Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

ADB: Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo cân đối nền kinh tế

Thạch Hương
- 19:16, 12/09/2022

(DNTO) - Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB) cho biết, Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo được cân đối cho nền kinh tế. Nhu cầu thị trường trong nước tăng cao. Sự thành công của Việt Nam mở ra triển vọng tốt đẹp đối với môi trường đầu tư, kinh doanh.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Ảnh VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Ảnh VGP

Tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay, diễn ra chiều 12/9, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB); Văn phòng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF); Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); Tổ chức y tế thế giới (WHO); Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), JICA, KOICA… đã tham luận, phân tích về diễn biến tình hình kinh tế thế giới, những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam.

Đại diện các tổ chức quốc tế đánh giá cao tính tự cường và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam; công tác quản lý kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ, đảm bảo các cân đối lớn; công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam; quá trình thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch...

IMF: Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á được IMF tăng dự báo tăng trưởng

Ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF). Ảnh: VGP

Ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF). Ảnh: VGP

Ông Francois Phainchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) nêu các chính sách liên quan phòng chống Covid-19 đã giúp Việt Nam duy trì tỷ lệ tử vong thấp và ổn định kinh tế trong ngành ngân hàng và tài chính. Đây là công việc khó khăn nhưng Việt Nam đã làm rất tốt.

"Trong tháng 7, chúng tôi đã tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên. Đây là quốc gia duy nhất tại châu Á và khu vực ASEAN mà chúng tôi tăng dự báo tăng trưởng. Năm 2023, chúng tôi giảm dự báo xuống còn 6,7% do mức tăng cao của năm 2022, nhưng vẫn là mức rất cao so với các khu vực khác và so với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á", đại diện IMF cho hay.

Với Việt Nam, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát rất tốt liên quan tới dịch vụ, giao thông, giá xăng dầu và tỷ giá được giữ ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực để kéo giảm lạm phát, giữ ổn định vĩ mô và đang làm rất tốt. Các điều kiện tài chính cũng được điều hành chặt chẽ.

Phối hợp hài hòa trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chúng tôi khuyến nghị các chính sách tiền tệ cần phải cẩn trọng, duy trì chính sách tiền tệ phải thắt chặt, trao đổi kỹ lưỡng, hành động nhất quán. Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá để giúp sản xuất trong nước, điều này phù hợp với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu nâng trần tín dụng sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá.

Trong khi đó, chính sách tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và cho phục hồi kinh tế cần được triển khai với vai trò mạnh mẽ hơn, nhắm tới mục tiêu cụ thể hơn, trên diện rộng hơn để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xử lý vấn đề nợ xấu, các rủi ro tiềm tàng. Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam đang tăng khá nhanh và GDP tăng rất cao, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hệ thống ngân hàng để phát triển thị trường vốn.

Các lĩnh vực bị tác động bởi lạm phát nhiều, các điều kiện về tài chính trở nên chặt chẽ hơn dẫn đến các vấn đề liên quan vốn, thị trường trong khu vực, đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp đang gặp phải vấn

Đại diện IMF nhấn mạnh việc điều hành chính sách tiền tệ cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng. Ví dụ tỷ giá Việt Nam đang thấp hơn nước khác, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá này giúp sản xuất trong nước. Trong khi đó chính sách về tài khóa hỗ trợ chính sách tiền tệ và phục hồi kinh tế cũng cần được triển khai. Chính sách về tài khóa cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn, hướng tới mục tiêu cụ thể và trên diện rộng để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.

Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam hiện nay đã tăng lên, GDP Việt Nam tăng cao, là 1 trong 20% nước có tỷ lệ tăng GDP, tuy nhiên theo tiêu chuẩn khu vực chưa phải là cao. Việt Nam vẫn còn thấp hơn nước khác liên quan vấn đề vốn, các nghiên cứu cho thấy vấn đề vốn và tăng trưởng GDP có thể tăng rủi ro khu vực. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường quản lý hệ thống ngân hàng với những chính sách cẩn trọng để phát triển thị trường vốn bền vững.

ADB: Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo được cân đối cho nền kinh tế

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam - ADB (bên trái). Ảnh: VGP

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam - ADB (bên trái). Ảnh: VGP

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB) cho biết: "Trong bối cảnh chúng ta dự đoán mức tăng trưởng của Mỹ, EU, chúng tôi cũng có chương trình và dự báo bối cảnh kinh tế thế giới trong thời gian tới. Đó là những vấn đề lạm phát đang tăng cao tại Mỹ, châu Âu, những bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2022 đang phải đối mặt với sự phát triển chậm của kinh tế thế giới. Chúng ta phải đối mặt với những cú sốc, tác động của đại dịch Covid-19, khủng hoảng y tế, cũng như những chính sách liên quan đến xử lý nợ công chẳng hạn".

Trước những vấn đề này Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo được cân đối cho nền kinh tế.

Nhu cầu thị trường trong nước cũng đang được tăng lên, những kênh tiêu dùng cũng được tăng cường, bán lẻ đang cao. Sự thành công của Việt Nam mở ra triển vọng tốt đẹp đối với môi trường đầu tư và kinh doanh.

Năng suất, sản lượng công nghiệp tăng đáng kể đặc biệt là trong quý II, quý III. Những nền tảng của nền kinh tế cũng đang được phục hồi nhanh, đặc biệt với sực tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ cũng đã phát huy rất hiệu quả, tác động đến tiêu dùng rất tích cực.

"Chúng tôi dự báo từ tháng 4 kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% vào năm nay, chúng tôi cũng muốn duy trì dự báo này cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay", đại diện ADB nói.

Theo đại diện ADB, sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến sự xuất khẩu của Việt Nam, những ngành công nghiệp sử dụng lao động cao cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Những việc giải ngân đầu tư công cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhưng chúng ta vẫn phải tăng cường sự tự cường của nền kinh tế, đặc biệt tiến hành nhanh thúc đẩy kế hoạch phát triển kinh tế.

Đối với việc tăng giá năng lượng, chúng ta phải hỗ trợ trong dài hạn, ngắn hạn cũng như trung hạn, mở rộng cơ sở thuế.

Để có thể duy trì được sự tăng trưởng nhanh, đảm bảo sự phục hồi, chúng ta cần tăng cường cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ cũng như chuyển đổi số; tăng cường tính minh bạch, tạo sự công bằng giữa các chủ thể của nền kinh tế, giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

ADB sẽ luôn đồng hành cùng Chính phủ Việt NamĐể thực hiện việc phát thải bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam, chúng ta cần phải thực hiện những chiến lượng để phát triển nền năng lượng có hiệu quả cao. Do vậy chúng ta cần có chính sách tổng thể huy động nguồn lực của cả nhà nước, tư nhân và đặc biệt điều chỉnh thị trường...

WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh chóng, ấn tượng

Ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam WB. Ảnh: VGP

Ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam WB. Ảnh: VGP

Ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam WB: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, với chiều hướng tăng trưởng, lạm phát, tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraina, tôi nghĩ rằng sự tăng trưởng của các đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam cũng sẽ chậm hơn. Trong khi đó, lạm phát có chiều hướng tăng ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng thì các nguồn cung ứng về năng lượng cũng có đứt đãy.

Nếu chúng ta nhìn bối cảnh của Việt Nam thì chúng ta thấy nền kinh tế phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng. Tôi nghĩ tăng trưởng của nền kinh tế trong quý II, quý III rất tốt. Sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đã có tăng trưởng vượt bậc. Nhưng nếu nhìn vào tương lai, chúng ta vẫn thấy các thách thức cơ bản.

Các xu hướng tác động như tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi nền kinh tế trong nội địa.

Yếu tố về lạm phát, đặc biệt là từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina diễn ra thì có những rủi ro liên quan giá cao, như giá lương thực chẳng hạn, làm cho chi phí về sản xuất, chi phí lao động cũng bị ảnh hưởng và kéo theo những tác động.

"Tôi nghĩ rằng chính sách chiến lược mà chúng ta có thể áp dụng, đó là các nhà điều hành kinh tế của Việt Nam cần điều hành, cân đối giữa chính sách để phục hồi nền kinh tế và có thể kiểm soát lạm phát đang ngày càng gia tăng và có những yếu tố bất ổn trong nền kinh tế, chúng ta phải đối phó với sự thay đổi của cả nền kinh tế thế giới", đại diện WB nói.

Có 3 điểm cần nêu, thứ nhất, chúng ta cần có một chính sách tài khóa hợp lý để có thể xử lý những khoản đầu tư công và những khoản đầu tư công này phải phát huy một cách hiệu quả hơn.

Trong thời gian ngắn hạn, chúng ta phải sử dụng tốt và hiệu quả những gói về hỗ trợ tăng trưởng phục hồi. Do vậy, chúng ta cần phải có sự phục hồi của thị trường và nguồn cầu của thị trường trong nước. Từ đó, chúng ta có thể hạn chế được tác động tiêu cực của việc tăng giá.

Nếu chúng ta kiểm soát được lạm phát thì hiệu quả và tiềm năng của nền kinh tế vẫn nằm ở dưới mức tiềm năng. Dù sao, chúng ta vẫn phải đối mặt với rủi ro của lạm phát như vậy. Nếu chúng ta đưa lạm phát lên 4% so với mức dự kiến thì chúng ta phải thắt chặt lãi suất và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thực hiện điều này.

Những quyết định của chính sách tài chính, tiền tệ như vậy có thể hướng dẫn những hành vi của thị trường và do vậy chúng ta cần có những thay đổi rất căn bản để có thể phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ và chúng ta cần phải nâng cao sự thanh khoản của nền kinh tế.

"Điểm cuối cùng tôi muốn nói là chúng ta phải đối mặt rủi ro về tài chính nên chúng ta phải bảo đảm vững chắc sự tự cường của nền tài chính quốc gia và cần phải xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của nền kinh tế để tất cả những ngân hàng đều phải tuân thủ đối với việc xử lý nợ xấu", đại diện WB nêu quan điểm.

Ông nhấn mạnh thêm: Chúng ta phải tăng cường sự tự cường của ngành ngân hàng. Do vậy, ngân hàng phải có chiến lược tạo ra sự phục hồi cho chính mình để có thể đối mặt với sự rủi ro liên quan đến sự phá sản.

Cuối cùng là phải cải cách cơ cấu. Cải cách cơ cấu rất quan trọng để chúng ta thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo cho nền kinh tế ngày càng tự cường hơn.

"Tôi nghĩ rằng các chính sách về tài khóa có tác dụng nhưng chúng ta phải phát huy hiệu quả của những chính sách này và phải tiếp tục theo đuổi các chương trình phát triển, chương trình xã hội khác; thích nghi và làm cho sức khỏe, độ tự cường của nền kinh tế Việt Nam ngày càng cao hơn. Thực hiện những việc giảm thải bằng 0 khí C02 của Việt Nam cũng có thể tăng cường được nền kinh tế, tăng cường được sự cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua cải thiện môi trường đầu tư, những nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng cần phải nâng cao năng lực và chất lượng lao động của Việt Nam", đại diện WB nói. 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Xem thêm