Thứ ba, 25/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bức tranh kinh tế tháng 7: Các 'trụ cột' tăng trưởng đã bớt chông chênh?

Hồng Gấm
- 10:30, 30/07/2023

(DNTO) - Bức tranh kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2023 sau báo cáo của cơ quan thống kê đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, nhất là sự phục hồi nhẹ của "cỗ xe tam mã" với lực kéo từ giải ngân đầu tư công đang được cho là điểm sáng đáng chú ý trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay.

Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 7 tháng đầu năm 2023. Ảnh: TCTK.

Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 7 tháng đầu năm 2023. Ảnh: TCTK.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, ngày 29/7, đã xuất hiện một số điểm sáng đáng ghi nhận. Trong đó, sự nhen nhóm hồi phục của "cỗ xe tam mã" - xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng mang lại nhiều sự kỳ vọng.

Cụ thể, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước. Tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, xuất, nhập khẩu đã thu hẹp đà giảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,76 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,92 tỷ USD, tăng 1,7%. Cũng trong tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 34 mặt hàng, trong đó có 7 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên với trị giá là 19,6 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Dù có xu hướng cải thiện so với tháng trước, nhưng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn. Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 374,23 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu đạt 194,73 tỷ USD, giảm 10,6%; hàng hóa nhập khẩu đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1%. 

Giải ngân đầu tư công hơn 291.000 tỷ đồng 7 tháng đầu năm. Ảnh: TCTK.

Giải ngân đầu tư công hơn 291.000 tỷ đồng 7 tháng đầu năm. Ảnh: TCTK.

Điểm nhấn lạc quan là vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 7 ước đạt 58,5 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó bao gồm, vốn Trung ương quản lý đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, tăng 31,8%; vốn địa phương quản lý 47,7 nghìn tỷ đồng, tăng 27,6%.  

Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 291 nghìn tỷ đồng, bằng 41,3% kế hoạch năm và tăng 22,1% so với cùng kỳ, chứng minh hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư.   

Đặc biệt, lần đầu tiên trong năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tính riêng trong tháng 7/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng 6/2023, tăng 41,9% so với tháng 5/2023 và tăng 85,7% so với cùng kỳ tháng 7/2022. 

Một điểm nổi bật nữa là sự đóng góp của ngành dịch vụ khi nhiều hoạt động lĩnh vực này sôi động trở lại. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt 512,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.529,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 15,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2022 tăng 11,7%). Theo giá hiện hành, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2023 đạt quy mô cao hơn nhưng tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, về tình hình hoạt động doanh nghiệp, trong tháng 7, cả nước có 13.700 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 7 tháng, cả nước có gần 132.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là hơn 113.000 doanh nghiệp, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hơn lúc nào hết, tiêu dùng hàng hóa của thị trường nội địa phải được kích cầu bằng các chính sách hỗ trợ cần thiết, để ngành sản xuất có dư địa phát triển, giảm bớt khó khăn về hàng hóa tồn kho, đọng vốn và tạo dòng tiền. Ảnh: TL.

Hơn lúc nào hết, tiêu dùng hàng hóa của thị trường nội địa phải được kích cầu bằng các chính sách hỗ trợ cần thiết, để ngành sản xuất có dư địa phát triển, giảm bớt khó khăn về hàng hóa tồn kho, đọng vốn và tạo dòng tiền. Ảnh: TL.

Dấu hiệu tăng trưởng chưa thực sự mạnh mẽ

Dù đã có những dấu hiệu cho thấy sự "cựa mình" của nền kinh tế, nhưng những dấu hiệu này chưa đủ sức bật, trong khi thách thức còn rất nhiều. Thực tế này đồng nghĩa với gánh nặng và áp lực sẽ dồn lên những tháng còn lại của năm kế hoạch 2023.

Đơn cử, nếu như cùng kỳ năm trước, nền kinh tế chỉ xuất siêu 1,34 tỷ USD, thì 7 tháng qua, con số lên tới 15,23 tỷ USD. Việc nền kinh tế tiếp tục xuất siêu lớn làm dấy lên nỗi lo sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục gặp khó trong thời gian tới. Bởi lẽ, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, nhưng nhập khẩu giảm chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang thiếu đơn hàng, nên chưa có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. 

Mặc dù sức mua của thị trường nội địa trong 7 tháng qua đã phục hồi tương đối mạnh mẽ, là điểm sáng tích cực trong bối cảnh nhiều lĩnh vực khác gặp khó khăn. Nhưng nhìn một cách tổng thể, sức mua dù đã cải thiện, nhưng vẫn còn yếu, chưa đạt được bằng mức trước thời điểm dịch Covid-19, chưa kích thích sản xuất, đầu tư và tiêu dùng. 

Rõ ràng, hơn lúc nào hết, tiêu dùng hàng hóa của thị trường nội địa phải được kích cầu bằng các chính sách hỗ trợ cần thiết, để ngành sản xuất có dư địa phát triển, giảm bớt khó khăn về hàng hóa tồn kho, đọng vốn và tạo dòng tiền...

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, kích thích tổng cầu là một trong những giải pháp giúp cho các đơn hàng của doanh nghiệp tăng trở lại. Nếu cầu xuất khẩu thấp thì nên quay trở lại kích thích tiêu dùng nội địa. Hiện Chính phủ và các cơ quan chức năng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), giảm lệ phí trước bạ…

"Các giải pháp kích cầu nội địa cần thực hiện trên một số nguyên tắc như đúng đối tượng, phải tập trung vào tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước... Ngoài ra, Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp bằng tỷ giá hối đoái, tăng sức cạnh tranh của hàng nội địa trong nước bằng cách làm cho tỷ giá đồng tiền mất giá ở mức hợp lý", PGS. TS Phạm Thế Anh cho hay.

Nêu giải pháp, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, để vượt bão, phải có một chiến lược đột phá để có thể trong thời gian ngắn nhất đi đến kết quả tốt nhất. Ông Lực đề xuất, trong thời gian tới cần phải ưu tiên thực hiện các nhóm giải pháp khơi thông cả nguồn cung. Theo đó, phải rút ngắn độ trễ chính sách, để chính sách tác động nhanh hơn, quyết liệt hơn. Với chính sách tiền tệ, ngoài việc cho phép cơ cấu lại nợ, mua lại trái phiếu, các gói tín dụng, cần tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cả huy động và cho vay.

Với chính sách tài khóa, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thuế VAT, xem xét giảm tỷ lệ đóng BHXH cho doanh nghiệp...Cùng với đó, xem xét chuyển phần còn lại của Chương trình phục hồi, nhất là cấu phần hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ 2% lãi suất sang Quỹ phát triển nhà ở xã hội mới có thể cho vay lãi suất thấp và nguồn vốn mồi bền vững; nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển và các quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Xem thêm