'Chiến trường' thanh toán điện tử lên tầm thế giới - Bài 2: Một viễn cảnh tươi sáng
(DNTO) - Cuộc cạnh tranh cho thị trường thanh toán điện tử quốc tế đang "nóng" lên nhanh chóng. Với ba đối thủ đến từ ba đối trọng Mỹ-đồng minh phương Tây, Trung Quốc và cuối cùng là Ấn Độ. Tính chất của cuộc đua này khá phức tạp, nhưng hứa hẹn một tương lai rất khả quan cho ngành tài chính thế giới.
Bài 1: Vượt ra biên giới quốc gia
Động lực tăng tốc
Những “gã khổng lồ” châu Á có một số lý do chính để tăng tốc phát triển thanh toán điện tử. Lý do lớn nhất là nhu cầu giảm thiểu phụ thuộc vào phương Tây.
Mạng lưới thẻ chi trả của Nga, Mir, ra mắt sau khi chính quyền Putin chiếm Crimea vào năm 2014, đã góp phần hạn chế thiệt hại khi Visa, Mastercard và SWIFT rút khỏi thị trường nước này. Khối lượng giao dịch trên mạng lưới CIPS của Trung Quốc đã tăng đáng kể từ năm 2020, góp phần bởi khách hàng từ Nga.
Nhưng xây dựng một giải pháp chống chính sách cấm vận của phương Tây không phải là mục tiêu duy nhất. Các quốc gia đang theo đuổi hoài bão thống trị hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính thế giới, cũng như giúp cư dân của họ giao dịch trên thị trường quốc tế dễ dàng hơn.
Hệ thống thẻ thanh toán của phương Tây đang rất cần đổi mới. Mức phí giao dịch xuyên biên giới 1% của các thông tin tài chính (chưa kể thuế 1%-3% cho các thương nhân) đã mang đến lợi nhuận ròng lên đến 50%, một con số cao nhất thế giới.
Chính quyền phương Tây có thể lo ngại hệ thống tài chính thế giới bị chia rẽ, và giúp né tránh các lệnh trừng phạt. Nhưng thực chất, một thị trường rộng mở hơn cho ngành thanh toán điện tử thế giới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Dưới sức ép của cạnh tranh, SWIFT đã phải nâng cấp hệ thống cũ kỹ của họ và giảm gần như một nửa chi phí thông báo giao dịch. Các công nghệ tài chính mới đã giúp giảm ít nhất một phần ba chi phí trung bình cho kiều hối.
Nay với sự lan rộng của những dịch vụ như Alipay, UPI và thậm chí những tên tuổi mới đến từ Đông Nam Á như GrabPay hay WhatsApp Pay, vốn mới được tung ra tại thị trường Singapore và Brazil, sẽ mang đến nhiều lựa chọn mới cho người tiêu dùng.
Một thế giới kết nối
Trên thị trường thanh toán điện tử nội địa, kẻ thắng thế thường hưởng trọn “miếng bánh” thị phần, bởi người tiêu dùng thích sử dụng dịch vụ có nhiều người dùng nhất. Nhưng trên thị trường thanh toán quốc tế, người tiêu dùng và doanh nghiệp thường có thói quen sử dụng dịch vụ quen thuộc với họ nhất, đến từ chính quốc gia của họ.
Và khi các thương gia ngày càng sẵn sàng chấp nhận giao dịch từ nhiều dịch vụ khác nhau, viễn cảnh của thị trường thanh toán điện tử quốc tế sẽ rất xôm tụ. Ta đang hướng đến một tương lai với hệ thống giao dịch tài chính thế giới kết nối, cho phép người tiêu dùng sử dụng bất kỳ hệ thống nội địa nào mà họ ưa thích để chi trả cho đối tác quốc tế, với hứa hẹn sẽ ngày càng tiện lợi và tiết kiệm hơn.
Việc số hóa ngành tài chính nội địa đã giúp cuộc sống của hàng tỷ con người trở nên tốt đẹp hơn.
Các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cạnh tranh này sẽ là những quốc gia sẵn sàng mở cửa để nhiều nền tảng thanh toán cùng hoạt động, thay vì bó buộc người dùng chỉ sử dụng dịch vụ trong nước.
Và tuy phương Tây sẽ mất đi một số quyền lực tài chính, nhưng họ vẫn duy trì khả năng áp dụng các hình thức trừng phạt khác trong việc điều khiển dòng chảy thương mại và công nghệ.
Việc số hóa ngành tài chính nội địa đã giúp cuộc sống của hàng tỷ con người trở nên tốt đẹp hơn. Nay cuộc chạy đua của các dịch vụ thanh toán điện tử trên thị trường thế giới hứa hẹn sẽ còn nâng tầm lợi ích đó hơn nữa.