Thứ tư, 03/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

10.000 doanh nghiệp được đào tạo chuyển đổi số: Con số còn quá nhỏ

Huyền Trang
- 15:56, 04/10/2023

(DNTO) - Câu chuyện chuyển đổi số ở doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là bài toán hóc búa cần lời giải hiệu quả hơn.

Chuyển đổi số vẫn là một áp lực với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh minh hoạ.

Chuyển đổi số vẫn là một áp lực với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh minh hoạ.

Đường đi của chuyển đổi số còn chậm

Trong 2 năm (2021-2023), thời điểm chuyển đổi số trở thành chủ đề “nóng” trên toàn cầu và ở Việt Nam nhờ được thúc đẩy bởi đại dịch, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết đã huy động nhiều nguồn tài trợ để triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.

Một số nguồn lực tài trợ được kể đến như dự án USAID LinkSME (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID); dự án Trung tâm chuyển đổi số Việt Nam (Chính phủ Đức) cùng các cơ quan bộ ngành, các tổ chức hiệp hội... Trọng tâm là nâng cao và chuyển đổi nhận thức cho doanh nghiệp và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Tại hội nghị “Đối tác thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam 2023” ngày 4/10, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, thông tin về kết quả sau 2 năm giúp doanh nghiệp chuyển đổi số.

Cụ thể, sau 2 năm, đã có 10.000 doanh nghiệp tại 40 tỉnh thành phố được đào tạo chuyển đổi số. Chương trình cũng tạo được mạng lưới hơn 100 chuyên gia để hỗ trợ doan nghiệp trong lĩnh vực này. Các tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực (như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, logistics….) được xây dựng.

“Nhiều doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn số hóa dữ liệu, chuẩn hóa quy trình, ứng dụng công nghệ số và tiến tới chuyển đổi số ở phạm vi rộng và đồng bộ hơn”, ông Trung thông tin.

Mặc dù đã không còn nhiều doanh nghiệp phải băn khoăn “chuyển đổi số là gì?”, nhưng còn không ít doanh nghiệp vẫn loay hoay “chuyển đổi số bắt đầu từ đâu? chuyển đổi số làm như thế nào?”.

Thực tế, số lượng doanh nghiệp Việt Nam ước khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 98% (theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam). Vì thế con số 10.000 doanh nghiệp được đào tạo chuyển đổi số trong 2 năm qua vẫn còn khá khiêm tốn.

Bởi cũng theo số liệu khảo sát 1.000 doanh nghiệp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mới có 35,3% doanh nghiệp mới chỉ số hoá dữ liệu, quy trình; chỉ 2,2% làm chủ công nghệ. 

“Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình chuyển đổi số” vị Phó Cục trưởng nói và mong muốn lắng nghe góp ý của các các cơ quan, đơn vị đối tác để xây dựng chiến lược cụ thể, phương án hỗ trợ chuyên sâu hơn cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2024-2025.

Cần liều “doping” cho chuyển đổi số

Các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới cần đi vào chiều sâu. Ảnh: T.L.

Các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới cần đi vào chiều sâu. Ảnh: T.L.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP đến năm 2025 và đạt 30% GDP đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu tham vọng trên, chuyển đổi số doanh nghiệp được xem là then chốt. Nhưng nếu nhìn lại thực tế chuyển đổi số doanh nghiệp vừa qua, sự dịch chuyển này còn rất chậm. Vì thế cần liều “doping” để đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025.

Bởi áp lực của Việt Nam, một quốc gia đi sau trong chuyển đổi số, không chỉ là chuyển dịch nhanh, mà còn phải hướng tới chuyển dịch bền vững. Ông Dennis Quennet, Giám đốc các dự án Phát triển Kinh tế bền vững, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam khẳng định, chuyển đổi kép, tức kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là một xu hướng quốc tế tất yếu khi thế giới đang hướng tới phát triển bền vững. Vị chuyên gia cho rằng quá trình này cần “cái bắt tay” chặt chẽ giữa khối công và khu vực tư nhân cùng các bên liên quan để từng bước hiện thực hoá mục tiêu.

Gợi ý cách thức chuyển đổi số nhanh hơn, đại diện Grab Việt Nam gợi ý các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể chọn cách “đứng trên vai người khổng lồ”. Tức thông qua các nền tảng như Grab, các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ có thể mở cửa hàng online, tiếp cận nhanh hơn với nhóm người dùng mới, tối ưu chi phí và mở rộng doanh thu.

Trong năm ngoái, đã có hơn 800 hợp tác xã nông nghiệp tham gia các buổi tập huấn về sử dụng nền tảng số để quảng bá nông sản tới người dụng. Các hoạt động này được các cơ quan chức năng phối hợp cùng các nền tảng như Grab triển khai hỗ trợ và đạt nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, đại diện Cục phát triển doanh nghiệp cũng nhấn mạnh đến tính sẵn sàng của các doanh nghiệp. Vì chuyển đổi số là quá trình dài hơn và sẽ nhiều khó khăn, tốn kém. Các cơ quan chức năng, các tổ chức hỗ trợ sẽ không đứng ngoài cuộc nhưng doanh nghiệp, đặc biệt là người lãnh đạo cần sẵn sàng đổi mới và hành động, bắt đầu từ việc nhỏ nhất là thay đổi nhận thức của cán bộ nhân viên, sau đó là xây dựng chiến lược chuyển đổi số.

“Giai đoạn 2024-2025, Cục Phát triển doanh nghiệp sẽ đào tạo chuyên sâu, tư vấn lộ trình triển khai, kết hợp với hỗ trợ giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số phát triển. Doanh nghiệp, tổ chức cần hỗ trợ có thể liên hệ với chúng tôi qua website digital.business.gov.vn”, ông Trung nhấn mạnh. 

Tin khác

Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
1 tuần
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
2 tuần
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
4 tuần
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
1 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
3 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
3 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
3 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
3 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
3 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
4 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
5 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thay thế vài nhân viên, rút ngắn thời gian vài tiếng mỗi ngày nhưng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khổng lồ khi vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng.
5 tháng
Xem thêm