Thứ hai, 15/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cuộc đua không ngừng nghỉ của công nghệ tài chính

Huyền Trang
- 18:38, 03/01/2024

(DNTO) - Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.

Ngày càng có nhiều công nghệ mới giúp dòng tiền của ngành tài chính lưu thông thuận lợi hơn. Ảnh: T.L.

Ngày càng có nhiều công nghệ mới giúp dòng tiền của ngành tài chính lưu thông thuận lợi hơn. Ảnh: T.L.

Dòng chảy của tiền gắn với công nghệ

Năm 2023, số lượng người Việt sử dụng internet đã tăng lên con số 77,93 triệu người (theo Wearesocial). Khi số lượng người dân sử dụng internet gia tăng đồng nghĩa với việc họ đòi hỏi nhiều hơn với các dịch vụ qua mạng để tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch trực tiếp. Đây là cơ hội và áp lực cho các ngành nói chung, trong đó ngành tài chính.

“Đa số khách hàng hiện sử dụng smartphone 30 phút – 1 tiếng/ngày trong khi ra chi nhánh giao dịch hay cây ATM chỉ 1-2 lần/tháng. Khi chúng tôi khảo sát khách hàng, không thấy khách hàng yêu thích một dịch vụ ngân hàng nào cả mà họ yêu thích ngân hàng có dịch vụ tiện ích. Ví dụ khi họ thức dậy, không cần đến ngân hàng nhưng họ có nhu cầu gửi tiết kiệm, mua nhà, mua xe. 

Nhiệm vụ của ngân hàng là xây dựng dịch vụ mà khách hàng có thể tìm thấy trên smartphone, internet banking hay dịch vụ tư vấn khách hàng từ xa. Đây là bài toán khó”, ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Khối Công nghệ & Chuyển đổi số OCB, nói trong Talkshow "Công nghệ “biến hoá” trải nghiệm khách hàng", ngày 3/1.

Đó là lý do những năm trở lại đây, cuộc đua công nghệ trong ngành tài chính ngày càng sôi động. Đến hiện tại, theo Ngân hàng Nhà nước, nhiều nghiệp vụ cơ bản của ngành ngân hàng đã được số hóa hoàn toàn. Một số ngân hàng đã ghi nhận tỉ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số. Dự đoán năm 2024, 1/2 dịch vụ ngân hàng Việt sẽ được số hóa. International Data Corporation ước tính đến năm 2025, doanh thu từ các dịch vụ tài chính kĩ thuật số tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 3,8 tỉ USD.

Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Giám đốc Công nghệ Thông tin Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), cho biết qua thời gian, mọi người thấy rằng công nghệ không chỉ là yếu tố hỗ trợ mà nó đã thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của khách hàng trong ngành tài chính. Trước đây, nhà đầu tư phải đến công ty chứng khoán đặt chốt lệnh, giờ đây không còn ai làm điều đó nữa.

Công nghệ AI hiện tại có thể học được thói quen đầu tư của một môi giới, một quỹ đầu tư hay những tín hiệu, pha tần của thị trường, từ đó dự đoán cơ hội và mang đến cho nhà đầu tư biết sử dụng công nghệ có thể nhìn thấy cơ hội đó sớm hơn nhà đầu tư khác. Điều đó giúp nhà đầu tư an nhàn hơn.

Rèn sức bền trong cuộc đua số hoá

Các ngân hàng, tổ chức tài chính đang dùng công nghệ để chăm sóc khách hàng tốt hơn. Ảnh: T.L.

Các ngân hàng, tổ chức tài chính đang dùng công nghệ để chăm sóc khách hàng tốt hơn. Ảnh: T.L.

Khi các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán, fintech đều đang căng mình chạy đua với công nghệ, thì ai “chạm” đến khách hàng tốt hơn, quản trị tài chính và rủi ro tốt hơn sẽ là kẻ chiến thắng.

Đại diện OCB cho biết, khi chấp nhận các ý tưởng mới, sáng tạo và chấp nhận làm việc với các fintech, điểm lưu ý của các ngân hàng là vẫn phải quản trị rủi ro. Với các fintech được sinh ra trong lòng của ngân hàng, ban điều hành cần phải lập kế hoạch cho cả thành công và thất bại, tức có thể chấp nhận thất bại ở mức nào. 

“Có những dự án mới, có thể đưa ra rất nhiều ý tưởng hay. Nhưng ý tưởng sáng tạo cũng giống như startup, tỷ lệ thất bại rất cao. Khi quản lý chi phí, nguồn lực chúng tôi đều phải suy nghĩ theo 2 hướng này, khi thử nghiệm thành công sẽ nhân rộng mô hình đó ra, còn khi thất bại sẽ phải nhanh chóng đóng mô hình đó lại”, đại diện OCB nói.

Khi xây dựng ngân hàng số, để đảm bảo thất bại thấp nhất có thể, OCB chọn phương án tham gia đầu tư với một fintech ở châu Âu. Ông Lương Tuấn Thành cho biết phương án này giúp tối ưu được nguồn lực cả từ phía ngân hàng và cả từ phía fintech.

“Trong quá trình kết hợp này cũng có những điểm thành công và có điểm điều chỉnh. Tôi nghĩ mô hình này rất đáng để học tập, tức chúng ta vẫn thử nghiệm được cái mới để xây dựng sản phẩm khác biệt trên thị trường mà vẫn đảm bảo được những kiểm soát về mặt rủi ro”, ông Thành cho hay.

Còn về phía BVSC, công cuộc chuyển đổi số của công ty này chia làm 2 phần: bên trong (nội bộ công ty) và bên ngoài (nhà đầu tư, đối tác…). Ông Nguyễn Phúc Nguyên cho biết công ty chứng khoán này không lựa chọn chuyển đổi số theo xu hướng “Big Bang” (trào lưu lớn), mà lựa chọn phương án phù hợp với mình. 

“Đôi khi rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức tư vấn nói rằng các anh phải chuyển đổi số đi, số hoá đi, đây là mục tiêu nhưng thực tế rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường đạt đến đích số hoá mà vẫn chết. BVSC dựa trên những kinh nghiệm đó để xác định trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tập trung vào một điểm nào đó để cải thiện trong nội bộ, hay khảo sát nhu cầu khách hàng phát triển một dịch vụ mới. Như vậy chi phí bỏ ra sẽ nhìn thấy được hiệu quả. Chi phí chuyển đổi số khi đó không phải là khoản chi phí khổng lồ và chúng ta có thể điều tiết được”, đại diện BVSC phân tích.

Chưa kể, quá trình chuyển đổi số ngành tài chính gắn chặt với tương tác, trải nghiệm khách hàng. Gần đây, ngân hàng số của OCB ra mắt ứng dụng Omni cà phê. Khách hàng sử dụng ứng dụng này có thể được giảm giá tại các quán cà phê ngân hàng liên kết. Đại diện của OCB cho biết, muốn chăm sóc tốt hơn khách hàng thì ngay cả ứng dụng ngân hàng cũng phải gắn với rất nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống.

“Đây là điểm mà các ngân hàng trong tương lai cần làm, giúp khách hàng yêu thích dịch vụ ngân hàng, không giống như hiện tại người ta tìm đến ngân hàng chỉ để giao dịch thay vì yêu thích dịch vụ”, ông Thành nói.  

Đồng quan điểm, đại diện BVSC cho biết công nghệ có cao siêu đến đâu nhưng nếu dịch vụ của các công ty tài chính không tương thích với trải nghiệm người dùng thì cũng không hiệu quả.

“Với nền tảng công nghệ ngày càng đi nhanh, các công ty chứng khoán cũng phải hỗ trợ nhà đầu tư nâng cao trình độ số hoá. Mặc khác, bản thân các công ty chứng khoán cũng phải nghiên cứu để các ứng dụng trở nên đơn giản, thân thiện, để những khách hàng thông thường cũng vẫn có thể sử dụng dịch vụ”, ông Nguyên cho biết. 

Tin khác

Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
3 tuần
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
3 tuần
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
1 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
3 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
3 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
4 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
4 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
4 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
4 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
5 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thay thế vài nhân viên, rút ngắn thời gian vài tiếng mỗi ngày nhưng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khổng lồ khi vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng.
5 tháng
Xem thêm