Thứ tư, 27/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bài toán điều tiết tín dụng nhà đất để tái cân bằng thị trường bất động sản 

Hồng Gấm
- 16:45, 30/09/2024

(DNTO) - Để kìm đà tăng nóng bất động sản, chuyên gia đề xuất cần "thắt" chính sách tín dụng với người đầu cơ bằng cách điều chỉnh giảm hạn mức cho vay, yêu cầu tỉ lệ thanh toán bằng vốn tự có cao hơn, hoặc áp dụng mức lãi suất cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên.  

Đề xuất “thắt” tín dụng với người mua nhà đầu cơ. Ảnh: TL.

Đề xuất “thắt” tín dụng với người mua nhà đầu cơ. Ảnh: TL.

Ghìm đà tăng giá nóng từ kinh nghiệm quốc tế  

Thị trường bất động sản đang chứng kiến một cơn sốt chưa từng thấy. Giá căn hộ, biệt thự, nhà liền kề đồng loạt tăng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Mặc dù, có dấu hiệu chững lại ở cuối quý 2/2024, nhưng lo ngại về một bong bóng bất động sản vẫn còn hiện hữu. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường mà còn gây ra những hệ lụy lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế.  

Theo đó, trong báo cáo về thị trường bất động sản ngày 29/9, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) nhấn mạnh, việc điều tiết thị trường bất động sản bằng chính sách pháp luật và tín dụng là một trong những cách thức hữu hiệu khi thị trường có "dấu hiệu bất ổn". Đây cũng là biện pháp được Chính phủ và cơ quan tài chính nhiều nước trên thế giới áp dụng.   

Như tại Trung Quốc, năm 2010, thị trường bất động sản ở phát triển nóng, giá nhà đất tăng chóng mặt khiến hàng chục triệu căn hộ ở Trung Quốc đã xây xong rất lâu nhưng không có người ở. Tình trạng này kéo dài và trầm trọng tới mức cuối năm 2017, Trung Quốc phải đưa ra quy định rất nghiêm ngặt về việc sở hữu nhà thứ hai trở lên như yêu cầu người mua căn thứ hai phải đặt cọc từ 60 - 85%, căn thứ ba đến 100%; quy định bất kỳ ai mua nhà đều phải nắm giữ tài sản ít nhất ba năm rưỡi; sa thải các quan chức cấp cao ở những địa phương để giá nhà tăng phi mã; và thậm chí áp dụng biện pháp định giá tham chiếu, phân phối suất mua,...

Cùng với đó là hàng loạt các biện pháp tín dụng như áp trần tín dụng vay mua nhà, nâng lãi suất đối với các khoản vay mua nhà và thắt chặt các quy định về thế chấp. Những điều chỉnh này đã phần nào phát huy hiệu quả, giảm đáng kể tình trạng đầu cơ.

Tại Singapore, nhằm kiểm soát tình trạng đầu cơ và ngăn ngừa bong bóng bất động sản, chính phủ Singapore đã tăng tỷ lệ đặt cọc tối thiểu khi vay mua bất động sản, đặc biệt đối với người mua nhà thứ hai hoặc thứ ba. Đồng thời để giảm số tiền vay và kiềm chế giá bất động sản, Chính phủ nước này cũng giới hạn thời gian vay mua nhà kết hợp với chính sách tín dụng thắt chặt.

Tại Hoa Kỳ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã hạ lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế và kích thích nhu cầu mua nhà. Tuy nhiên, FED cũng đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn tín dụng nghiêm ngặt hơn đối với người vay, yêu cầu phải có lịch sử tín dụng tốt hơn để ngăn chặn rủi ro từ các khoản vay thế chấp dưới chuẩn. Chính phủ Mỹ cũng đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng cho người mua nhà lần đầu, chẳng hạn như chương trình FHA với yêu cầu đặt cọc thấp và lãi suất ưu đãi.

Tại Canada, Chính phủ nước này đã thắt chặt các quy định về tỷ lệ vay trên giá trị tài sản để hạn chế các khoản vay có rủi ro cao. Người mua nhà tại các thành phố lớn như Toronto và Vancouver thường phải đặt cọc cao hơn khi vay mua bất động sản...

Nhiều nước còn áp dụng các biện pháp kiểm soát tín dụng đối với người mua bất động sản là người nước ngoài, nhằm hạn chế đầu cơ, kiềm chế giá nhà tăng cao và bảo vệ người dân có thu nhập trung bình tại các thành phố lớn như Úc, Canada,...

"Trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước, Việt Nam cần "thắt" chính sách tín dụng với người đầu cơ bằng cách điều chỉnh giảm hạn mức cho vay thông qua việc điều chỉnh tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản, yêu cầu tỉ lệ thanh toán bằng vốn tự có cao hơn, hoặc áp dụng mức lãi suất cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên", VARs đề xuất.

Nhà nước cũng cần có chính sách nới lỏng tín dụng, bao gồm việc giảm lãi suất và hỗ trợ các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho người mua nhà lần đầu. Ảnh: TL.

Nhà nước cũng cần có chính sách nới lỏng tín dụng, bao gồm việc giảm lãi suất và hỗ trợ các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho người mua nhà lần đầu. Ảnh: TL.

Tạo sự ổn định cho người mua nhà ở giá rẻ

Nhìn nhận một cách toàn diện, muốn chính sách áp dụng "đúng và trúng", Nhà nước cũng cần có chính sách nới lỏng tín dụng, bao gồm việc giảm lãi suất và hỗ trợ các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho người mua nhà lần đầu. Muốn vậy, Nhà nước cần xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn và có tính cập nhật cao để đảm bảo phân biệt rõ giữa người mua nhà ở thực, sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thực, với các đối tượng đầu cơ, trục lợi.

Đặc biệt, ngoài siết đầu cơ, cũng cần đảm tính đồng bộ, thống nhất của chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội đều được hưởng cùng lãi suất vay ưu đãi, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. 

Đơn cử, kể từ ngày 1/8/2024, mức lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội đã tăng từ là 4,8%/năm lên 6,6%/năm, tăng 1,37 lần so với mức lãi suất từ ngày 31/7/2024 trở về. Với sự thay đổi này người vay sẽ bị áp lực do số tiền "trả lãi vay" hàng tháng tăng lên ngoài dự kiến.

Chuyên gia đánh giá, việc tăng như trên là chưa phù hợp với bản chất của khoản vay nhà ở xã hội. Mức lãi suất 6,6% không chỉ tăng 1,37 lần với trước đây mà còn cao hơn lãi suất vay 5% của gói 30.000 tỷ đồng. 

"Do đó, quy định chủ đầu tư nhà ở xã hội vay ưu đãi với lãi suất 120% cần phải được xem xét điều chỉnh giảm mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ tại Ngân hàng Chính sách xã hội về mức lãi suất 3 - 4,8%/năm là phù hợp", Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị.  

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn "lăn tăn" khi đề cập đến sự khác biệt về bản chất giữa khoản vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở với khoản vay ưu đãi đối với hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.  

Tuy nhiên, người mua, thuê nhà ở xã hội tập trung tại khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực phi nông nghiệp nên có tính đặc thù về an sinh xã hội nên có chính sách ưu đãi tín dụng hợp lý, sát với thực tế không nên “cào bằng” chính sách giữa “đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội” tại khu vực đô thị với “hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ”. 

Thực tế, điều kiện cần và đủ để thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội phụ thuộc vào khả năng của nguồn chi ngân sách Nhà nước trung hạn và hàng năm, mà việc tái cấp vốn hoặc cấp bù lãi suất từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do đó, cần được quy định rõ nguồn vốn này để tạo sự ổn định cho người mua nhà ở giá rẻ. 

Tin khác

Bất động sản
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải gỡ nút thắt pháp lý liên quan đến đất đai. Đặc biệt, Nhà nước cũng cần phải giảm sự can thiệp hành chính vào thị trường và doanh nghiệp bằng vai trò điều tiết gián tiếp, mang tính chất dẫn dắt, tạo sự đồng bộ, thống nhất để thị trường phát triển minh bạch, bền vững.
18 giờ
Bất động sản
Bộ Tài chính vừa đề xuất áp dụng thuế với lợi nhuận thu được từ giao dịch bất động sản căn cứ theo tần suất giao dịch, thời gian mua, bán lại nhà, đất. Nếu thời gian này diễn ra càng nhanh thì thuế suất càng cao và ngược lại.
19 giờ
Bất động sản
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, để khắc phục các bất cập trong đấu giá đất, ngăn tình trạng "thổi" giá đất trục lợi, các tỉnh, thành phố có thể nghiên cứu quy định rút ngắn thời gian nộp tiền thanh toán đấu giá, đồng thời công khai các trường hợp trúng giá cao bỏ cọc.
1 ngày
Bất động sản
Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, căn hộ dưới 3 tỷ đồng “như sao buổi sớm”, The Opus One (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức) ra mắt đã mang đến cơ hội vàng giúp khách hàng và nhà đầu tư có thể sở hữu những sản phậm hạng sang với giá tốt bậc nhất thị trường. 
3 ngày
Bất động sản
"Việc nhiều chủ đầu tư đang lên lịch dự kiến mở bán sản phẩm ra thị trường, nguồn cung mới phân khúc căn hộ được kỳ vọng sẽ có những chuyển biến rõ nét trong thời gian tới, điểm rơi vào khoảng nửa cuối tháng 11", DKRA dự báo.
3 ngày
Bất động sản
Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất lập trang web chuyên biệt về nhà ở xã hội để công khai các dự án cụ thể, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.
5 ngày
Bất động sản
Dù còn nhiều băn khoăn về phạm vi áp dụng, cơ chế 'xin - cho', nhưng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm được đánh giá là cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 
5 ngày
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
5 ngày
Bất động sản
Thống kê mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội đang rất chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
1 tuần
Bất động sản
SonKim Land vừa được vinh danh là “Chủ đầu tư của thập kỷ” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2024, khi liên tục tạo ra những giá trị xuất sắc và đổi mới qua các dự án bất động sản tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua.  
1 tuần
Bất động sản
Trong kịch bản rủi ro chính sách của Mỹ với thuế thương mại và lạm phát cao hơn, giới phân tích cho rằng, lãi suất trong nước và lãi suất vay mua nhà có thể sẽ tăng hơn đáng kể so với kỳ vọng dẫn đến tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến đối với ngành bất động sản vào năm 2025.
1 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia, chi phí vốn cho bất động sản đang chịu ảnh hưởng rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lãi suất. Vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. 
1 tuần
Bất động sản
Trong năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là “ngôi sao” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2025, vị trí này sẽ được nhường lại cho các phân khúc đất nền, biệt thự có tỷ suất sinh lời cao hơn.
1 tuần
Bất động sản
Năm 2024, các công ty bất động sản dự kiến sẽ không đạt được các mục tiêu tài chính do điều kiện thị trường không thuận lợi, việc dòng tiền eo hẹp đang là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” khi thị trường có dấu hiệu hồi phục trong năm 2025.
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc chung cư cao cấp và chung cư hạng sang giá từ 80 triệu đồng/m² đến hàng tỉ đồng/m² đang chiếm đa số trong nguồn cung tại các thành phố lớn, đang được người giàu quan tâm, tìm mua. Điều này là nguyên nhân chính khiến giá chung cư tăng trưởng mạnh trong thời qua.
1 tuần
Xem thêm