Thứ bảy, 19/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Cá mập’ Trung Quốc đang tích cực tìm nguồn hàng M&A tại Việt Nam

Huyền Trang
- 15:46, 20/11/2024

(DNTO) - Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.

 

Thị trường M&A Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Trung Quốc. Ảnh: T.L.

Thị trường M&A Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Trung Quốc. Ảnh: T.L.

Trong số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 4 với 2,07 tỷ USD, chiếm 13,6%. Nếu xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới từ đầu năm nay, chiếm 28,6% tổng số dự án, theo Tổng cục Thống kê.

Tại talkshow “Nguồn hàng chất lượng cho M&A" hôm 20/11, ông Bùi Ngọc Anh, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Công ty Luật Vilaf, đơn vị tư vấn cho nhiều thương vụ M&A cho biết trong những tháng gần đây, có biểu hiện nhiều nhà đầu tư Trung Quốc sang Việt Nam để tìm kiếm cơ hội M&A, đặc biệt trong lĩnh vực như bất động sản công nghiệp hay một số lĩnh vực sản xuất. 

Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đắc cử, cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung dự báo sẽ căng thẳng hơn, việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu mạnh mẽ hơn. Việt Nam được nhận định là quốc gia hưởng lợi từ sự dịch chuyển này. Khi các nhà đầu tư hướng về Việt Nam, họ sẽ tìm cách mở rộng sản xuất, đầu tư bằng con đường M&A để có năng lực sản xuất và cơ sở sản xuất nhanh chóng, thay vì đầu tư mới từ cầu.

Đó là lý do những năm gần đây, đã có xu hướng mở rộng khu công nghiệp ở những tỉnh dồi dào về lao động như Nam Định, Thái Bình, thay vì trước đây chỉ tập trung ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh.

“Xu hướng đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp trong 5-10 năm qua tập trung vào các dự án sản xuất, dự án logistics trong khu công nghiệp, các mảng sản xuất ngoài khu công nghiệp rất ít. Nguyên nhân là liên quan đến vấn đề về bảo vệ môi trường, giải phóng mặt bằng, phát triển… Việc tập trung sản xuất trong khu công nghiệp là xu hướng rõ ràng, cả về mặt chính sách và thực tế”, ông Ngọc Anh lý giải.

Lĩnh vực sản xuất hứa hẹn sẽ có nhiều thương vụ M&A lớn trong thời gian tới. Ảnh: T.L.

Lĩnh vực sản xuất hứa hẹn sẽ có nhiều thương vụ M&A lớn trong thời gian tới. Ảnh: T.L.

Đồng quan điểm, ông Duy Võ, Cộng sự, Bộ phận Mua bán và Sáp nhập, Công ty Tư vấn thương vụ ASART, cho biết không chỉ những nhà đầu tư đang có mặt ở Trung Quốc mà cả những nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang chuyển dịch dòng vốn của mình. Sự chuyển dịch này mang đến thay đổi trên thị trường M&A khi khẩu vị của nhà đầu tư thay đổi.

Những ngành hàng mang tính chất truyền thống hơn, tức những doanh nghiệp đang có dòng tiền ổn định, sinh lời, một mô hình kinh doanh rõ ràng sẽ là đối tượng được các nhà đầu tư tập trung. Điển hình như ngành hàng như sản xuất bán dẫn, thiết kế bán dẫn được các nhà đầu tư tìm kiếm. Hay ngành hàng gắn liền với người tiêu dùng như y tế, giáo dục, bán lẻ…

“Với một quốc gia dân số hơn 100 triệu dân và tỷ lệ tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, những ngành hàng liên kết trực tiếp tới ngành tiêu dùng như y tế, giáo dục, FMCG, bán lẻ… đang được đẩy mạnh cao”, ông Duy Võ cho biết.

Có thể thấy, dòng vốn FDI từ thị trường Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) vào Việt Nam đang ngày càng tăng tốc. Theo lý giải từ bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của HSBC, nguyên nhân là do Trung Quốc hiện đang là trung tâm của thương mại toàn cầu với khối lượng xuất khẩu hàng năm lên tới 3,5 nghìn tỷ USD, vượt Hoa Kỳ (2 nghìn tỷ USD) và Đức (1,7 nghìn tỷ USD).

Nhưng xu hướng của các thị trường nhập khẩu lớn hiện nay là tăng cường các biện pháp bảo hộ. Các thị trường ASEAN trong đó có Việt Nam mặc dù thâm hụt thương mại với Trung Quốc nhưng được hưởng lợi từ việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giá rẻ từ Trung Quốc nên cạnh tranh hơn, từ đó đạt được vị thế thặng dư thương mại với các thị trường còn lại trên thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có mức lương trong lĩnh vực sản xuất thấp hơn so với Trung Quốc và thấp thứ 2 trong ASEAN sau Philippines... Như vậy, Việt Nam có nhiều thuận lợi để đón dòng thương mại toàn cầu đang dịch chuyển và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Điều quan trọng, Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất để đạt vị trí cao hơn nữa trong chuỗi giá trị gia tăng.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hơn 156 triệu cổ phiếu SHB được trao tay trong một phiên trong khi chiều bán hoàn toàn trắng bảng đã tạo nên phiên giao dịch bất ngờ của cổ phiếu này.
22 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (15/4). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,1% về mức 2.161 điểm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự kiện bên ngoài tác động và làm thay đổi về giá cổ phiếu, nhưng câu hỏi nhà đầu tư cần phải đặt ra lúc này là liệu giá trị của doanh nghiệp có thay đổi hay không? Có hay không sự nhầm lẫn giữa giá trị và giá cả trên thị trường chứng khoán?
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hạn chế thâm hụt thương mại với các nước, giảm chi phí đáo hạn trái phiếu được cho là một trong những nguyên nhân khiến đồng đô la Mỹ khó mạnh lên, theo chuyên gia.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hành động quay ngắt đột ngột của Tổng thống Donald Trump, tạm hoãn 90 ngày cho thuế nhập khẩu đối với hàng chục quốc gia, đã khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tác thương mại của Hoa Kỳ rối loạn về định hướng chính sách của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chính sách thuế của ông Trump nhanh chóng quay đầu, chứng khoán tụt sâu rồi bất ngờ tăng chóng mặt đang cho thấy sự bất định ngày càng rõ nét.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tích cực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khi giảm và hoãn áp chính sách thuế đối ứng lên tới 90 ngày với Việt Nam và những quốc gia được cho "không trả đũa", đã giúp thị trường tích cực ngay từ đầu phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi đạt kỷ lục thanh khoản hơn 45 ngàn tỷ đồng, dòng tiền yếu dần, thể hiện sự cẩn trọng, đợi chờ của nhà đầu tư về những thay đổi từ chính sách thuế của ông Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 tuần
Xem thêm