Thứ năm, 22/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xuất siêu quay trở lại, cán cân thương mại liệu có thể cân bằng?

Huyền Trang
- 18:30, 30/09/2021

(DNTO) - Sau 5 tháng liên tiếp nhập siêu, vào tháng 9, xuất siêu đã quay trở lại ở mức 500 triệu USD. Câu hỏi đặt ra rằng, liệu cán cân thương mại Việt Nam trong năm 2021 liệu có thể cân bằng trở lại.

Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Ảnh: T.L.

Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Ảnh: T.L.

Trả lời trong Họp báo thường kỳ Bộ Công thương, chiều 30/9, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho hay, hoạt động xuất nhập khẩu gắn kết chặt chẽ với hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp…

Trong quý 2 và quý 3 năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, “đánh” trực tiếp vào các trung tâm công nghiệp lớn từ miền Bắc cho đến miền Nam. Trong khi đó, 19 tỉnh thành phía Nam chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng hoạt động sản xuất và xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 với các lệnh giãn cách xã hội ở mức cao nhất.

Điều này dẫn đến việc nhập siêu trong 4 tháng giữa năm liên tục ở mức cao. Cụ thể: Tháng 4 nhập siêu 1,22 tỷ USD; tháng 5 nhập siêu 2,07 tỷ USD; tháng 6 nhập siêu 1 tỷ USD và tháng 7 là 1,7 tỷ USD.

Đến tháng 8, nhập siêu vẫn còn nhưng hạ xuống chỉ còn hơn 100 triệu USD. Bắt đầu sang tháng 9, cán cân thương mại đã đảo chiều, quay trở lại xuất siêu với con số 500 triệu USD. Như vậy, lũy kế 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 2,13 tỷ USD.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo ông Hải, đây là mức tăng khá lớn, trong khi năm 2020, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 7% so với năm 2019.

Mặc dù so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (tăng 30,5%) thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chưa thể đuổi kịp, tuy nhiên, con số nhập siêu 2,13 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng chỉ chiếm 0,18%. “Có thể nói đây là khoảng cách không phải quá lớn”, ông Hải nói.

Cũng theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, trong 3 tháng cuối năm, nếu tình hình kinh tế ổn định và dần kiểm soát được dịch bệnh, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phía Nam lấy lại hoạt động sản xuất, khôi phục đà tăng trưởng, khi đó cán cân thương mại sẽ cân bằng, nếu khả quan hơn có thể tiếp tục xuất siêu.

Ông Trần Thanh Hải, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết cán cân thương mại có thể cân bằng trong năm 2021. Ảnh: T.L.

Ông Trần Thanh Hải, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết cán cân thương mại có thể cân bằng trong năm 2021. Ảnh: T.L.

Theo Bộ Công thương, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang có những thuận lợi nhờ việc đang khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng Việt Nam có lợi thế.

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, giao thông vận tải, logistics chưa bình thường trở lại.

Các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện phải đảm bảo phòng, chống dịch với những yêu cầu nghiêm ngặt, phải đáp ứng được các điều kiện sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến”. Nguy cơ thiếu lao động sản xuất sau khi dịch được kiểm soát, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực cần có tay nghề như cơ khí, điện tử…

Các mặt hàng nông, thủy sản thời gian gần đây gặp khá nhiều bất lợi khi Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Do đó, từ nay đến cuối năm, để ngăn chặn đà suy giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của đại dịch, Bộ Công thương đã và đang tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách.

Bộ Công thương hiện đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2021 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược; làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Bên cạnh đó, bộ cho biết sẽ tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến, dựa trên những nền tảng mới, tập trung vào những hàng hóa, nông sản đang vào mùa vụ.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Xem thêm