Thứ năm, 20/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bao giờ doanh nghiệp Việt hết mơ hồ về thị trường Trung Quốc?

Bạch Dương
- 19:00, 17/08/2022

(DNTO) - Dù hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam nhiều lần bị Trung Quốc thẳng thừng trả về do vi phạm những điều cấm kỵ từ lệnh 248, 249, song đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn có những nhận định sai lầm về thị trường này, khiến hệ thống sản xuất trong nước chịu nhiều tổn thất.

 

Trung Quốc vẫn duy trì nghiêm ngặt chính sách 'Zero Covid', kiểm tra, kiểm hóa 100% nông sản nhập khẩu. Ảnh: TL.

Trung Quốc vẫn duy trì nghiêm ngặt chính sách 'Zero Covid', kiểm tra, kiểm hóa 100% nông sản nhập khẩu. Ảnh: TL.

Chia sẻ tại Hội nghị “Xuất khẩu nông sản, thực phẩm thích ứng trong bối cảnh Trung Quốc triển khai Lệnh 248, 249 và kiểm soát nghiêm ngặt về phòng chống SARS-CoV-2”, ngày 17/8, bà Trần Hà Trang, Lãnh sự thương mại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải thông tin, bất kể khi nào Hải quan Trung Quốc cũng có thể ngừng nhập khẩu nếu phía doanh nghiệp Việt Nam không tuân thủ Lệnh 248, 249. 

"Đã nhiều lần Trung Quốc phát ra cảnh báo, song đến nay doanh nghiệp Việt vẫn sai lầm về thị trường này", bà Trang nhấn mạnh. 

Cụ thể, theo bà Trang, sai lầm đầu tiên đó là quan niệm Trung Quốc là thị trường dễ tính. “Họ sẽ tiếp tục kiểm tra, kiểm hóa rất chặt chẽ. Đó là lý do vì sao nhiều hàng hóa không đạt chuẩn, kể cả bao bì chưa đúng của Việt Nam cũng bị trả về ồ ạt thời gian qua.

Theo đó, với 300 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, yêu cầu về thực phẩm của thị trường này ngày càng cao, đi kèm với đó phải là mẫu mã đẹp. Ngoài ra, do gia nhập WTO từ năm 2001, Trung Quốc có đầy đủ các quy định giám sát, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế".

Sai lầm tiếp theo là cho rằng thương mại với Trung Quốc chỉ là thương mại biên giới. Giải thích cụ thể hơn về nhận định này, bà Trang nói, Việt Nam là đối tác thương mại biên giới lớn nhất của Trung Quốc song kim ngạch thương mại qua khu vực biên giới đất liền chỉ chiếm 20~25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Trên thực tế, thương mại với thị trường Trung Quốc là thương mại với thị trường bao gồm 31 địa phương rộng lớn với dân số hơn 1,4 tỷ người. Trong đó, khu vực Hoa Đông có GDP 6,45 nghìn tỷ USD, chiếm 36,4% GDP toàn quốc. Thị trường nội địa rộng lớn của Trung Quốc có nhiều thế mạnh như hạ tầng giao thông, logistics, hệ thống phân phối, siêu thị, thương mại điện tử (Taobao, Hema…), chợ đầu mối lớn…

Một quan niệm sai lầm lớn nữa là định nghĩa “tiểu ngạch” trong xuất nhập khẩu. Thực chất đây là hình thức doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu dưới hình thức trao đổi cư dân biên giới nhằm tận dụng ưu đãi. 

"Mặc dù có một số ưu điểm như hưởng ưu đãi thuế, không cần hợp đồng, thanh toán nhanh… nhưng hình thức này có rất nhiều rủi ro. Thứ nhất, thường trực nguy cơ ùn tắc hàng hóa vào các dịp cao điểm, hoặc Trung Quốc áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý cửa khẩu. Thứ hai, nguy cơ bị lừa đảo thanh toán, ép cấp, ép giá do không có hợp đồng rõ ràng, gây hiểu lầm cho doanh nghiệp và khó khăn cho công tác mở cửa thị trường của cơ quan quản lý nhà nước, có thể ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của hàng Việt Nam", bà Trang cho hay. 

Sai lầm cuối cùng được bà Trang nêu ra trong quan hệ thương mại với Trung Quốc đó là nhiều người cho rằng thị trường này có sự thay đổi chính sách thất thường.

"Tuy nhiên, chính sách Trung Quốc là nhất quán từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, việc ban hành các chính sách mới phải tuân thủ những quy định của WTO như tham vấn, lấy ý kiến góp ý, rồi mới ban hành", bà Trang nêu rõ. 

Do đó, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần xây dựng chiến lược phát triển ngành, thương hiệu cụ thể. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, giám sát chất lượng cũng như tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. 

Bà Trang đặc biệt nhấn mạnh, các doanh nghiệp, thương nhân sản xuất, xuất khẩu nông sản, hoa quả cần chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Tăng cường kết nối với các đối tác mới tại thị trường Trung Quốc cũng như tìm kiếm, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Nâng cao năng lực đánh giá tình hình thực tế và bám sát các tín hiệu, đáp ứng yêu cầu của từng thị trường để xuất khẩu nông sản, hoa quả đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

"Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa cho các doanh nghiệp, chủ hàng của địa phương chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn để có kế hoạch đưa hàng lên khu vực cửa khẩu với số lượng phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình, tránh vừa gây ùn tắc khu vực cửa khẩu, vừa hạn chế các thiệt hại phát sinh", bà Trang nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hiện nay, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP, chiếm hơn 56% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực này chưa được phát huy tối đa, đặc biệt là ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
20 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Seacret Việt Nam và New Image International chính thức bắt tay hợp tác, mở ra bước ngoặt mới trong ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tại Việt Nam.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 13/3, Trường Đại học VinUni và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU – Singapore) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm thiết lập liên minh chiến lược, toàn diện và dài hạn. Đây là bước tiến quan trọng trong mục tiêu đưa VinUni vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới, góp phần thúc đẩy Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Bên cạnh mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững, TTC và các đơn vị thành viên không ngừng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa với tâm thế “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Mục tiêu của Chính phủ sẽ hướng đến giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế và đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng chung của đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết kịp thời, thực chất các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nép mình giữa lòng Sài Gòn phồn hoa, Lam Xưa không chỉ là một nhà hàng đơn thuần mà còn là cánh cửa đưa thực khách quay ngược thời gian để chạm đến vẻ đẹp hoài cổ và nét văn hóa ẩm thực Việt đặc sắc.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ 13/4 - 13/10/2025, EXPO OSAKA 2025 chính thức diễn ra tại đảo Yumeshima, Osaka (Nhật Bản), quy tụ hơn 150 quốc gia và tổ chức, dự kiến thu hút 28 triệu lượt khách tham quan với chủ đề "Thiết kế xã hội tương lai cho cuộc sống của chúng ta".
1 tuần
Hoạt động Hội
Ngày 6/3, Hội Nữ doanh nhân TP.HCM (HAWEE) tổ chức đại hội nhiệm kỳ III (2025 – 2030) đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Các diễn giả và đại biểu đã tập trung chia sẻ thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong xây dựng, phát triển tổ chức Hội; những phương thức hoạt động hiệu quả trong mô hình tổ chức và hoạt động của một số địa phương; phương thức kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Hội viên trong hệ sinh thái Doanh nhân trẻ (DNT) Việt Nam...
2 tuần
Hoạt động Hội
Ngày 28/2, chương trình "Xuân Đoàn viên 2025 - Khởi sắc" do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức, đã đem đến ngày hội kết nối cho doanh nhân trẻ cả nước nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường và tạo dựng quan hệ chiến lược, đặc biệt có ý nghĩa tạo đòn bẩy cho "kỷ nguyên vươn mình" của dân tộc.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo quy định mới, đối với ô tô điện chạy pin kể từ ngày 1/3/2025 đến hết ngày 28/2/2027 tiếp tục nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp nhà nước nỗ lực phát triển mạnh mẽ hơn để nền kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, chung sức đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và tạo tiền đề cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhiều chủ xe trên toàn quốc đã chia sẻ cảm giác hào hứng với cuộc thi cá nhân hóa xe VinFast VF 3 mang chủ đề “Sáng tạo chất riêng, Độc bản cá tính”.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhằm đồng hành cùng người bán hàng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương, chuỗi cửa hàng trong việc quản lý doanh thu hiệu quả, Sacombank triển khai chương trình SHOP NHẬN THANH TOÁN VIETQR, dành tặng hàng nghìn thiết bị loa thanh toán, giảm giá thiết bị và tặng tiền cho khách hàng theo doanh số giao dịch.
2 tuần
Xem thêm