Thứ bảy, 29/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vượt 'bão Covid', xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng trưởng ngoạn mục

Hồng Gấm
- 11:00, 30/06/2021

(DNTO) - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng vật tư, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ, toàn ngành nông nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng khá toàn diện. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt trên 24,23 tỷ USD, thặng dư thương mại 3,14 tỷ USD.

Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 rất lớn dẫn đến đứt gãy nguồn cung cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt trên 24,23 tỷ USD, thặng dư thương mại 3,14 tỷ USD. Ảnh: TL.

Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 rất lớn dẫn đến đứt gãy nguồn cung cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt trên 24,23 tỷ USD, thặng dư thương mại 3,14 tỷ USD. Ảnh: TL.

Nỗ lực hoàn thành "mục tiêu kép"

Bất chấp dịch bệnh, ngành Nông nghiệp đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống tốt dịch bệnh, nhờ vậy đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản (NLTS) 6 tháng đầu năm ước đạt 3,84%, trong đó, nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi) tăng 3,71%, lâm nghiệp tăng 3,98%, thủy sản tăng 4,25%.

Tốc độ tăng GDP ngành NLTS 6 tháng đầu năm là 3,82%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,69%, lâm nghiệp tăng 3,98%, thủy sản tăng 4,25%.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất của nhiều lĩnh vực trong ngành đều có mức tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt: Rau màu sản lượng tăng 1,2%, nhiều cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu, điều, chè đều có sản lượng tăng từ 2-5%. Các loại cây ăn quả chính như xoài, chuối, thanh long, cam, bưởi, vải… có sản lượng tăng từ 3-12%. Với sản xuất lúa, khối lượng khoảng 3,0 triệu tấn, giá xuất khẩu tăng trên 13,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Tin nên đọc

Về lĩnh vực chăn nuôi, 6 tháng đầu năm, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả nước, đàn bò tăng khoảng 2,5%, đàn lợn tăng 11,6%, đàn gia cầm phát triển tốt với mức tăng khoảng 5,4%. Tổng sản lượng thịt các loại ước đạt 3,16 triệu tấn, tăng 22,58% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, lũy kế đến nay, cả nước trồng được 265.550 ha rừng thâm canh gỗ lớn, đạt 95,7% kế hoạch. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 7,95 triệu m3, tăng 5,7%. Tổng thu từ dịch vụ môi trường rừng đạt 1.450 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2020; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 296.893 ha, tăng 6,4%.

Tổng sản lượng thủy sản đã đạt trên 4,1 triệu tấn, tăng 2,6%; trong đó, khai thác 2 triệu tấn, tăng 1,4%; nuôi trồng 2,1 triệu tấn, tăng 4,1%.

Đặc biệt, kết thúc 6 tháng đầu năm, công nghiệp chế biến NLTS, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ, cơ giới hóa nông nghiệp được nâng cao năng lực. Bộ NN&PTNT đã xây dựng 6 mô hình về “Hoàn thiện và mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi giá trị” (lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cà phê vùng Tây Nguyên).

Đến hết tháng 6/2021, cả nước có 5.343/8.267 xã (64,63%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) (tăng 202 xã, tương đương 2,4% so với cuối năm 2020), trong đó, có 351 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 38 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 192 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 12 tỉnh đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 4 tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. 

Trong 6 tháng cuối năm, ngành NN&PTNT phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành ở mức 3 - 3,2%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,2 - 3,5%.

Xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra 

Trong 6 tháng qua, làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, để hỗ trợ các địa phương trong việc tiêu thụ nông sản (đặc biệt là những địa phương có những nông sản đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch), Bộ NN&PTNT và đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương để bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín như: Alibaba, Amazon, Sendo, Voso, Shopee…; đẩy mạnh đàm phán với các nước để kết nối, thúc đẩy xuất khẩu trái cây, thủy sản sang Trung Quốc, Thái Lan, EU...

Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho biết: Lô hàng gần một tấn vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc của Cục Xúc tiến Thương mại, được nhập khẩu chính ngạch qua đường hàng không vào Pháp có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhận định: Nông sản Việt Nam đã dần chiếm lĩnh nhiều thị trường có yêu cầu khắt khe. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã chủ động hơn trong việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; xây dựng được nhiều vùng nguyên liệu, sản xuất theo quy chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, thị trường được mở rộng, thuế quan được ưu đãi cùng với đó là những dòng chảy đầu tư, tiếp thu công nghệ, trao đổi hợp tác, phát triển nguồn nhân lực cũng được nâng lên. Đây là những yếu tố rất tích cực tạo đà cho xuất khẩu.

Hoạt động sản xuất được duy trì, góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu thắng lợi trong 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh: TL.

Hoạt động sản xuất được duy trì, góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu thắng lợi trong 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh: TL.

Cụ thể, Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS 6 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra, đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, nông sản chính đạt 10,40 tỷ USD, tăng 13,3%; thủy sản đạt 4,05 tỷ USD, tăng 12,5%; lâm sản đạt 8,7 tỷ USD, tăng 61,5%.

Đóng góp vào thành công đó, có những mặt hàng với kim ngạch xuất khẩu tăng cao, gồm cao su, chè, hồ tiêu, hạt điều, rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, gỗ và sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm…

Trong đó, cao su, chè, rau quả, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu, cụ thể: Cao su (+41,3% khối lượng, +80% giá trị), chè (+0,1% và +4,5%), hạt điều (+22,2%, +11,1%), sắn và sản phẩm từ sắn (+16,3%, +30,5%).

Riêng hồ tiêu, dù khối lượng xuất khẩu giảm (đạt 155 nghìn tấn, giảm 6,7%) nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng (đạt 499 triệu USD, tăng 40,5%).

Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng như: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,1 tỷ USD (+74,8%), mây, tre, cói thảm đạt khoảng 447 triệu USD (+78,8%); tôm 1,66 tỷ USD, tăng 8,5%.

Về thị trường xuất khẩu: Có 4 thị trường (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc) nhập khẩu NLTS lớn nhất của Việt Nam, trong đó 2 thị trường lớn nhất (Mỹ và Trung Quốc) thời gian qua được duy trì tốt.

Cụ thể, Mỹ (thị trường lớn nhất) với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt khoảng 6,7 tỷ USD (tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 27,9% tổng giá trị xuất khẩu), trong đó chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm khoảng 60,6%).

Trung Quốc (thị trường xuất khẩu lớn thứ 2) với kim ngạch xuất khẩu NLTS khoảng 4,75 tỷ USD (tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 19,6% tổng giá trị xuất khẩu).

So với kim ngạch nhập khẩu NLTS 6 tháng đầu năm khoảng 21,09 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành đạt 3,14 tỷ USD.

Tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 mang đến nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên, kim ngạch một số mặt hàng lại sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do cước phí vận chuyển cao, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng lớn, chất lượng hàng hóa đủ tiêu chuẩn vào những thị trường “khó tính” chưa thật sự ổn định.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho hay, thời gian tới, bộ này sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và tham tán tại các nước, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nông sản; đồng thời phổ biến các quy định thị trường, "rào cản" kỹ thuật - thương mại, định hướng xuất khẩu nông sản tại các thị trường trọng điểm...

Mặt khác, Bộ NN&PTNT sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)… để hướng tới hoàn thành mục tiêu cả năm 2021 đạt 42 tỷ USD.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
12 giờ
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Xem thêm