Thứ năm, 04/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ sử dụng tiền mặt cao

Xuân Hạo
- 16:05, 21/04/2023

(DNTO) - Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam là ba quốc gia tụt hậu nhiều nhất trong việc ứng dụng công nghệ thanh toán số, dù châu Á đã dẫn đầu trong xu hướng toàn cầu.

 

Một quầy bán thịt ở chợ Bắc Kinh, với mã QR sử dụng cho thanh toán điện tử. Trung Quốc đã là quốc gia ít dựa dẫm vào thanh toán tiền mặt nhất tại châu Á vào 2022. Ảnh: Reuters

Một quầy bán thịt ở chợ Bắc Kinh, với mã QR sử dụng cho thanh toán điện tử. Trung Quốc đã là quốc gia ít dựa dẫm vào thanh toán tiền mặt nhất tại châu Á vào 2022. Ảnh: Reuters

Theo báo cáo của công ty xử lý thanh toán và ngân hàng có trụ sở tại Hoa Kỳ, Fidelity National Information Services (FIS), trong tổng giá trị giao dịch trực tiếp của châu Á năm 2022, tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao nhất ở Thái Lan, đạt mức 56%, tiếp theo là Nhật Bản với con số 51% và Việt Nam ở mức 47%.

Mỗi năm, FIS tung ra báo cáo theo dõi xu hướng giao dịch khi mua bán qua mạng và trực tiếp khắp 40 quốc gia và nền kinh tế khác nhau.

Tại Thái Lan, mặc dù nước này đã đạt nhiều bước tiến tăng cường dân số sử dụng ngân hàng trong các năm qua, nhưng tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ còn thấp. "Thông thường, tỷ lệ người tiêu dùng không sử dụng ngân hàng cao có nghĩa là ứng dụng thanh toán bằng thẻ vẫn chưa xâm nhập đáng kể”, theo ghi chú trong bản báo cáo của FIS.

Trong giao dịch trực tiếp tại Thái Lan, tỷ lệ sử dụng ứng dụng ví tiền điện tử đứng sau tiền mặt, ở mức 23%, trong khi mức sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chỉ đạt 11% và 7%.

Theo định nghĩa của FIS, ứng dụng ví tiền tệ điện tử là các loại ứng dụng di động lưu trữ bảo mật thông tin thanh toán, cho phép người dùng chi trả qua mạng hay trực tiếp. Các loại ví điện tử này có thể nhận lưu trữ giá trị nhận vào từ tiền mặt, thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, gửi tiền từ ngân hàng hay từ các dịch vụ thanh toán của các nhà cung cấp mạng di động.

Tại Nhật Bản, nơi có một nền kinh tế mạnh mẽ và dân số già cỗi, tiền mặt vẫn được sử dụng rộng rãi. Lý do chủ đạo là một hệ thống ATM trải rộng khắp nơi cùng phí giao dịch qua thẻ tín dụng cao, khiến các loại hình kinh doanh cỡ nhỏ ngại sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt.

Tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt cho mua bán trực tiếp trong thị trường châu Á (Phần trăm). Ảnh: FIS

Tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt cho mua bán trực tiếp trong thị trường châu Á (Phần trăm). Ảnh: FIS

Trong khu vực châu Á, Nhật Bản được dự đoán là sẽ có tỷ lệ thanh toán tiền mặt cao nhất, đạt 37% vào 2026, theo dữ liệu của FIS, trong khi các quốc gia khác dần chuyển sang sử dụng các tiện ích ví tiền điện tử.

Tại Đông Nam Á, hãng hậu cần Singapore, Grab, và đối thủ từ Indonesia, GoTo, đã liên tiếp mở rộng thị phần trong phân khúc thanh toán số, cho phép người dùng sử dụng các phương thức thanh toán số không chỉ cho dịch vụ mướn xe, vận chuyển thực phẩm mà còn cả thanh toán cho các cửa tiệm. Các dịch vụ phổ biến khác là MoMo ở Việt Nam, GoPay tại Indonesia và Gcash ở Phillipines.

Đại dịch Covid-19, cùng với xu hướng lan rộng của thương mại điện tử, đã góp phần đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ chi trả điện tử ở châu Á. Đặc biệt, Đông Nam Á đang chứng kiến sự tăng trưởng của ví điện tử do có số lượng cao trong dân số chưa sử dụng ngân hàng.

FIS cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến những nền kinh tế ở Đông Nam Á "nhảy cóc", bỏ qua bước sử dụng thẻ thanh toán và chuyển trực tiếp sang thanh toán điện tử, đặc biệt là khi cơ sở hạ tầng cho thanh toán số trở nên dễ dàng hơn thông qua mã QR”.

Tại Việt Nam, trong khoảng thời gian giữa 2019 đến 2022, chi trả bằng tiền mặt đã giảm dữ dội từ 85% xuống còn 42%. Tuy vậy, sau đại dịch, người dân đã nhanh chóng quay trở lại với chi trả bằng tiền mặt. Các tiểu thương tại những địa điểm mua bán trực tiếp như chợ vẫn chưa mặn mà với các phương thức chi trả điện tử.

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được dự đoán sẽ dẫn đầu trong việc ứng dụng phương thức thanh toán điện tử cho các giao dịch trực tiếp, chiếm đến 59% trong tổng số 36,7 triệu đô la giao dịch trong vùng cho đến 2026. Con số này vượt xa dữ liệu từ Trung Đông và châu Phi, ở mức 24% và châu Âu ở mức 20%, trong khi tại Mỹ là 16% - theo FIS.

Thị phần của ví điện tử trong thanh toán qua mạng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng được dự đoán sẽ tăng lên thành 73% trong 2026, tăng từ mức 69% đã được dự đoán hồi 2022.

Yvonne Szeto, Phó giám đốc của công ty xử lý thanh toán Worldpay, được FIS mua lại, lưu ý rằng châu Á dẫn đầu trong các đột phá của ngành thanh toán kỹ thuật số, bao gồm phát triển trong lĩnh vực thanh toán xuyên biên giới và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.

Szeto cho biết: “Đây cũng là khu vực đầu tiên mà thanh toán điện tử trở thành phương thức thanh toán hàng đầu và xu hướng đó không có dấu hiệu suy giảm”.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Liên quan đến vụ việc khách bị "bốc hơi" hàng chục tỷ đồng trong tài khoản Ngân hàng MSB, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh, về nguyên tắc, quyền lợi chính đáng của khách hàng luôn được bảo vệ.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Các chuyên gia của MBS dự báo, nhiều doanh nghiệp bán lẻ có thể ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với cùng kỳ, đơn cử như Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là 1.768% hay Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT là 866%.
13 giờ
Tài chính - Thị Trường
Hiện nay, sự hỗ trợ, can thiệp của nhà nước còn thấp, khiến doanh nghiệp chưa mặn mà với trái phiếu xanh, tín dụng xanh để tham gia vào thị trường. Vì vậy, đòi hỏi các động lực của chúng ta phải mạnh mẽ hơn, nhất là liên quan đến thuế, phí và cả tài chính.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tháng 3/2024, cổ phiếu SHS của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội tiếp tục là mã chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất tại HNX trong tháng 3/2024 với tỷ trọng 27,69% khối lượng giao dịch toàn thị trường, tương đương hơn 646,7 triệu cổ phiếu được giao dịch.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Bên cạnh việc tiếp tục hạ lãi suất, việc nhà điều hành liên tục phát tín hiệu yêu cầu cải cách cơ chế cấp tín dụng để cải thiện khả năng tiếp cận các khoản vay của doanh nghiệp, dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi mạnh trở lại trong thời gian tới. 
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bị bán tháo mạnh trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 2/4, nguyên nhân được cho đến từ những tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội liên quan đến lãnh đạo ngân hàng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hết quý 1/2024, nhờ đơn hàng gạo, cà phê, rau quả... bứt phá ở nhiều thị trường đã kéo tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ 2023, trong đó xuất siêu 3,36 tỷ USD, tăng 96,5%.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán tháng 4 được nhiều chuyên gia nhận định sẽ "khó nhằn" hơn sau khi thị trường chứng khoán đã trải qua một nhịp tăng dài, nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trước giờ giao dịch sáng nay, thứ Hai (1/4), VNDirect chính thức được Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam cấp phép để mở lại hoạt động hệ thống giao dịch sau thời gian khắc phục sự cố bị tấn công.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, trong tuần giao dịch mới xu hướng tăng điểm theo dạng bò dần lên vẫn là chủ đạo trong ngắn hạn, dự báo sẽ kéo dài trong tháng 4. Tuy nhiên, đây là giai đoạn khá khó khăn cho các nhà đầu tư lướt sóng do biên lợi nhuận thấp, sự rung lắc, phân hóa diễn ra thường xuyên hơn.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nông dân ở Bờ Biển Ngà và Ghana đang phải đối mặt với mùa thu hoạch thảm họa, dẫn đến giá ca cao dâng lên mức kỷ lục.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Với quy định thời gian điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần, khả năng giá điện sẽ tăng từ 5-10%, theo đó nhiều doanh nghiệp ngành điện cũng sẽ được hưởng lợi, tạo điểm nhấn cho nhóm cổ phiếu toàn ngành này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC, và cần có giải pháp "mạnh dạn hơn" đối với chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau thông tin Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) sẽ tiến hành chia cổ tức khủng cho nhà đầu tư, cổ phiếu TCB bật mạnh, giá trị vốn hoá tăng hơn 10 ngàn tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 28/3.
6 ngày
Xem thêm