia nghiên cứu đã phát hiện được một sự hạ thấp nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, giảm khoảng 10%, khi các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu chung tình hình giãn cách phong tỏa vì đại dịch Covid-19 vào đầu năm 2020.

Một trong số các vệ tinh thử nghiệm kể trên là Orbiting Carbon Observatory (OCO) trị giá 270 triệu USD, đã được phóng lên quỹ đạo từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California, Mỹ. Bay cách mặt đất 705 km trong 16 ngày, “Máy đo khí thải” này sẽ xác định những địa điểm giải phóng CO2, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, để lập bản đồ về mật độ phân bố, phân tích và nghiên cứu sự biến động của khí thải trên hành tinh.

Trí tuệ nhân tạo và máy học sẽ được sử dụng để phân tích những hình ảnh do vệ tinh thu thập để đưa ra ước tính lượng khí thải chính xác. Ảnh NASA

Trí tuệ nhân tạo và máy học sẽ được sử dụng để phân tích những hình ảnh do vệ tinh thu thập để đưa ra ước tính lượng khí thải chính xác. Ảnh NASA

Toàn bộ dữ liệu sẽ được kết hợp với các trạm quan sát trên mặt đất và một số vệ tinh khác để các nhà khoa học có thể đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn về các chu trình của khí CO2, vai trò của nó trong bầu khí quyển trái đất. Đồng thời giới hoạch định chính sách cũng có thể dùng dữ liệu để giám sát lời hứa của các quốc gia ở COP, hầu đưa ra những cảnh báo cũng như quyết định chính xác trong nỗ lực cải thiện chất lượng bầu khí quyển.

Mạng lưới vệ tinh dạng này không chỉ được coi là các đài quan sát carbon trên quỹ đạo mà còn có khả năng phân tích và đánh giá xem những mô hình khí hậu tự nhiên quy mô lớn như El Niño và La Niña ảnh hưởng thế nào đến nồng độ CO2. Các nhà chuyên môn của chương trình tin rằng khi khả năng quan sát ngày càng tốt hơn, việc giám sát khí thải thông qua các quan sát trên không gian là khả thi.

Ở COP 26, thỏa thuận lớn do các nhà ngoại giao ký là thiết lập một sự đồng thuận rõ ràng: tất cả các quốc gia cần phải hành động ngay lập tức, làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự gia tăng thảm khốc của nhiệt độ toàn cầu. Tuy nhiên vấn đề cụ thể mỗi nước cần cắt giảm bao nhiêu lượng khí thải lại vẫn chưa được quyết.

Các quốc gia phải đo lường và báo cáo tiến độ giảm phát khí thải họ đã từng cam kết tại COP. Ảnh Reuters

Các quốc gia phải đo lường và báo cáo tiến độ giảm phát khí thải họ đã từng cam kết tại COP. Ảnh Reuters

Vấn nạn khác là trong khi lãnh đạo các quốc gia nghèo mạnh miệng tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc giảm và từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, cải tiến nông nghiệp và tránh đốt rừng, thì các xứ sở giàu có lại chịu trách nhiệm về tình trạng nóng lên toàn cầu một cách không cân xứng khi tìm đủ cách né tránh hoặc thoái thác.

Thế nên chuyện lên tiếng kêu gọi về bồi thường cho thiệt hại do nhiệt độ tăng gây ra cũng là một tranh cãi nhùng nhằng nữa. Tất cả rào cản vừa được đề cập ấy có thể sẽ hạn chế tính hiệu quả của Climate Trace, chương trình dùng vệ tinh để theo dõi lời cam kết của các quốc gia về chỉ số carbon đã được đề xướng và thực hiện bước đầu.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Amazon cho biết sẽ đầu tư thêm 2,75 tỷ USD để hỗ trợ cho Anthropic, một startup được nhiều người coi là công ty đi đầu trong lĩnh vực AI tạo sinh, và là công ty phát triển nên AI Claude.
8 giờ
Công nghệ Số hóa
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, CEO của Apple, Tim Cook cho biết công ty sẽ chính thức ra mắt kính thực tế ảo tại nước này trong năm nay.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 25/3, Công ty chứng khoán VNDIRECT cho biết đang làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và phối hợp xử lý cùng cơ quan chức năng, thông tin và tài sản của khách hàng được bảo đảm trạng thái an toàn...
3 ngày
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
5 ngày
Vườn ươm doanh nghiệp
Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2024” là cơ hội để thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt nữ thanh niên từ 18-35 tuổi nhận nguồn hỗ trợ tài chính, chuyên môn kĩ thuật, nâng cao năng lực kinh doanh.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Intel đang lên kế hoạch chi 100 tỷ USD tại 4 bang của Mỹ để xây dựng và mở rộng các nhà máy sau khi nhận được 19,5 tỷ tiền tài trợ và khoản vay liên bang. Đồng thời nhà sản xuất chất bán dẫn cũng hy vọng sẽ nhận được 25 tỷ USD tiền giảm thuế.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Apple được cho là đang đàm phán để được phép tích hợp công cụ AI Gemini của Google vào iPhone.
1 tuần
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
1 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Sau 5 năm triển khai hoạt động, dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã “ươm mầm” cho những sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số và lan toả tinh thần khởi nghiệp tại địa phương.
1 tuần
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
1 tuần
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
1 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Startup giờ đây đang tìm cơ hội để nâng cấp chính mình, tìm giải pháp đa dạng nguồn vốn tại các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình tăng tốc trước khi bước vào các vòng gọi vốn chính thức.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Ngày 14/3, cơ quan chống độc quyền của Ý đã phạt 3 đơn vị thuộc gã khổng lồ truyền thông Trung Quốc 10 triệu euro (10,94 triệu USD), vì ứng dụng này không có những biện pháp bảo vệ người trẻ khỏi những nội dung có hại.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Xiaomi cho biết, trong tháng 3 này, những chiếc ô tô điện (EV) đầu tiên của họ sẽ bắt đầu đến tay khách hàng tại Trung Quốc. Công ty đã gia nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới nhằm cạnh tranh với các ông lớn khác như BYD, Tesla…
2 tuần
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
2 tuần
Xem thêm