Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Chiến trường' thanh toán điện tử lên tầm thế giới - Bài 1: Vượt ra biên giới quốc gia

Xuân Hạo
- 14:40, 24/05/2023

(DNTO) - Các dịch vụ thanh toán điện tử đã biến đổi bộ mặt ngành tài chính của nhiều quốc gia. Nhưng nay cuộc cạnh tranh giữa các dịch vụ thanh toán đang trở thành một cuộc chiến tầm cỡ quốc tế.

Quầy bán rau củ tại Ấn Độ với mã thanh toán điện tử của UPI. Ảnh: The Economist

Quầy bán rau củ tại Ấn Độ với mã thanh toán điện tử của UPI. Ảnh: The Economist

Trong vòng hai thập kỷ qua, cách thức người tiêu dùng chi trả, trung chuyển tiền đã thay đổi gần như hoàn toàn. 

Tại Kenya, cuộc cách mạng này bắt đầu vào 2007, khi dịch vụ M-Pesa của Vodafone cho phép người dân chi trả thông qua tin nhắn điện thoại. Tại Trung Quốc, Alipay ra mắt dịch vụ chi trả qua mã QR vào 2011 - một phương thức chi trả ngày nay hiện diện khắp nơi trên đất nước này.

Cách mạng thanh toán nội địa

Nằm dưới sự quản lý của chính phủ, Unified Payments Interface (UPI) giúp người dân nghèo tiếp cận dễ dàng với hệ thống tài chính quốc gia. Cách nửa vòng trái đất, dịch vụ Pix của Brazil cũng đạt được thành công tương tự.

Nhìn chung trên toàn thế giới, từ 2011 đến 2021, lượng giao dịch bằng tiền mặt đã giảm khoảng 25% - theo dữ liệu của McKinsey. Thương mại điện tử đang bùng nổ và hình ảnh cuộc sống không có thanh toán điện tử dần bị lãng quên.

Lượng giao dịch thông qua các dịch vụ thanh toán điện tử từ 2011-2021. Ảnh: The Economist - Việt hóa: Xuân Hạo

Lượng giao dịch thông qua các dịch vụ thanh toán điện tử từ 2011-2021. Ảnh: The Economist - Việt hóa: Xuân Hạo

Sau khi biến đổi bộ mặt ngành tài chính nội địa, hiện ngành thanh toán điện tử đang mở rộng ra thị trường thế giới, mở màn một “chiến trường” mới không kém phần khốc liệt. 

Chi tiêu bán lẻ xuyên biên giới, bao gồm ngành du lịch, và kiều hối sẽ đạt mức 5 nghìn tỷ đô la trong năm nay; các khoản thanh toán từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp có giá trị gấp tám lần như thế.

Ba ứng cử viên nặng ký

Có ba đối thủ tham gia vào “chiến trường” thanh toán điện tử trên thị trường quốc tế:

Đầu tiên phải kể đến hệ thống cũ của phương Tây, bao gồm bộ đôi độc quyền Visa-Mastercard và SWIFT - hệ thống viễn thông tài chính cho giao dịch ngân hàng.

Đứng thứ hai là hệ thống chi trả hiện đại đến từ Trung Quốc, kết hợp dịch vụ, tiện ích, mạng lưới thẻ tín dụng UnionPay và CIPS, một hệ thống tương tự như SWIFT.

Và ở vị trí thứ ba là Ấn Độ, với tham vọng triển khai hệ thống UPI (Unified Payments Interface) của họ ra thị trường thế giới.

Thương mại điện tử đang bùng nổ và hình ảnh cuộc sống không có thanh toán điện tử dần bị lãng quên.

Cuộc cạnh tranh giữa ba đối thủ này đang “nóng” lên nhanh chóng. Alipay đã bắt đầu nhận giao dịch tư hơn 2,5 triệu thương nhân ngoài Trung Quốc. UnionPay, vốn đã là hệ thống thẻ tín dụng lớn nhất thế giới trong mức độ giao dịch, đang phục vụ cho 65 triệu thương nhân trên toàn thế giới, bén gót con số 100 triệu của Visa.

UPI của Ấn Độ hiện đã được liên kết với hệ thống thanh toán nhanh của Singapore, cho phép người tiêu dùng ở cả hai quốc gia giao dịch với nhau bằng nền tảng của quốc gia họ. Ấn Độ đang trong vòng đàm phán với hơn 30 quốc gia khác để “xuất khẩu” công cụ thanh toán của mình. Bộ công cụ này cũng sẽ liên kết các hệ thống của họ. 

Vào tháng 11, bốn ngân hàng trung ương quốc gia, bao gồm cả của Trung Quốc, đã thử nghiệm thành công một hệ thống giao dịch điện tử xuyên biên giới sử dụng các đồng tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.

Bài 2: Một viễn cảnh tươi sáng

Tin khác

Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 ngày
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
1 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
1 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
3 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
3 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
3 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
8 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
8 tháng
Xem thêm