Chủ nhật, 11/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Dài cổ’ ngóng đơn hàng

Huyền Trang
- 18:19, 07/04/2023

(DNTO) - Ngành sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục khó khăn khi tương lai của kinh tế thế giới vẫn còn khá ảm đạm.

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp khi nhu cầu tiêu dùng thế giới sụt giảm bởi khủng khoảng kinh tế. Ảnh: T.L.

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp khi nhu cầu tiêu dùng thế giới sụt giảm bởi khủng khoảng kinh tế. Ảnh: T.L.

Bóng mây xám bao phủ nhiều ngành hàng

Hết quý 1, xuất khẩu thủy sản xủa nước ta chỉ đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm tới 27% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng Cục Hải quan. Đáng chú ý, hầu hết các thị trường chính của ngành đều ghi nhận mức sụt giảm mạnh, khối CPTPP giảm 23,5%, Mỹ giảm 55%, EU giảm 30%, Trung Quốc giảm 11%.

Bà Tô Tường Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, cho biết, sự sụt giảm này đến từ áp lực lạm phát và khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ, khiến nguồn tín dụng bị thắt chặt, nhà nhập khẩu không đủ nguồn lực để mua lô hàng lớn. Nhu cầu thế giới sụt giảm buộc các nhà nhập khẩu phải cơ cấu lại kho hàng và giá. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, thủy sản Việt Nam đang mất thị phần vào tay các đối thủ như Ecuador và Ấn Độ.

“Nhiều doanh nghiệp cho biết không có đơn hàng trong quý 2”, bà Lan cho hay.

Tương tự, với ngành gỗ và lâm sản cũng trong tình trạng “mỏi mắt” chờ đơn hàng. Đầu ra của ngành gỗ chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ. Khi nhu cầu thị trường này sụt giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của Việt Nam.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết nhiều doanh nghiệp trong ngành đang sản xuất cầm chừng để đợi đơn hàng mới và chờ sự phục hồi của thị trường trong các quý sau.

“Nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp lúc này là tìm kiếm đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp đang rất lao đao, người lao động có nguy cơ mất việc làm”, ông Hoài nói.

Với ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cũng không khá hơn. Quý 1 năm nay, xuất khẩu dệt may giảm 18,63% so với cùng kì, chỉ đạt 8,7 tỷ USD. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tình hình khó khăn của ngành sẽ tiếp tục kéo dài trong quý 2, do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh. Dự kiến phải sang quý 3, thị trường mới ấm trở lại.

“Nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng trong tháng 4”, đại diện Vitas nói.

Thông tin từ Bộ Công thương cho hay, xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 154,3 tỷ USD, giảm 13,9%. Lãnh đạo Bộ này cho biết sự giảm sút của hoạt động xuất khẩu trong quý 1 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 8-12% của cả năm.

Nỗ lực khơi dòng chảy thương mại mới

Mỗi lô hàng xuất khẩu sẽ được kiểm định rất khắt khe bởi nước nhập khẩu. Vì vậy doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng hàng hóa đồng đều, ổn định nếu không muốn bị trả về. Ảnh: T.L.

Mỗi lô hàng xuất khẩu sẽ được kiểm định rất khắt khe bởi nước nhập khẩu. Vì vậy doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng hàng hóa đồng đều, ổn định nếu không muốn bị trả về. Ảnh: T.L.

Việc phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống đã được các bộ ngành nhìn nhận là một con đường nhiều rủi ro. Ngay cả những thị trường đó, những con đường xuất nhập khẩu truyền thống cũng không còn dễ dàng. Vì vậy, nỗ lực mở cửa các thị trường mới, con đường xuất khẩu mới đang được quan tâm hơn bao giờ hết.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết để giúp doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường này, các cơ quan quản lý cần tìm con đường hỗ trợ đưa hàng Việt trực tiếp vào hệ thống phân phối lớn tại Mỹ như Walmart, Costco và Amazon. Việc này giúp thương hiệu Việt định vị tốt hơn tại thị trường, cũng như giúp doanh nghiệp tránh phụ thuộc quá nhiều vào khâu trung gian trong xuất nhập khẩu.

Để hạn chế sự sụt giảm đơn hàng trong năm nay, đại diện Hiệp hội Dệt may cũng khuyến nghị các doanh nghiệp trong ngành nên quay lại khai thác thị trường nội địa đang còn dư địa rất lớn. Với thị trường xuất khẩu như EU, cần tiếp tục tận dụng những ưu đãi về thuế trong các hiệp định thương mại, ngoài ra, nên “đánh” mạnh hơn các thị trường có mức tiêu thụ ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á.

Nhìn nhận kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn sẽ tác động đến tiêu dùng nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ta, Bộ Công thương cho biết tiếp tục mở rộng thị trường mới tiềm năng như châu Phi, Mỹ La tinh, Trung Đông, Đông Âu…

Mới đây, Việt Nam đã tiếp tục có thêm một hiệp định thương mại tự do với Israel, hiện đang nỗ lực để tiến tới đàm phán hiệp định thương mại tự do với UAE. Mặc dù, việc đàm phán để có một hiệp định thường mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới với nhiều ưu đãi về thuế, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp khai thác thị trường.

Nhưng, nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu kĩ thuật của thị trường thế giới ngày càng khắt khe. Trong khi năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, vì vậy, vẫn cần sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ chế, chính sách trong nước để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp nội địa.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
3 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 10/5 tới đây, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc gặp tại Geneva, Thụy Sĩ nhằm thảo luận về căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây bất ngờ vào ngày 6/5 (giờ Mỹ) khi tuyên bố rằng Mỹ không cần phải ký kết thỏa thuận với các đối tác thương mại. Ông lập luận rằng Mỹ là "cửa hàng lớn nhất thế giới" và có thể tự đặt ra các điều khoản thương mại mà không cần ký kết các thỏa thuận chính thức.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đến nay, cơ quan thuế đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tính chung 4 tháng tốt hơn cùng kỳ năm 2024 trên hầu hết các lĩnh vực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê (Bộ Tài chính) vừa công bố, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.
5 ngày
Xem thêm