Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Hấp lực' nào đã tạo nên bức tranh xuất khẩu nông sản đầy màu sắc lạc quan? 

Hồng Gấm
- 18:30, 29/08/2022

(DNTO) - Bất chấp những rủi ro từ thị trường xuất khẩu, nhiều biến động do lạm phát xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, tỷ giá Euro/USD giảm... ngành nông nghiệp vẫn gặt hái mùa vàng bội thu khi xuất siêu tới 6,3 tỷ USD, tạo xung lực mới để có thể "chạm tay" vào 55 tỷ - sẽ không là quá sức.

8 tháng đầu năm, hạt điều là một trong 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Ảnh: TL.

8 tháng đầu năm, hạt điều là một trong 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Ảnh: TL.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực lên tiếp lập "cú đúp"

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, 8 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 66,2 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, giá trị xuất khẩu ước khoảng 36,3 tỷ USD, tăng 13,1%; nhập khẩu ước khoảng 29,9 tỷ USD, tăng 3,9%.

Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản 8 tháng trên 6,3 tỷ USD, tăng 94,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước gần 4,4 tỷ USD, tăng 32% so với tháng 8/2021, tăng 0,3% so với tháng 7/2022. Trong số đó, nhóm nông sản chính trên 1,8 tỷ USD, lâm sản chính trên 1,4 tỷ USD, thủy sản 893,8 triệu USD và chăn nuôi 41,6 triệu USD…

Tính chung 8 tháng, xuất khẩu nhóm nông sản chính gần 15 tỷ USD, tăng 7,4%; lâm sản chính trên 11,8 tỷ USD, tăng 6,2%; thủy sản trên 7,5 tỷ USD, tăng 35,3%; chăn nuôi 258,6 triệu USD, giảm 12,2%; đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD, tăng 48,2%.

Đặc biệt, nếu như bảy tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 32 tỷ USD với 4 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD gồm cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ, thì bước sang tháng 8, con số này đã được nhân lên với 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là cà phê, cao su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ. 

Cụ thể, cà phê trên 2,8 tỷ USD, tăng 40,3%; cao su trên 2 tỷ USD, tăng 8,1%; tôm gần 3 tỷ USD, tăng 22%; gỗ và sản phẩm gỗ trên 11 tỷ USD, tăng 6,5%.

Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đạt gần 9,6 tỷ USD, chiếm 26,4% thị phần; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 6,5 tỷ USD, chiếm 17,8% thị phần; thứ 3 là thị trường Nhật Bản trên 2,7 tỷ USD, chiếm 7,4%) thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với trên 1,7 tỷ USD, chiếm 4,7%.

Để gặt hái được những thành tựu trên, phải kể đến sự trợ giúp đắc lực của Bộ NN&PTNT, đã phối hợp với các bộ, ngành tăng cường xúc tiến, quảng bá online các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ, bộ ngành vào các thị trường lớn như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga... và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Đông... 

Đồng thời gia tăng các ngành hàng xuất khẩu có giá trị, chất lượng. Điển hình như các loại quả tươi chủ lực như xoài, thanh long, chanh leo, nhãn, vải... đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường lớn như EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Newzealand, Trung Quốc, Trung Đông, ASEAN...

Điển hình, Mỹ tiếp tục công nhận tương đương và bổ sung 6 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 19 doanh nghiệp được phép chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá da trơn. EU công nhận bổ sung 14 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 531 doanh nghiệp được xuất khẩu.

Ngoài ra, các đơn vị chức năng đã chủ động chuẩn bị tốt các hồ sơ kỹ thuật, tích cực đàm phán để mở cửa thị trường cho nông sản xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn và tiềm năng.

Cụ thể, Trung Quốc với tổ yến, bơ, bưởi, na, roi, dừa…; Nhật Bản là nhãn, bưởi, chanh leo, xuất khẩu gia cầm đã qua xử lý nhiệt; Hàn Quốc là tôm, bưởi, vú sữa, chanh leo, nhãn, vải, chôm chôm, thịt gia súc, gia cầm chế biến, trứng gia cầm chế biến; Australia là tôm tươi, chanh leo; New-Zealand là chanh ta, chanh leo, nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu...

"Bộ tích cực triển khai chủ động có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản; đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp", Bộ NN&PTNT nhận định.

Vẫn còn đó những nỗi lo

Năng lực cạnh tranh và mức độ tham gia sâu của doanh nghiệp Việt còn hạn chế. Ảnh: TL.

Năng lực cạnh tranh và mức độ tham gia sâu của doanh nghiệp Việt còn hạn chế. Ảnh: TL.

Mặc dù nhiều "cửa sáng" từ bức tranh xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 8 tháng đầu năm 2022, tuy nhiên, hiện xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, dịch Covid-19, lạm phát tăng cao ở nhiều thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine... khiến giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng mạnh là những thách thức với xuất khẩu nông lâm thuỷ sản. 

Hay như câu chuyện ùn ứ nông sản tại một số cửa khẩu phía Bắc thời gian vừa qua khi Trung Quốc siết chặt biện pháp kiểm soát dịch bằng chính sách “Zero Covid”, cho thấy việc thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới cho hàng hóa nông, lâm, thủy sản Việt Nam là hết sức cần thiết. 

Đơn cử Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam, tuy nhiên từ đầu năm 2022, quy định về xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc đã có thay đổi rất lớn khiến việc xuất khẩu hàng nông, thủy sản và các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn. Các doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn những đối tác bảo đảm, tin cậy nhằm giúp việc lưu trữ hồ sơ (tối thiểu 6 tháng) được thuận lợi, bên cạnh việc tuân thủ các yếu tố như kho bãi, vận chuyển. 

Cũng cần nhìn nhận thực tế là Việt Nam chưa thực sự tận dụng được hết hiệp định để tìm kiếm cơ hội hợp tác mới. Các mặt hàng phía EU có nhu cầu rất cao và Việt Nam có thể đáp ứng chưa nhiều, chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống ta đã có thế mạnh.  

Đơn cử như nhóm thực phẩm, nông lâm thủy sản. Thị trường EU là một trong bốn thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm EU có nhu cầu nhập khẩu khoảng 300 tỷ USD nông lâm thủy sản, nhưng Việt Nam mới xuất được khoảng 2-4 tỷ USD. 

Riêng nhóm mặt hàng rau quả, EU có nhu cầu khoảng 35 tỷ USD/năm, trong khi ta mới xuất khẩu tầm 150 triệu USD. Trong đó, nhiều nhóm hàng như hoa quả nhiệt đới, nhóm quả mới lạ, rau gia vị, khoai, sẵn… rất có tiềm năng (với nhu cầu nhập khẩu tăng gần 40%/năm). Tuy nhiên, Việt Nam mới bước đầu tiếp cận thị trường ở quy mô rất nhỏ, chủ yếu đơn hàng lẻ, qua kênh phân phối cửa hàng người Việt, chưa thực sự thâm nhập được thị trường toàn EU một cách hệ thống...

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh và mức độ tham gia sâu của doanh nghiệp còn hạn chế, ta chưa kết hợp được xuất khẩu với hợp tác đầu tư công nghệ cao để sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm, từ đó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị bền vững. 

Theo đó để tạo thuận lợi cho xuất khẩu, mới đây, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị “Triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP”; phối hợp với cơ quan Thương vụ Việt Nam, Tham tán Nông nghiệp xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị trực tuyến kết nối ngành hàng nông sản với hiệp hội, doanh nghiệp các nước khối EU, Trung Quốc, Nhật Bản. Trong tháng, đã tổng hợp được 40 thông báo dự thảo quy định về SPS; đã xử lý 14 cảnh báo của EU.

Đặc biệt tiếp tục triển khai chương trình hợp tác chuyển đổi số, kết nối tiêu thụ nông sản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh; phối hợp tổ chức thực hiện các Diễn đàn 970 hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản.

Trong các hoạt động đối ngoại, sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc.

Song song đó, các doanh nghiệp đặc biệt lưu ý các giải pháp để tận dụng lợi thế các EVFTA mang lại. Cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững cam kết của EU, thông tin về ưu đãi thuế quan. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến, từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Với quy định thời gian điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần, khả năng giá điện sẽ tăng từ 5-10%, theo đó nhiều doanh nghiệp ngành điện cũng sẽ được hưởng lợi, tạo điểm nhấn cho nhóm cổ phiếu toàn ngành này.
1 giờ
Tài chính - Thị Trường
14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.
7 giờ
Tài chính - Thị Trường
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC, và cần có giải pháp "mạnh dạn hơn" đối với chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Sau thông tin Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) sẽ tiến hành chia cổ tức khủng cho nhà đầu tư, cổ phiếu TCB bật mạnh, giá trị vốn hoá tăng hơn 10 ngàn tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 28/3.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngược với đà tăng mạnh hồi giữa tháng 3, việc giảm hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước gần đây là tín hiệu cho thấy quy mô của đợt hút ròng sớm đạt đến mức đỉnh điểm. Với kỳ vọng đồng USD giữ giá tăng, biên độ mất giá của đồng VND có thể nới rộng lên mức 3% trong nửa đầu năm 2024.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đã có nhiều công nghệ tốt để bảo quản nông sản, thực phẩm tươi lâu nhưng giá thành rất cao khiến chúng chưa thể thương mại hóa. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng Ron 95 tiếp tục tăng và chạm mốc 24.816 đồng/lít trong chiều nay 28/3.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Liên quan đến sự cố hệ thống VNDirect bị "sập", trong thông cáo gửi đêm 27/3, VNDirect cho biết đang dự thảo các chính sách mới để chia sẻ và bù đắp với những bất tiện mà khách hàng gặp phải trong những ngày không thể giao dịch.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Doanh nghiệp cung ứng nội địa đang nỗ lực tạo ra các loại nguyên vật liệu tốt để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thay vì phải nhập ngoại. Điều này giúp Việt Nam từng bước xây dựng nền công nghiệp tự chủ, tự cường.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
VNDirect đã tiến tới bước đầu trong lộ trình khôi phục lại hệ thống, tuy nhiên lệnh bán trong phiên chiều ngày càng mạnh với hàng loạt lô lớn được trao tay đưa VND trở thành cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục là điểm sáng hấp dẫn đầu tư khi "hút" được 27,7 tỷ USD vốn FDI. Số dự án đầu tư mới, vốn đầu tư điều chỉnh và vốn FDI thực hiện đều tăng 37% so với cùng kỳ. Để tạo lợi thế cạnh tranh, việc "chuyển mình" sang khu công nghiệp sinh thái là xu hướng tất yếu.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự cố tại Công ty VNDirect đang khiến nhà đầu tư có tài khoản chứng khoán tại công ty vô cùng lo lắng. Không ít nhà đầu tư đặt câu hỏi, liệu công ty này sẽ bồi thường thiệt hại như thế nào cho nhà đầu tư khi đã hai ngày qua họ không thể giao dịch?
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đồng hành chiến lược đưa nguồn nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường tới các khu công nghiệp và đô thị trên cả nước, Công ty cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS DISTR) tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên ngày càng cao bằng việc đưa vào vận hành Hệ thống cấp bù LPG tại Hệ thống phân phối khí thấp áp (LGDS) Tiền Hải – Thái Bình.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 25/3, Công ty chứng khoán VNDIRECT cho biết đang làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và phối hợp xử lý cùng cơ quan chức năng, thông tin và tài sản của khách hàng được bảo đảm trạng thái an toàn...
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong báo cáo mới nhất cập nhật kinh tế về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 1/2024 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (quý 4/2023 đạt 6,7%).
4 ngày
Xem thêm