Thứ tư, 29/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giá trị giao dịch M&A bất động sản tăng gần 9%, 'đỉnh sóng' thuộc về khối nội

Hồng Gấm
- 16:57, 22/07/2024

(DNTO) - 6 tháng đầu năm, số lượng thương vụ M&A bất động sản có giá trị giao dịch tăng lên gần 9% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, cơ cấu bên mua trong các thương vụ M&A đang chứng kiến sự "đảo chiều". Doanh nghiệp Việt đang dành thế chủ động khi dẫn đầu với tỷ lệ 92,6%. 

Cơ cấu bên mua trong các thương vụ M&A bất động sản tại Việt Nam. Ảnh: TL.

Cơ cấu bên mua trong các thương vụ M&A bất động sản tại Việt Nam. Ảnh: TL.

Cá mập nôn nóng thâu tóm dự án với mức sinh lời 10%/năm   

Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam tăng vọt lên đến 61,4%, số lượng thương vụ M&A có giá trị giao dịch tăng lên gần 9% so với cùng kỳ năm 2023. 

Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm tới bất động sản Việt Nam, đặc biệt các nhà đầu tư trong khu vực Châu Á (Nhật, Hàn, Singapore). Việt Nam có dân số cao 100 triệu dân, các thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM dân số đông đúc trên 10 triệu người thì bất động sản nhà ở luôn là phân khúc được săn lùng. 

Thông thường, thời gian vòng quay vốn bất động sản nhà ở tính từ lúc có chủ trương, xin giấy phép khoảng 2 năm, cộng thêm 3 năm xây dựng xong thì trong khoảng 5 năm là hoàn vốn. Vấn đề là quỹ đất hiện nay hạn chế. Nhiều "cá mập" vào Việt Nam đã lâu như Keppel Land, Capital Land do đã tích lũy được quỹ đất riêng nên ưa chuộng phân khúc tòa nhà văn phòng, bất động sản bán lẻ… có suất sinh lời 7-8%/năm.   

"So với các nước xung quanh, tỷ lệ sinh lời từ kinh doanh bất động sản chỉ 2-3%/năm, tại Việt Nam đạt tới 8-10%/năm, quá hấp dẫn. Đặc biệt, nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc họ nhìn vào Việt Nam với “câu chuyện dài hơi”, và lĩnh vực tòa nhà văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vẫn đang thiếu", chuyên gia Savills nhận định. 

Đồng quan điểm, bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, lưu ý phân khúc nhà ở vẫn là lựa chọn hấp dẫn của cả nhà đầu tư nội và ngoại bởi tỷ suất sinh lời hấp dẫn. Nếu 15 năm trước, dòng vốn FDI chỉ tập trung vào nhà ở cao cấp với những tên tuổi quen thuộc như Keppel Land, Capitaland... hiện nay, thị trường có thêm nhiều “tay chơi” mới tham gia cuộc chơi như Lotte Group, GS, Sumitomo, Hong Kong Land... 

Cùng với nhà ở, lĩnh vực bất động sản công nghiệp cũng đang là “hố đen” hút vốn FDI. Một trong những thương vụ đình đám là Mapletree Logistics Trust (MLT) - quỹ đầu tư đến từ Singapore, chi 68,4 triệu SGD (hơn 50 triệu USD) mua lại 2 nhà kho hạng A tại Việt Nam, lần lượt ở Bình Dương và Hưng Yên. 

Mới đây, bà Patricia Goh, Giám đốc điều hành phụ trách đầu tư khu vực Đông Nam Á của CapitaLand Investment cho biết, doanh nghiệp dự kiến đầu tư thêm 100-150 triệu SGD (tương đương 73-110 triệu USD) tại Việt Nam trong 2 năm tới. Mục tiêu chính là để xây dựng hoặc mua lại các khu công nghiệp.

Bên cạnh 2 phân khúc chủ lực là nhà ở và khu công nghiệp, thời gian gần đây không ít nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển sang các sản phẩm có thể tạo ra dòng tiền ngay, như dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, văn phòng... 

Điển hình, vào đầu tháng 2/2024, ông trùm bất động sản bán lẻ Central Pattana - thành viên của gã khổng lồ bán lẻ Thái Lan Central Group đã rục rịch thành lập pháp nhân tại Việt Nam nhằm gia nhập đường đua bất động sản thương mại, bán lẻ được đánh giá tiếp tục tăng trưởng mạnh.  

“Kể từ cuối năm 2023 đến nửa đầu năm 2024, đã ghi nhận khoảng 16 thương vụ M&A bất động sản. Mục tiêu đầu tư của khối ngoại vẫn nằm ở việc tìm kiếm quỹ đất sạch, có chất lượng tốt, giá trị thật cũng như có pháp lý hoàn chỉnh, nhiều tiềm năng phát triển”, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, cho biết. 

Doanh nghiệp Việt đang dành thế chủ động khi dẫn đầu với tỷ lệ 92,6%. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp Việt đang dành thế chủ động khi dẫn đầu với tỷ lệ 92,6%. Ảnh: TL.

Khối nội đang áp đảo trong màn 'so găng' M&A

Giới chuyên gia nhận định, M&A bất động sản hứa hẹn sẽ bùng nổ từ nửa cuối năm nay kéo dài sang năm 2025. Các thương vụ tiếp tục được thúc đẩy với màn so găng của "ông lớn" nội - ngoại bởi thông thường hai quý đầu năm có thể là quãng thời gian để các doanh nghiệp chuẩn bị về tiền bạc, pháp lý, thông tin dự án...

“M&A nửa cuối năm chắc chắn sẽ sôi động trên cơ sở các hành lang pháp lý được hoàn thiện, quyết tâm và các chính sách của Chính phủ trong việc gỡ vướng cho bất động sản sẽ tác động tích cực đến niềm tin của thị trường. Suy cho cùng, mọi thứ đều bắt đầu từ niềm tin”, ông Nguyễn Trọng Toàn, Quản lý bộ phận đầu tư Savills Hà Nội, cho hay.  

Một điểm đáng lưu ý về cơ cấu bên mua trong các thương vụ M&A được chỉ ra là có sự "đảo chiều". Diễn biến trên được ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc EY Parthenon - Tư vấn chiến lược, Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam chỉ ra trong Hội thảo "Pháp lý và tài chính trong giao dịch M&A bất động sản dưới tác động của khuôn khổ pháp lý mới”.

Cụ thể, ông Đồng cho hay, nếu như năm 2023, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn buộc phải co cụm hoạt động, "nhường sân" cho khối ngoại chiếm lĩnh trị trường M&A với 81,6% cơ cấu bên mua. Tuy nhiên, đến nửa đầu năm 2024, nhà đầu tư trong nước đã dẫn đầu với tỷ lệ áp đảo 92,6%. 

Vị chuyên gia lấy ví dụ, bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, hầu hết là nhà đầu tư trong nước, các thương hiệu nước ngoài chỉ là quản lý và vận hành. Điều này đôi khi gây hiểu nhầm rằng đây là các dự án có vốn ngoại đầu tư. “Khoảng 2-3 tỷ USD thời gian vừa qua đổ vào thị trường bất động sản vẫn chưa phải là nhiều, nguồn vốn trong nước vẫn đóng vai trò chủ đạo”.

Để tiếp tục giành thế chủ động, các doanh nghiệp trong nước đang tận dụng lợi thế của chủ nhà. Một trong số đó là đẩy mạnh gom quỹ đất sạch - yếu tố then chốt trong thực hiện dự án. Đơn cử, Đất Xanh Group (DXG) cho hay đang tìm kiếm quỹ đất rộng 100 - 200 ha khắp cả nước, pháp lý tốt để làm các dự án giai đoạn 2024 – 2025. Mục tiêu trước mắt của đại gia này là quỹ đất sạch pháp lý tại hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Nam Long Group (NLG) dù sở hữu quỹ đất hơn 680 ha để phát triển dự án đến năm 2030, song vẫn có kế hoạch dành ngân sách để mở rộng thêm quỹ đất sạch, phát triển quỹ đất đô thị mới trong dài hạn... 

Đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI HCM cho hay, theo đánh giá của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, tranh chấp về bất động sản liên quan đến yếu tố M&A đã có dấu hiệu tăng và có khả năng sẽ còn tiếp tục nhiều thêm do sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, đó không chỉ là các vấn đề về huy động vốn, phân bổ tài chính, thẩm định tài chính, mà còn là vấn đề tuân thủ các nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ thuế để đảm bảo giao dịch vận hành hiệu quả, đúng theo quy định pháp luật.

“Ngay thời điểm này, khi mà Luật mới chuẩn bị có hiệu lực, doanh nghiệp cần nhanh chóng trang bị những kiến thức, thông tin cần thiết để kịp thời lập kế hoạch quản lý tốt quá trình kinh doanh bất động sản và tham gia thực hiện giao dịch M&A an toàn”, ông Liêm nhấn mạnh.

 

Tin khác

Bất động sản
Sự trở lại “đường đua” cùng lúc của nhiều chủ đầu tư đã và đang tạo niềm tin mãnh liệt về chu kì mới của thị trường bất động sản. Giới phân tích dự báo, năm 2025 doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp bất động sản sẽ tăng từ 25-50% chủ yếu từ các dự án cao cấp với biên lợi nhuận cao.
6 ngày
Bất động sản
Giới phân tích nhận định, khoảng 110.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản nhà ở đáo hạn trong năm 2025 đang gây áp lực tài chính lớn đến các doanh nghiệp phát hành, buộc họ phải tính toán kỹ hơn với báo cáo tài chính của mình, giảm tránh các nguy cơ bị cảnh báo hủy niêm yết do lỗ lũy kế. 
1 tuần
Bất động sản
Lợi suất cho thuê chung cư tại Bình Dương hiện đang dẫn đầu toàn quốc, cao hơn khoảng 30% so với Hà Nội và TP.HCM, có nơi gấp đôi TP.HCM.
1 tuần
Bất động sản
Theo nhận định của chuyên gia, trong giai đoạn 2025-2026, Văn Giang - Hưng Yên dự báo sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội và vùng lân cận, khi cung cấp khoảng một phần ba lượng căn hộ cho khu vực này với chi phí vừa túi tiền hơn khi bảng giá ở khu vực nội thành đang ở ngưỡng cao. 
1 tuần
Bất động sản
Trung tâm Phát triển Bất động sản Việt Nam, Hiệp hội BĐS Việt Nam xuất bản lần 2 “Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030”.  Đây sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm hữu ích, đầy đủ, chính xác cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm, tìm kiếm bất động sản công nghiệp.
1 tuần
Bất động sản
Thực tế, các thương vụ M&A sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho nhanh hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực tài chính tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên, các rào cản pháp lý đã khiến hoạt động này tăng trưởng rất chậm trong năm 2024. Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kích hoạt những thương vụ “bom tấn”.
1 tuần
Bất động sản
Chuyên gia nhận định, năm 2025, thị trường sẽ vận hành theo bốn xu hướng chính, trong đó xu hướng cao cấp hóa sản phẩm bất động sản đang ngày càng rõ nét, tạo nền tảng cho sự chuyển mình của ngành trong giai đoạn tới. 
2 tuần
Bất động sản
Bỏ khung giá đất, cùng với quy định về bảng giá đất mới mang tính đột phá là nỗ lực rất lớn của Luật Đất đai 2024 trong việc kỳ vọng sẽ giảm tranh chấp, khiếu kiện đất đai và cởi trói nhiều dự án "đắp chiếu". Tuy nhiên, vẫn còn những trăn trở về hiệu quả và tác động của bảng giá đất mới.
2 tuần
Bất động sản
Một trong những xu hướng được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ từ năm 2025 là “All-in-one Real Estate Transaction” (Giao dịch bất động sản tất cả trong một), không chỉ đơn giản hóa trải nghiệm khách hàng mà còn là tiền đề cho sự phát triển của sàn thương mại điện tử bất động sản trong tương lai gần…
2 tuần
Bất động sản
DXS-FERI cho rằng, ở kịch bản khả thi nhất, nguồn cung mới thị trường bất động sản năm 2025 tăng 30-40%, lãi suất thả nổi ở mức 10-12%, giá bán tăng 10-15% và tỷ lệ hấp thụ đạt 35-40%. 
2 tuần
Bất động sản
Grand ParkTuyến Metro đầu tiên của TP.HCM đã chính thức vận hành, trong khi nhiều dự án hạ tầng giao thông nghìn tỷ sắp sửa cán đích - liên tiếp những đòn bẩy thúc đẩy đà trưởng của BĐS khu Đông ngay thời điểm đầu năm đã gia tăng vị thế của Vinhomes Grand Park trên thị trường, cả ở khía cạnh đầu tư và an cư. 
2 tuần
Bất động sản
Dự báo năm 2025 sẽ có khoảng gần 42.200 căn hộ ra mắt thị trường. Phân khúc căn hộ hạng A và hạng sang tiếp tục dẫn đầu về cả nguồn cung và mặt bằng giá. Dự kiến giá bán sơ cấp sẽ tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ, mức độ tăng trưởng trung bình theo quý sẽ dao động từ 2 – 5%.
3 tuần
Bất động sản
"Hết năm 2025, các quy định của luật mới chưa được áp dụng hoàn toàn, do đó giá đất dự báo vẫn sẽ ở mức hợp lý. Tuy nhiên năm 2026 - 2027, nếu không có căn chỉnh kỹ thuật tốt, giá bất động sản sẽ bị đẩy lên mức cao hơn, bất hợp lý hơn, thị trường sẽ lại khó khăn", Chủ tịch VARS nhận định.
1 tháng
Bất động sản
Nhu cầu gia tăng của tệp khách chuyên gia FDI, nhân lực ngành công nghệ cao, các doanh nhân trẻ thành đạt... đã trở thành động lực cho phân khúc căn hộ dịch vụ cho thuê dài hạn, đặc biệt tại các quận lõi trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng sẽ là "gà đẻ trứng vàng" cho chủ đầu tư.
1 tháng
Bất động sản
Trong năm 2025, xu hướng đầu tư bất động sản sẽ chuyển dịch mạnh mẽ sang phân khúc nhà ở thấp tầng, đặc biệt là nhà phố và biệt thự. Bởi đây là phân khúc sở hữu nhiều yếu tố về nhu cầu thị trường, tính thanh khoản, sự ổn định và bền vững. 
1 tháng
Xem thêm