Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Kinh doanh nền tảng: Cách biến các công ty rất ‘mỏng’ lên trị giá hàng nghìn tỷ USD

Huyền Trang
- 18:29, 23/08/2023

(DNTO) - Trong nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ, các công ty truyền thống có thể tự trở thành các công ty nền tảng giống như cách Uber, Facebook… có thể làm.

Không cần nhà xưởng hay sản phẩm hữu hình, Google trở thành nền tảng kết nối nhiều hoạt động kinh doanh. Ảnh: T.L.

Không cần nhà xưởng hay sản phẩm hữu hình, Google trở thành nền tảng kết nối nhiều hoạt động kinh doanh. Ảnh: T.L.

Không có hoạt động kinh doanh nào tốt hơn

Chia sẻ trong Hội thảo Kinh tế số: Nhận diện, định vị các tiềm năng và thách thức chiều 28/3, TS. Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) cho biết từ năm 2015, Tom Goodwin đã chỉ ra một mô hình tiêu biểu về những công ty rất “mỏng”. Họ sở hữu chủ yếu là các ứng dụng và dữ liệu chứ không phải tài sản vật chất hay cơ sở hạ tầng, do đó họ có thể phát triển nhanh chóng.

Đơn cử Uber là công ty taxi lớn nhất thế giới không sở hữu bất kì phương tiện nào. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới không tự mình tạo ra nội dung. Alibaba là nhà bán lẻ có giá trị lớn nhất thế giới không có kho hàng. Và Airbnb là nhà cung cấp dịch vụ lưu trú lớn nhất thế giới không sở hữu bất kì bất động sản nào. Goodwin gọi những công ty này như một “lớp màng mỏng khó tả” và cho rằng không có hoạt động kinh doanh nào tốt hơn.

Theo TS Giang, có 3 xu hướng đang định hình lại thế giới kinh doanh là máy móc, nền tảng và cộng đồng. Xu hướng đầu tiên là khả năng mở rộng và phát triển nhanh chóng của máy móc. Xu hướng thứ 2 là sự phát triển của các công ty nền tảng (platform) với năng lực phát triển nhanh chóng, có tầm ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến các công ty lâu đời. Xu hướng thứ ba là cách thức phát triển từ cộng đồng (wikinomics) tạo nên những cách thức đồng tư duy, đồng cộng tác, đồng sáng tạo.

Ông Giang cho biết, kinh tế chia sẻ giúp chúng ta vô hình chung gắn bó với nhau, cộng sinh với nhau để tối ưu hóa về mặt kinh tế, giá trị và cơ hội so với mô hình kinh doanh truyền thống. Trước đây, kinh doanh phải có nhà xưởng, cơ sở vật chất, có cửa hàng mới có thể kinh doanh. Nhưng giờ đây không cần điều này. Trước đây chúng ta làm được 10 đồng nếu lao động thuần túy, thì nay với kinh tế số, vẫn với việc đó, nhưng chúng ta có thể thu về 100 đồng.

“Trước đây, sản xuất một chai nước thì giá trị cuối cùng chỉ là chai nước. Nhưng hiện nay, vẫn là chai nước hay tài sản hữu hình khác, làm thế nào để nén vào đó các giá trị khác trong chuỗi sản xuất thì đó mới tạo ra giá trị gia tăng. Cuối cùng, không phải cái đó đáng giá bao nhiêu, mà chúng ta sẽ quyết định nó giá bao nhiêu.

Trong kinh tế truyền thống, người ta chỉ sản xuất ra cái bàn, điểm đến là tiết kiệm chi phí để giá thành cạnh tranh nhất. Các nước đang phát triển sẽ tập trung vào sản xuất để phục vụ xã hội tiêu dùng. Nhưng kinh tế số, tại các nước phát triển, khi sản xuất ra cái bàn, họ sẽ đặt câu hỏi những thứ gì sẽ kết nối được với cái bàn để tạo ra giá trị mới. Đó là sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển”, ông Giang nêu ví dụ.

Các doanh nghiệp nên 'chơi' thế nào?

Với một nền tảng, doanh nghiệp có thể thu lợi từ việc tham gia của hàng triệu người dùng thông qua chiếc smartphone. Ảnh: T.L.

Với một nền tảng, doanh nghiệp có thể thu lợi từ việc tham gia của hàng triệu người dùng thông qua chiếc smartphone. Ảnh: T.L.

Theo Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số, kinh tế số còn thay đổi cả cách vận hành nền tài chính trên thế giới. Trước đây, các giao dịch chuyển tiền quốc tế đều phải thực hiện qua hệ thống chuyển tiền SWIFT. Tuy nhiên, khi cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra, Mỹ và châu Âu đã quyết định cắt một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, lập tức thanh toán đóng băng. Nhưng giờ Nga và Trung Quốc đang phát triển tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), tạo ra phương thức giao dịch mới.

“Ở nước phát triển, họ không cố gắng cải thiện hiệu suất mà tạo ra sự đột phá về năng suất thì sẽ tạo ra đột phá về hiệu suất. Nếu không sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình vì chúng ta bị giới hạn về không gian, thời gian, năng lực, tài nguyên thiên nhiên, mang tính vật lý. Nhưng kinh tế số cho chúng ta mở rộng không giới hạn không gian, thời gian, giúp chúng ta có thể hấp thụ hàng trăm tỷ USD, cho phép dòng tiền không bị đóng băng mà có thể luân chuyển từ nơi này sang nơi khác”, ông Giang nhấn mạnh.

Nhận định rằng trong thế kỷ 21, một công ty nền tảng sẽ chi phối toàn cầu, ông Trường Giang giới thiệu mô hình 5 nền tảng mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

Nền tảng thứ nhất, phần hạ tầng (Infrastructure): Đây là những nền tảng cơ sở hình thàn nên doanh nghiệp. Nó quyết định đến mô hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là gì. Tiến trình chuyển đổi số sẽ thúc đẩy các nền tảng hạ tầng này.

Nền tảng thứ 2, phần phương thức (Governance corporation/way): Đây là những nền tảng sẽ định hình nên cấu trúc của doanh nghiệp như thế nào. Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy phương thức này đến cơ chế quản trị.

Nền tảng thứ 3, phần phương tiện (Medium): Đây là những nền tảng mang tính phương tiện định hình hành vi và làm cho doanh nghiệp vận hành như một hệ thống, đồng bộ, cộng hưởng hiệu quả. Đó cũng chính là mô hình văn hóa của một doanh nghiệp số.

Nền tảng thứ 4, phần vận hành (Platform): Đây là những nền tảng định hình nên cách thức doanh nghiệp vận hành theo cơ chế nền tảng nào.

Nền tảng thứ 5, phần tài chính (Finance): Đây là những nền tảng mang tính năng lượng quyết định năng lực của một doanh nghiệp cũng như mục đích cuối cùng của một doanh nghiệp. Chuyển đổi số sẽ định hình một nền tảng mới cho doanh nghiệp từ vốn (capital) chuyển sang vốn dữ liệu (data-capital) là trọng tâm của nền tài chính này.

"Trên toàn cầu hiện chỉ có 5 hệ thống cloud lớn, trong đó Mỹ và Trung Quốc đang chi phối. Doanh nghiệp truyền thống hoàn toàn có thể trở thành các công ty nền tảng nhờ vào việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số để tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ truyền thống", ông Giang nhấn mạnh. 

Tin khác

Xu thế
Chuyên gia cho biết thị trường blockchian và tiền mã hóa sẽ ngày càng phát triển và sẽ được gỡ những hiểu lầm trong quá khứ. 
1 ngày
Xu thế
Hãng công nghệ khổng lồ Microsoft đang liên tiếp đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ AI tại khu vực Đông Nam Á, với một loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
3 ngày
Xu thế
6 năm qua, Shopee luôn duy trì vị trí số 1 các sàn thương mại điện tử Việt Nam lớn nhất Việt Nam. Nhưng ngôi vương này ngày một bị đe dọa bởi tân binh là TikTok Shop.
1 tuần
Xu thế
Tài sản mã hóa được công nhận ở nhiều quốc gia giúp cho Bitcoin từ tiền tệ trở thành tài sản và trở thành một trong những nơi trú ẩn của giới nhà giàu.
1 tuần
Xu thế
Lượng lớn lao động freelancer Việt Nam đang sở hữu tài sản ảo khi làm việc với các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra bài toán cần nhanh chóng có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như chống thất thu thuế cho nhà nước.
1 tuần
Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
2 tuần
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
3 tuần
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
4 tuần
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
1 tháng
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
1 tháng
Xu thế
Covariant, một hãng startup đang phát triển công nghệ cho phép robot tự tiếp thu kỹ năng hệ như ChatGPT.
1 tháng
Xu thế
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được Shopee, Lazada, TikTok Shop... tận dụng tối đa nhằm thu hút người mua, người bán lên sàn, gia tăng khoảng cách với các đối thủ. Nhưng, với các nhà bán hàng, công nghệ tân tiến chưa chắc giúp túi tiền của họ dày thêm.
1 tháng
Xu thế
Trong khi các ông lớn tập trung vào sản xuất chip công nghệ cao thì thị trường lại đang rất cần những sản phẩm chip phân khúc thấp, phù hợp với năng lực của Việt Nam.
2 tháng
Xu thế
Các công ty công nghệ đang chi mạnh để đầu tư cho AI nhằm chiếm lợi thế tiên phong. Nhưng công cụ trí tuệ nhân tạo nào sẽ chiếm lĩnh thị trường vẫn còn chờ đáp số.
2 tháng
Xu thế
Khi AI có thể thay thế nhiều nhân sự ở nhiều công việc thì nhiệm vụ của con người là phải học cách dùng AI, biến nó trở thành vũ khí của mình chứ không phải vật thay thế mình.
3 tháng
Xem thêm