Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyển trạng thái chống dịch để gỡ 'băng' cho nền kinh tế

Hồng Gấm
- 08:30, 26/09/2021

(DNTO) - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đạt "zero Covid" là điều rất khó khăn trong khi nền kinh tế không thể "đóng băng" mãi được, do đó, cần chuyển hướng sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát chặt dịch bệnh là chiến lược quyết định hiệu quả "mục tiêu kép".

Hoạt động kinh tế

Hoạt động kinh tế "đóng băng" khiến nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM kiệt quệ, không thể cầm cự thêm. Ảnh: TL.

Coi việc thích ứng với dịch Covid-19 là động lực để phấn đấu

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngày 25/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định, bức tranh chống dịch đã có những gam màu sáng lạc quan hơn.

"Trên phạm vi cả nước, tình hình dịch bệnh đang tiếp tục được kiểm soát và có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là tại những điểm nóng, các ca nhiễm đang có chiều hướng giảm dần từng ngày, từng tuần. Vừa qua có xuất hiện một số ổ dịch mới, nhưng do đã có kinh nghiệm và với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, cùng sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị, chúng ta đã kiểm soát được ngay", Thủ tướng nhận định.

Ban Chỉ đạo Quốc gia và các địa phương cũng thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 để thực hiện vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

"Căn cứ hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế, khoảng ngày 30/9, các địa phương tùy tình hình cụ thể để quyết định địa bàn nào được nới lỏng giãn cách và tiếp tục kiểm soát dịch có hiệu quả. Những nơi nào an toàn, đã kiểm soát được dịch bệnh thì phải vừa tiếp tục kiểm soát an toàn, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội", Thủ tướng cho biết và nhấn mạnh, các quy định, hướng dẫn, tiêu chí của T.Ư không thể phủ kín được thực tiễn, do đó, các địa phương phải đánh giá tình hình thực tế trên cơ sở các nguyên lý chung, phát huy tính năng động, sáng tạo và dựa vào kinh nghiệm có được trong thời gian qua.

Đồng thời, yêu cầu tất cả các địa phương thành lập "tổ công tác phục hồi sản xuất" do chủ tịch UBND tỉnh phụ trách. Các tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh có kế hoạch khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Bộ Y tế, Tiểu ban Y tế ban hành hướng dẫn về tự xét nghiệm và về huy động y tế tư nhân trong công tác phòng, chống dịch, trên tinh thần tăng tính tự chủ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

Về xuất nhập cảnh, Tiểu ban An ninh - Trật tự phối hợp với các cơ quan sớm ban hành quy định mới; nghiên cứu công nhận "hộ chiếu vaccine".

Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra việc quản lý, kiểm soát hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa; các địa phương phải hết sức linh hoạt, không ban hành "giấy phép con" cản trở lưu thông hàng hóa.

Thủ tướng nhắc lại và tiếp tục nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản để thích ứng với tình hình mới: Y tế là trụ cột, là trung tâm; kinh tế là cơ sở, là nền tảng; dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; bảo đảm an sinh, ổn định chính trị - xã hội là trọng yếu và thường xuyên; ý thức người dân, vaccine, thuốc chữa bệnh là điều kiện tiên quyết; tranh thủ tối đa, coi việc thích ứng với dịch Covid-19 là động lực để phấn đấu vươn lên và thay đổi, thúc đẩy một số công việc mà lâu nay chúng ta đã làm song gặp khó khăn như chuyển đổi số, nâng cao năng lực cấp cơ sở…

Doanh nghiệp như "nắng hạn gặp mưa rào"

Kỳ "ngủ đông" kinh tế kéo dài đã hạ gục hàng chục ngàn doanh nghiệp tại TP.HCM. Những doanh nghiệp còn sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" cũng thoi thóp "thở oxy" vì chi phí tăng cao và nguồn lực hạn hẹp. Nếu cứ tiếp tục "khóa chặt" nền kinh tế, thì số doanh nghiệp chết có thể sẽ tăng theo cấp số nhân.

Một doanh nghiệp sản xuất hạt điều ở quận Thủ Đức đã ngưng hoạt động từ giữa tháng 7 đến nay do không đáp ứng được 3 tại chỗ. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, họ đang phải gồng mình để cầm cự qua ngày. Niềm mong mỏi lớn nhất lúc này là thành phố cho mở cửa trở lại sớm, họ sẽ nhận các đơn hàng xuất khẩu trong quý IV.

"Nếu sớm được hoạt động lại, doanh nghiệp sẽ bố trí khoảng 30-50 công nhân làm việc và tăng dần khi dịch bệnh giảm. Chỉ có như vậy mới giúp công ty thoát khỏi chuỗi đứt gãy sau một thời gian dài ngưng hoạt động. Đây là thời điểm quyết định để doanh nghiệp bớt khó khăn khi dịch bệnh chặn đứng đà phát triển trong thời gian qua", lãnh đạo doanh nghiệp nói.

Ông Lương Nguyên Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế T-Farm cho biết, đang mong mỏi từng ngày thành phố nới lỏng những quy định để doanh nghiệp có thể sản xuất trở lại để cứu vãn đơn hàng.

"Lúc đầu tôi nghĩ các biện pháp giãn cách cứng sẽ chỉ kéo dài khoảng nửa tháng nên cũng nói khó để xin trì hoãn với đối tác. Do yếu tố khách quan là dịch bệnh, họ đồng ý, nhưng đến nay đã trễ hẹn quá lâu rồi. Mất 6 - 7 năm để gầy dựng mối quan hệ với các đối tác lớn, giờ chỉ đành ngồi nhìn họ bỏ mình. Điều tôi lo sợ nhất không phải hết tiền mà là mất đơn hàng. Tiền hết có thể đi vay mượn, cầm cố, bán tài sản chứ khách hàng mất thì coi như xong" - ông Tâm thở dài. 

Từ thực trạng trên, việc Chính phủ ra quyết sách nới lỏng giãn cách nền kinh tế thực sự khiến các doanh nghiệp như "chết đuối vớ phải cọc".

Nhìn từ góc độ kinh tế, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, hiện không thể nói mở hay không mở cửa, mà phải nói rằng không thể không mở cửa.

Ông An cho rằng, chúng ta không thể loại "sạch bóng" Covid-19 được. Do đó, thay đổi tư duy, chuyển từ “Zero Covid” sang “thích ứng với Covid-19” và tuân thủ các nguyên lý khoa học trong chống dịch, từng bước chúng ta sẽ thích nghi được.

"Đại dịch như một cơn đại hồng thủy, nó sẽ cuốn trôi rất nhiều sinh mạng. Chúng ta không thể sống chung với đại hồng thuỷ nhưng có thể sống chung với một tiểu hổng thủy - tức một trạng thái dịch bệnh nhất định mà hệ thống y tế có thể chống chịu được. Trạng thái đó tạo ra không gian và cơ hội cho chúng ta có thể tái khởi động lại cuộc sống trong một bối cảnh mới. Đây là cách duy nhất để chúng ta sống được trong thời đại dịch bệnh kéo dài như thế này", TS. Anh cho hay.

Khẳng định Việt Nam không thể có lựa chọn nào khác, buộc phải mở cửa lại nền kinh tế khi sức chống chịu của cả Nhà nước, doanh nghiệp cũng như người dân đã cạn kiệt, tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, "những bước đi tới đây phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở an toàn”, bài toán nới lỏng giãn cách cần được tính toán thận trọng, với mục tiêu chung không chỉ bảo vệ sức khỏe tính mạng nhân dân, mà còn là bảo vệ "sức khỏe" nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
13 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm