Thứ ba, 26/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyển đổi số ngành bảo hiểm - 'Đại dương xanh' đầy thách thức

May Nguyễn
- 11:10, 04/09/2022

(DNTO) - Ông Lê Hữu Tấn Phú, Giám đốc nghiên cứu và phát triển của Global Care, cho biết chuyển đổi số ngành bảo hiểm sẽ tăng tiện ích cho người dùng, nhưng như CEO Global Care đánh giá, đây cũng là “đại dương xanh” đầy thách thức.

Phóng viên: Xin ông cho biết cụ thể bảo hiểm Phúc Bình An và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự ô tô của Global Care xuất hiện trên hệ thống thu phí tự động không dừng ePass như thế nào? 

Ông Lê Hữu Tấn Phú:

 Với sự hợp tác giữa Global Care và VDTC-ePass, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và mua các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ với mức phí hợp lý thông qua ứng dụng ePass. Trước mắt, sẽ là hai dòng sản phẩm quan trọng với các bác tài: Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự ô tô (BH BB TNDS ô tô) và Bảo hiểm Phúc Bình An.

Từ 1/8 hệ thống thu phí tự động không dừng được triển khai trên toàn quốc. Ảnh: TL

Từ 1/8 hệ thống thu phí tự động không dừng được triển khai trên toàn quốc. Ảnh: TL

Người dùng ePass cần mua bảo hiểm sẽ lên ứng dụng ePass để đặt mua, như vậy vừa đồng bộ quản lý thẻ dán ePass, đồng bộ quản lý bảo hiểm BB TNDS ô tô cùng nhiều sản phẩm bảo hiểm khác.

Ngoài ra, khâu yêu cầu bồi thường, tư vấn bảo hiểm qua nền tảng mà Global Care cung cấp sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và giấy tờ, bởi mọi quy trình đều được thực hiện online.

* Vấn đề đặc biệt được nhiều người sở hữu xe quan tâm là từ tháng 8/2022 đã triển khai thu phí tự động không dừng trên toàn quốc, như vậy bảo hiểm số đóng vai trò thế nào trong cuộc cách mạng chuyển đổi số ngành giao thông, thưa ông?

- ePass là phần mềm được Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (thành viên của Tập đoàn viễn thông Viettel) phát triển, mang đến giải pháp thu phí tự động, góp phần nâng cao hệ thống hạ tầng công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải trong nước.

Khi tham gia gói bảo hiểm Phúc Bình An và Bảo hiểm BB TNDS ô tô trên ứng dụng ePass, khách hàng sẽ hưởng nhiều ưu thế như: đa dạng hình thức thanh toán, giá ưu đãi hấp dẫn độc quyền của từng loại sản phẩm, thao tác đơn giản thông qua smart phone, hồ sơ bồi thường nhanh chóng và tiện lợi, làm chủ toàn bộ công nghệ thu phí và hệ sinh thái đa dịch vụ.

Ông Lê Hữu Tấn Phú, Giám đốc nghiên cứu và phát triển của Global Care. Ảnh: NVCC

Ông Lê Hữu Tấn Phú, Giám đốc nghiên cứu và phát triển của Global Care. Ảnh: NVCC

* Chúng ta đang có ba trụ cột chính cần xây dựng là Chính quyền số - Kinh tế số và Xã hội số, hướng đến mục tiêu năm 2025 Việt Nam phải đứng thứ 3 trong khu vực Asean, đến 2030 phải nằm trong nhóm 40 nước dẫn đầu trên thế giới, ông đánh giá gì về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm?

- Tôi đánh giá ngành bảo hiểm số là “đại dương xanh” rất tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách trong nền “kinh tế số” mà Chính phủ đang hướng đến. Việc chúng ta là đất nước nằm trong Top 10 trên toàn thế giới sử dụng smartphone, đồng nghĩa với việc triển khai chuyển đổi số sẽ được diễn ra nhanh chóng, nó tạo ra nhiều cơ hội cho ngành bảo hiểm số.

Đặc biệt, với chính sách khuyến khích chuyển đổi số ngành bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2022  của Chính phủ thì sắp tới đây sẽ tạo động lực cho sự phát triển thị trường bảo hiểm tại Việt Nam, đây cũng là cơ hội để cho Global Care bứt phá. 

Song song với những thuận lợi thì vẫn còn đó nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải đồng tâm vượt qua. Khó khăn lớn chính là cách tiếp nhận của người Việt với bảo hiểm. Hiện tại, người dân Việt Nam chưa tiếp cận được các sản phẩm bảo hiểm vì cách nhìn nhận bảo hiểm ở một khía cạnh chưa tích cực, đặc biệt là với những người có mức thu nhập thấp.

Trong khi họ chính là những người cần được bảo vệ thông qua bảo hiểm. Vì vậy, việc chuyển đổi số bảo hiểm sẽ tiếp cận họ một cách dễ dàng và thay đổi cách nhìn của họ về ngành bảo hiểm.

* Global Care là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Insurtech trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, hướng tới việc mang đến những trải nghiệm công nghệ hiện đại trong ngành bảo hiểm, sau 5 năm xây dựng và phát triển, xin ông cho biết kế hoạch dài hạn về chuyển đổi số trên chặng đường 5 năm tiếp theo của Global Care là gì?

- Hiện tại, Global Care đã phát triển thành công 2 nền tảng ứng dụng trên smartphone đó chính là GSale và BH365 trên 2 nền tảng lớn nhất là iOS và Android. Đối với ứng dụng GSale, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua cho mình những gói bảo hiểm phù hợp với nguồn tài chính mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian.

Đặc biệt, ngoài việc được hoàn tiền khi mua các gói bảo hiểm trên GSale, người dùng còn có thể kiếm thêm thu nhập thụ động thông qua hình thức cộng tác viên của Global Care, thao tác đăng ký đơn giản, hoàn toàn đều thực hiện trên điện thoại di động.

Bà Đinh Ngọc Niềm (Tổng Giám đốc Global Care), ông Bùi Trình (Thành viên HĐQT – Tổng Giám đốc VDTC) và ông Lại Quang Tùng (Phó Tổng Giám đốc Inter ITS) tại buổi lễ ký kết hợp tác phát triển. Ảnh: MN

Bà Đinh Ngọc Niềm (Tổng Giám đốc Global Care), ông Bùi Trình (Thành viên HĐQT – Tổng Giám đốc VDTC) và ông Lại Quang Tùng (Phó Tổng Giám đốc Inter ITS) tại buổi lễ ký kết hợp tác phát triển. Ảnh: MN

Với tầm nhìn “Trở thành nền tảng bán hàng số một tại Việt Nam” và sứ mệnh “Công nghệ hóa khâu bán hàng, mua hàng; góp phần nâng cao thu nhập người dân chỉ trên thiết bị di động” và “Tự động hóa khâu bồi thường, mang đến sự tiện ích không giới hạn”, Global Care sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là các dòng sản phẩm bảo hiểm vi mô phù hợp với mọi đối tượng.

Với mục tiêu chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm, chúng tôi sẽ thúc đẩy công cụ giám định khai thác xe cơ giới phủ Top5 nhà bảo hiểm Việt hiện nay, đồng thời giúp nhà bảo hiểm tự động hóa quy trình lãnh viện phí trên 300 bệnh viện/phòng khám toàn quốc. 

Tin khác

Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
5 ngày
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
1 tuần
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
2 tuần
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
1 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
2 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
3 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
3 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
3 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
3 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
4 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
4 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thay thế vài nhân viên, rút ngắn thời gian vài tiếng mỗi ngày nhưng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khổng lồ khi vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng.
5 tháng
Xem thêm