Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Theo chuyên gia, lãi suất Việt Nam hiện đang ở mức rất thấp, nhưng chỉ thấp ở lãi suất tiền gửi, còn lãi suất cho vay vẫn nằm trong top 7 các nước cao nhất thế giới. Do đó, các doanh nghiệp và cả người mua nhà để ở chưa dễ dàng trong việc tiếp cận vốn tín dụng.
Tuy nguồn cung bất động sản quý 1/2024 đã rộn ràng hơn ở nhiều phân khúc, nhưng hiện trạng lệch pha của thị trường vẫn chưa thể hóa giải, đòi hỏi cần gia tăng "lực đẩy" mạnh hơn, để phân khúc nhà ở vừa túi tiền nhà ở xã hội trở lại với sứ mệnh “giải cứu” thị trường như đã từng thực hiện 10 năm trước đó.
Khát vốn trong khi điều kiện tiếp cận tín dụng còn khó khăn, lại thêm những quy định, Thông tư mới sắp có hiệu lực, lo ngại sẽ "làm khó" người mua nhà, khiến doanh nghiệp bất động sản lo lắng cho quá trình hồi phục. 
Các chuyên gia cho rằng, cần xác định đúng hơn mục tiêu phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể là giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp hay nhu cầu sở hữu nhà ở của người thu nhập thấp.
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
Mất cân đối cung cầu tiếp tục là thách thức lớn với thị trường bất động sản nhà ở, khi đang tồn tại xu hướng thiếu hụt nguồn cung phân khúc tầm trung, dư thừa nhà ở tại phân khúc cao cấp. Chỉ khi nào khắc phục được tình trạng mất cân đối này, thị trường mới phát triển bền vững.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các nhà đầu tư doanh nghiệp bất động sản phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong khắc phục "nghịch lý", giải quyết tình trạng "thổi giá" của thị trường bất động sản.
Theo chuyên gia, doanh nghiệp xây dựng rất khó trở lại trong ngắn hạn, ít nhất phải đến giữa năm 2024, bởi những khó khăn của thị trường địa ốc, trong khi các dự án đầu tư công đòi hỏi chặng đường dài hơi từ 3-5 năm. Trong bối cảnh đó, tái cấu trúc là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp thoát khó.
Các Luật "đinh" được thông qua, ngoài việc hỗ trợ về thủ tục và quỹ đất sạch để doanh nghiệp gia tăng nguồn cung, đón đầu thị trường. Kỳ vọng sự vào cuộc của ngân hàng sẽ giải được “cơn khát” nhà giá rẻ.
Chính phủ đã nỗ lực giải quyết các nút thắt lớn nhất trên thị trường bất động sản nhà ở trong năm 2023 và đã xuất hiện những kết quả tích cực. Các chuyên gia tin rằng thị trường bất động sản đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, và sẽ cho thấy sự phục hồi rõ nét hơn từ nửa cuối 2024.
Thị trường địa ốc dự báo phục hồi nửa cuối năm 2024 khi nhu cầu mua nhà để ở và đầu tư tài sản tăng trở lại, cùng với đó là lãi suất giảm đáy, kỳ vọng hoạt động cho vay mua nhà sẽ dẫn dắt tăng trưởng tín dụng ở cả lĩnh vực bán lẻ lẫn cho vay chủ đầu tư, doanh nghiệp thời gian tới. 
Thị trường bất động sản đang vào chu kỳ phát triển mới, đã có sự chuyển dịch từ phân khúc hạng sang qua phân khúc tầm trung, giá khoảng 2 - 3 tỷ đồng/căn. Trong đó phân khúc nhà ở dự báo sẽ dẫn dắt thị trường từ giữa năm 2024 với tổng nguồn cung căn hộ chung cư ước đạt trên 30.000 sản phẩm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 với chủ đề: “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” với tinh thần "5 quyết tâm".
Thủ tướng chỉ đạo NHNN tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp khả thi triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội. Khẩn trương báo cáo Thủ tướng về kết quả triển khai thực hiện chương trình này trong tháng 11/2023.
Nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp giai đoạn 2021-2030, dự kiến khoảng 2,4 triệu căn. Song, đến nay, số dự án được khởi công vẫn chỉ "đếm trên đầu ngón tay". Để tăng tốc  có thêm số lượng lớn dự án, các chuyên gia kiến nghị thiết kế lại gói tín dụng với lãi suất "mềm" hơn.