Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam đặt nền móng xây dựng các 'kỳ lân' startup tiếp theo của châu Á

Thạch Hương
- 20:37, 28/07/2022

(DNTO) - Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), "kỳ lân” khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tiếp theo của châu Á và Thái Bình Dương có thể đến từ Việt Nam, khi nền móng để xây dựng một hệ sinh thái vững chắc có thể hỗ trợ những doanh nghiệp này đang được tiến hành thuận lợi.

 

"Kỳ lân” khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tiếp theo của châu Á và Thái Bình Dương có thể đến từ Việt Nam.

Mục tiêu dài hạn của Chính phủ Việt Nam đối với lĩnh vực này là thu hút tri thức, các tổ chức, cá nhân và doanh nhân để góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế và tham gia tạo lập các công ty khởi nghiệp thành công. Báo cáo của ADB, với nhan đề Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam, xem xét tiến triển của các công ty khởi nghiệp ở quốc gia Đông Nam Á này.

Một ví dụ về sự hỗ trợ của chính phủ là Đề án 844, với mục tiêu phát triển 600 doanh nghiệp vào năm 2025—100 doanh nghiệp trong số đó sẽ gọi được vốn đầu tư với tổng giá trị ít nhất là 2 nghìn tỷ đồng (khoảng 85,44 triệu USD). Mục tiêu này được hỗ trợ bởi Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và hai đề án mới có tên gọi “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”.

Bà Aimee Hampel-Milagrosa, chuyên gia kinh tế của ADB, một trong những tác giả chính của báo cáo, nhận định: “Chính phủ Việt Nam đã nhận ra rằng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là động lực mới của tăng trưởng cho quốc gia. Để tạo thuận lợi cho quá trình này, chính phủ đã bắt đầu tập hợp những yếu tố chủ chốt, ví dụ như các ưu đãi khuyến khích về chính sách và tài chính, để tạo ra và xây dựng thế hệ kỳ lân khởi nghiệp tiếp theo của Việt Nam”.

Năm 2021, năm lĩnh vực khởi nghiệp hàng đầu thu hút được nguồn vốn lớn nhất là công nghệ tài chính, hay “fintech” (26,6%); thương mại điện tử (20,3%); công nghệ giáo dục, hoặc “edtech” (17,2%); công nghệ y tế, hay “healthtech” (7,8%); và phần mềm dịch vụ (6,3%). Báo cáo xem xét công nghệ y tế và công nghệ nông nghiệp, hay “agritech”, vì đây là hai lĩnh vực có tác động xã hội cao và có tiềm năng đóng góp cho phát triển bền vững và đồng đều hơn.

Trong khi tài chính được coi là hạn chế chung đối với sự phát triển của các công ty khởi nghiệp, các nhà đầu tư thiên thần và đầu tư mạo hiểm được nhận thấy rất háo hức đầu tư. Một trở ngại khác đối với tăng trưởng là không có đủ vốn nhân lực. Tuy nhiên, các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam đang phối hợp với chính quyền các tỉnh và các bộ ngành trung ương để thành lập các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp. Họ cũng đang tổ chức các sự kiện khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên để thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp trong giới trẻ. 

Tin khác

Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 10/8 tới, Edtech Agency sẽ tổ chức Triển lãm công nghệ giáo dục (Edtech) và công bố Sách trắng & Bảng xếp hạng Edtech 2024.
5 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Số lượng startup kỳ lân Việt Nam vẫn còn ít ỏi, một phần do doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu quản trị, một phần do chính sách hỗ trợ chưa đủ và chưa thực sự lan tỏa.
6 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2024” là cơ hội để thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt nữ thanh niên từ 18-35 tuổi nhận nguồn hỗ trợ tài chính, chuyên môn kĩ thuật, nâng cao năng lực kinh doanh.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Sau 5 năm triển khai hoạt động, dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã “ươm mầm” cho những sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số và lan toả tinh thần khởi nghiệp tại địa phương.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Startup giờ đây đang tìm cơ hội để nâng cấp chính mình, tìm giải pháp đa dạng nguồn vốn tại các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình tăng tốc trước khi bước vào các vòng gọi vốn chính thức.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Từ năm 2021 đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm kỳ lân mới. Trong khi các công ty tiệm cận kì lân cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động. Việt Nam cần có những chính sách đủ mạnh trong giai đoạn tới.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Chương trình Ươm tạo SIP100 mùa thứ 5 với mục đích giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đã lựa chọn được 8 doanh nghiệp Việt Nam và 2 doanh nghiệp Hàn Quốc ở vòng đầu tiên.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Lê Mỹ Quỳnh, cô gái Gen Z nổi tiếng với “bộ sưu tập lỗ hổng” cũng từng hoài nghi về chính mình khi theo đuổi ngành bảo mật thông tin.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều startup, nhà đầu tư ngoại đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng để mở rộng hoạt động.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản tiếp tục huy động nguồn vốn khủng để mở rộng đầu tư vào startup Đông Nam Á.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Edtech (công nghệ giáo dục) Việt Nam đang ở đâu trong bức tranh tổng quan của thế giới? Những xu hướng mới và sản phẩm nổi bật nào đang thu hút người dùng? Đó là những chủ đề sẽ đề cập đến trong Sách trắng Edtech 2023 do Edtech Agency thực hiện.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 14/4, cuộc thi Robot Thế giới (ROBOTACON WRO 2023) tại Việt Nam chính thức được phát động tại Trường Đại học Phenikaa, nhằm tìm kiếm đội thi xuất sắc tham dự vòng chung kết thế giới ở Panama.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều địa phương như Huế, Đà Nẵng… đã nhận ra rằng, việc tích cực đón nhận các giải pháp sáng tạo từ công ty khởi nghiệp sẽ giúp họ bứt phá.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Bỏ thời gian, công sức và cả tiền túi để hỗ trợ startup, đội ngũ mentor (cố vấn, chuyên gia) vẫn ngày đêm miệt mài với công việc này để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cất cánh.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Không thể phủ nhận vai trò “bà đỡ” của các Chính phủ đã giúp hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nhiều nước như Israel, Trung Quốc hay Hàn Quốc.... vụt sáng trong những năm qua.
1 năm
Xem thêm