Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Gam màu nào chi phối bức tranh kinh tế 10 tháng đầu năm 2022? 

Hồng Gấm
- 17:00, 31/10/2022

(DNTO) - Trong khó khăn, sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được tăng cường, khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài cũng đã tốt hơn để sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới.

 

Tình hình kinh tế - xã hội trong 10 tháng phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ảnh: TL.

Tình hình kinh tế - xã hội trong 10 tháng phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ảnh: TL.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự phục hồi và bứt phá tích cực kể từ đầu năm 2022, trong khi nhiều nền kinh tế thế giới và khu vực đối diện với khó khăn, tiềm ẩn rủi ro suy thoái”. Nhận định này đã một lần nữa được nhấn mạnh trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, được Chính phủ gửi tới Kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa XV, vừa qua.

Trên thực tế, ngay sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2022 với số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, sản xuất công nghiệp tiếp tục là trụ cột, các cân đối lớn tiếp tục được duy trì... càng tô đậm thêm những gam màu lạc quan cho bức tranh kinh tế, cho thấy khả năng chống chịu trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài là khá tốt tại thời điểm hiện nay.

Có thể nói, trong 10 tháng qua, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ vững, điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, điều chỉnh hài hòa tỉ giá, lãi suất ở mức hợp lý, tiếp tục phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng được "ghìm cương" chỉ tăng ở ngưỡng 2,89%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-2021.

Đến ngày 25/10, tín dụng tăng 11,48% so với cuối năm trước, điều hành tỉ giá phù hợp diễn biến thị trường, bảo đảm nhu cầu ngoại tệ trong nước, duy trì dư địa điều hành, tiếp tục củng cố niềm tin thị trường, tránh áp lực dịch chuyển dòng vốn ra khỏi thị trường Việt Nam. 

Đáng chú ý, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tiếp tục tích cực, tính chung 10 tháng đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, góp phần giảm áp lực lên cán cân thanh toán quốc tế của nước ta trong ngắn hạn, đồng thời giúp gia tăng năng lực sản xuất mới của nền kinh tế trong thời gian tới.

Theo Tổng cục Thống kê, cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,1% là dấu hiệu thương mại lạc quan. Tính chung 10 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm trước nước ta phải nhập siêu 0,63 tỷ USD.

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ cũng đang đúng hướng và hiệu quả, tạo niềm tin cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 10 tăng 58,3% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tăng 805.000 đồng/tháng. Cùng với đó, gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ đã giải ngân hơn 3.500 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại hơn 120.000 doanh nghiệp. Những chỉ số trên phần nào cho thấy, 10 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, an sinh xã hội cho người dân được cải thiện.

Trong vai trò "trụ cột" nền kinh tế, trong 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1%, trong 10 tháng, xuất siêu đạt 7,7 tỷ USD, tăng 83,7%.  Trong đó, có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỉ USD, gồm: Cà phê, caosu, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ. 

Đặc biệt, mục tiêu 10 tỷ USD dự kiến sẽ đạt được vào cuối tháng 11/2022, đưa nhóm hàng thủy sản góp mặt vào "câu lạc bộ" những mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD của cả nước.

Mặc dù kinh tế có sự phục hồi tích cực song những khó khăn thách thức vẫn đang là áp lực không nhỏ với nhà điều hành. Ảnh: TL.

Mặc dù kinh tế có sự phục hồi tích cực song những khó khăn thách thức vẫn đang là áp lực không nhỏ với nhà điều hành. Ảnh: TL.

Từ những số liệu này, Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình – GĐ Điều hành Trung tâm nghiên cứu kinh tế Economica VN nhận định, mức tăng trưởng cả năm nay có thể đạt ngưỡng 8%, như dự báo của Bộ KH&ĐT:

"Dự báo sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng khoảng 8% năm nay, thậm chí hơn - đây không phải là kỷ lục, nhưng sau hơn một thập niên chúng ta mới có thể đạt được, đây là dấu ấn quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nhiều biến cố, ảnh hưởng kinh tế của Việt Nam, chúng ta có thể làm được khi có sự đồng lòng và quyết tâm của Quốc hội của Chính phủ, doanh nghiệp, của người dân Việt Nam. Đây là những điều khó có thể mường tượng được so với cách đây chỉ khoảng 10 tháng thôi", ông Bình cho hay.

Rõ ràng, đây là kết quả tăng trưởng hết sức ngoạn mục. Những con số tích cực, biết nói này không phải ngẫu nhiên mà là "nghệ thuật" điều hành kinh tế. Nhờ Chính phủ đã có quyết định rất sáng suốt trong việc ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh họat hiệu quả kiểm soát dịch Covid-19. Đó chính là quyết sách đem lại thành công ngày hôm nay. 

"Chính phủ Việt Nam đã làm được việc đáng ngưỡng mộ trong năm nay dù chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19. Đó là ngay từ nửa đầu năm 2022, đã dần mở cửa trở lại nền kinh tế và ban hành những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đến nửa sau của năm, Chính phủ chuyển trọng tâm, tập trung hơn vào việc giảm áp lực lạm phát. Chính sách điều hành tỉ giá hối đoái đã được thực hiện hiệu quả, quản trị được sự giảm giá của VND theo cách giảm lạm phát nhập khẩu. Đây là một yếu tố rất quan trọng", bà Era Dabla-Norris - Trưởng đoàn giám sát của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá.

Không những thế, nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế, nâng hạng tín nhiệm và dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Mới đây, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng ổn định. Đây là động thái hết sức tích cực, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực chỉ đạo, điều hành kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của Đảng, Nhà nước để ổn định và phục hồi kinh tế vĩ mô, củng cố nền tảng chính trị - xã hội.

Những kết quả quan trọng, khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật nêu trên tạo thêm thuận lợi, thời cơ để phát triển đất nước. Đây cũng là những chỉ dấu cho thấy, nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, tốc độ triển khai các gói giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế sẽ khó lạc quan.

Sự phục hồi dựa vào nội lực đã tạo nên sức bật cho tăng trưởng 10 tháng đầu năm, là cở sở, bệ phóng cho nền kinh tế "thăng hoa" hơn khi về đích.

"Đà tăng trưởng tốt, thuế vững, vì thế lực của đất nước cũng được tăng lên. Có 3 chữ: đà, thế và lực khắc họa được những gì chúng ta đang có hiện nay", TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định. 

Nhưng đằng sau mức tăng trưởng cao dự kiến đạt được trong năm nay cũng đặt ra nhiều áp lực trong công tác điều hành sắp tới. Bởi lẽ, diễn biến thị trường hiện nay, việc thực hiện các mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô đối với Ngân hàng Nhà nước cũng đang là thách thức không nhỏ, khi mà dư địa chính sách tiền tệ ngày càng hạn hẹp, rất cần sự phối hợp chặt chẽ hơn từ chính sách tài khóa, như thúc đẩy đầu tư công, thực hiện tốt hơn chương trình phục hồi kinh tế...

Về diễn biến lãi suất trong thời gian tới, theo các chuyên gia nhận định, áp lực vẫn rất lớn, nhất là từ bên ngoài, cụ thể ở đây việc Fed có tiếp tục tăng lãi suất nữa hay không vẫn chưa thể đoán định được. Theo đó, để hóa giải bớt áp lực trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục điều hành chính sách khéo léo, linh hoạt gắn với minh bạch thông tin, củng cố lòng tin vào chính sách. Đặc biệt đối với thị trường tài chính, niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng.

“Điều hành chính sách tiền tệ là nghệ thuật, vừa kết hợp nhiều công cụ điều hành và vừa tôn trọng quy luật thị trường để đạt mục tiêu xuyên suốt ổn định kinh tế vĩ mô. Nguyên tắc linh hoạt, ổn định chứ không cố định là nghệ thuật để đạt mục tiêu”, các chuyên gia nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
17 giờ
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
19 giờ
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Xem thêm