Thứ hai, 14/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam có thể phát triển thêm nhiều khu thương mại tự do

Huyền Trang
- 16:01, 02/12/2024

(DNTO) - Sau Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề xuất thành lập khu thương mại tự do. Chuyên gia cho rằng Việt Nam có cơ hội tiến tới trở thành quốc gia thương mại tự do giống như Singapore.

Khu Thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao. Ảnh: T.L.

Khu Thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao. Ảnh: T.L.

Sau khi Quốc hội cho phép Đà Nẵng thí điểm thành lập Khu Thương mại tự do, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 hôm 2/12, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề xuất hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép.

Lý giải về đề xuất này, tại diễn đàn, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, chính là một bước đi chiến lược để hoàn thiện hạ tầng logistics vùng Đông Nam bộ.

“Khu thương mại tự do Cái Mép kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải một cách đồng bộ, tạo ra lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của quốc gia để làm mới động lực cũ, tạo ra động lực mới trong thu hút đầu tư thế hệ mới trong không gian dịch vụ - công nghiệp - đô thị trên hành lang kinh tế Đông Tây từ Mộc Bài đến Cái Mép - Thị Vải”, ông Thanh nói.

Thực tế những năm qua, mô hình Khu thương mại tự do đã được nhiều quốc gia (như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, UAE…), áp dụng rất thành công, giúp giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và tối ưu hóa dòng chảy hàng hóa, nâng cao năng lực logistics, thu hút đầu tư nước ngoài. Khu thương mại tự do là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng và là công cụ hữu hiệu để các quốc gia tận dụng tối đa lợi ích mà quá trình hội nhập mang lại.

GS.TS John Kent, Trường Đại học Arkansas, Mỹ đánh giá Việt Nam ở kỷ nguyên mới khi có thế hệ lãnh đạo năng động, vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất trong dòng chảy thương mại quốc tế. Với các tỉnh thành giáp Trung Quốc, vị giáo sư khuyến nghị Việt Nam có thể tận dụng tốt đường biên giới này để hình thành các khu thương mại tự do là khu vực chuyên biệt dành cho thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, kho ngoại quan và chế biến xuất khẩu.

Ngoài ra Việt Nam có thể phát triển các khu hợp tác kinh tế và biên giới để khuyến khích thương mại biên giới và chế biến xuất khẩu, cải thiện quan hệ với nước láng giềng và cải thiện điều kiện kinh tế ở những khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.

Ở những khu vực này có thể  tập trung vào sản xuất linh kiện, để vật tư đầu vào từ tỉnh Quảng Đông có thể vào Việt Nam sản xuất và xuất khẩu trở lại hay tung ra thị trường. Các hành lang kinh tế như Quảng Đông, Côn Minh tập trung rất nhiều hoạt động sản xuất. Đây là lợi thế quan trọng của Việt Nam khi có đường biên giới tiếp giáp với khu vực này.

“Việt Nam có thể hướng tới trở thành quốc gia thương mại tự do với việc thành lập nhiều khu thương mại tự do khác nhau giống như Singapore”, GS.TS John Kent khuyến nghị.

Việt Nam và Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khuyến khích thương mại biên giới và chế biến xuất khẩu hai bên. Ảnh: T.L.

Việt Nam và Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khuyến khích thương mại biên giới và chế biến xuất khẩu hai bên. Ảnh: T.L.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng cho rằng xu hướng logistics trên thế giới là sự cạnh tranh quyết liệt để khai thác lợi thế địa chính trị. Các quốc gia xung quanh Việt Nam đang có những động thái rất mạnh mẽ để thúc đẩy gia tăng hoạt động logistics.

Trung Quốc với sáng kiến “Vành đai và con đường” đã triển khai cách đây 10 năm và đã đạt nhiều thành tựu. Singapore từ cách đây 5 thập kỷ xác định logistics là điểm xuất phát cho sự thịnh vượng của mình khi đặt mục tiêu thành trung tâm trung chuyển lớn nhất khu vực. Các quốc gia khác như Lào, Campuchia, Thái Lan cũng có chiến lược phát triển logistics mạnh mẽ khi họ tập trung xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc mới...

Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, nơi giao lưu của luồng hàng hóa rất mạnh nhưng chưa khai thác tối đa lợi thế này. Vì vậy quan điểm của ông Hải là khi xây dựng chiến lược logistics cần coi logistics là một ngành dịch vụ trọng điểm, ưu tiên cao để phát triển.

“Có thể nói dịch vụ logistics đã tồn tại rất lâu, hiện diện khắp nơi trong cuộc sống nhưng việc nhìn nhận nó như một ngành kinh tế như dịch vụ viễn thông, ngân hàng, du lịch chưa đầy đủ. Chúng tôi mong muốn có sự quan tâm của Chính phủ để đưa ngành dịch vụ logistics lên một tầm cao mới”, ông Hải nói. 

Dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 7 giải pháp lớn mang tính đột phá để phát triển ngành logistics Việt Nam, trong đó có việc xây dựng, phát triển quốc gia thương mại tự do. 

Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics, đề án phát triển quốc gia thương mại tự do, phát triển các khu thương mại tự do ở biên giới. “Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhiều trung tâm dịch vụ logistics chất lượng cao gắn với các khu thương mại tự do, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu phải đi đầu trong quá trình này”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sáp nhập, hợp nhất.
8 giờ
Thời sự - Chính trị
Trên các công trường 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, từng mũi thi công ngày đêm chạy đua với thời gian bảo đảm thông xe toàn tuyến đúng dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Hai ngày sau khi chính quyền Mỹ công bố sẽ miễn áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm điện tử vào hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Donald Trump cảnh báo đây chỉ là giải pháp tạm thời và là một phần của kế hoạch thuế toàn phần.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc thương chiến mà Mỹ khơi mào với Trung Quốc, dù xuất phát từ những lo ngại chính đáng về thâm hụt thương mại và các tập quán kinh tế bị cho là không công bằng, đang dần bộc lộ những bất lợi sâu sắc mà chính Washington phải gánh chịu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%. Đây là lần thứ ba trong vòng 3 ngày qua Bắc Kinh tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Khởi nguồn từ những bất đồng sâu sắc về thương mại, mối quan hệ song phương này đã leo thang thành một cuộc giằng co quyền lực toàn diện, định hình lại trật tự thế giới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn mang tính đột phá, bởi như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Rạng sáng 10/4, giờ Việt Nam, một cơn địa chấn đã rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố một loạt các biện pháp thuế quan mới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Phản ứng từ các quốc gia trên toàn thế giới rất đa dạng, bao gồm việc áp đặt thuế quan trả đũa, tiến hành các cuộc đàm phán thương mại mới, nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại và thực hiện những chính sách trong nước để hỗ trợ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập một cơ chế theo dõi tình trạng chuyển hướng thương mại có thể xảy ra do thuế quan, nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ thương mại song phương.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua một ngày đầy biến động khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thực thi mức thuế đối ứng với hàng loạt quốc gia.
5 ngày
Xem thêm