Thứ hai, 24/06/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

 Tỷ giá vẫn giao dịch quanh vùng đỉnh, Ngân hàng Nhà nước cấp tập tăng lãi suất OMO lên 4,5%/năm

Bạch Dương
- 13:53, 23/05/2024

(DNTO) - Ngày 22/5, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái nâng lãi suất cho vay qua kênh OMO lên 4,5%/năm. Đây là tín hiệu tiếp theo của nhà điều hành nhằm đẩy lãi suất thị trường 2, ghìm cương áp lực tỷ giá. Lãi suất VND liên ngân hàng một số kỳ hạn chủ chốt ngấp nghé 5%/năm.

Lãi suất liên ngân hàng tiến sát 5%, Ngân hàng Nhà nước tăng quy mô bơm ròng gấp 17 lần. Ảnh: TL.

Lãi suất liên ngân hàng tiến sát 5%, Ngân hàng Nhà nước tăng quy mô bơm ròng gấp 17 lần. Ảnh: TL.

Thực tế, trong suốt gần 1 tháng qua, dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện bán ngoại tệ can thiệp, song tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng vẫn liên tục kéo sát, thậm chí kịch trần cho phép. Điều này gây ra áp lực lớn đối với dự trữ ngoại hối vốn chỉ ngấp nghé ngưỡng an toàn (3 tháng nhập khẩu) theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. 

Đơn cử, ngày 22/5, NHNN công bố tỷ giá trung tâm đã tăng 3 đồng so với mức niêm yết hôm qua ở mức 24.254 VND/USD. Áp dụng biên độ 5%, tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch từ 23.041 - 25.467 VND/USD. Tỷ giá mua bán được Sở giao dịch NHNN giữ niêm yết ở mức 23.400 - 25.450 VND/USD.

Đáng chú ý, phiên giao dịch ngày 22/5 chứng kiến NHNN đã cho 9 thành viên thị trường vay gần 25.000 tỷ đồng thông qua kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO) với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 4,5%/năm. So với phiên trước đó, quy mô cho vay OMO của NHNN đã tăng gấp hơn 9 lần và lãi suất cho vay đã tăng thêm 0,25 điểm %, từ 4,25%/năm lên 4,5%/năm.

Đây là lần thứ hai nhà điều hành tăng lãi suất OMO trong vòng 1 tháng qua. Trước đó, cơ quan này cũng đã tăng lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá từ 4% lên 4,25%/năm trong phiên 23/4. Đồng thời,  NHNN cũng đã phát hành 650 tỷ đồng tín phiếu với kỳ hạn 28 ngày, với lãi suất trúng thầu đã tăng từ 3,9%/năm trong phiên trước đó lên 4%/năm.

Cũng trong phiên 22/5, lô tín phiếu trị giá 1.400 tỷ đồng đã đáo hạn. Song song với đó, khoản vay trị giá 2.791 tỷ đồng trên kênh OMO cũng đáo hạn. Như vậy, có thể xác định NHNN đã bơm ròng tổng cộng 22.959 tỷ đồng.

Giới phân tích cho rằng, động thái nhà điều hành tăng lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu nhằm thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng cao hơn trong thời gian tới, sẽ giảm áp lực lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối.Theo đó, sau khi hút về lượng lớn thanh khoản dư thừa, NHNN tiếp tục thực hiện các đợt phát hành tín phiếu mới và lãi suất tăng dần nhằm đưa ra thông điệp cho thị trường rằng đã sẵn sàng đưa ra một mức suất đủ hấp dẫn để các ngân hàng dư thừa thanh khoản tìm đến kênh tín phiếu thay vì cho vay lãi suất thấp trên liên ngân hàng, qua đó khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng khó giảm sâu.

Với các ngân hàng cần nguồn hỗ trợ, NHNN sẵn sàng cho vay qua kênh OMO nhưng các nhà băng này phải chấp nhận mức lãi suất không rẻ và đã tăng lên 4,5%/năm. Việc sử dụng song song hai công cụ tín phiếu và OMO nhằm phục vụ mục tiêu kép là vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, đồng thời giảm sức ép lên tỷ giá thông qua việc thu hẹp chênh lệch lãi suất USD - VND trên thị trường liên ngân hàng.

Trong báo cáo mới công bố mới đây, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) và Think Future cho biết, có nhiều công cụ để kiểm soát tỷ giá mà NHNN có thể sử dụng. Nhìn lại hai năm 2022 và 2023, có 3 bước để kiểm soát tỷ giá.  

Bước 1 là hút thanh khoản, bằng tín phiếu và các nghiệp vụ khác để nâng lãi suất liên ngân hàng. Bước 2 là bán dự trữ ngoại hối, có thể ít, có thể nhiều để thăm dò và ổn định thị trường. Bước 3 là tăng lãi suất điều hành trong trường hợp các bước 1 và 2 chưa đủ để hạ nhiệt tỷ giá.

Theo VEPR và Think Future, hiện nay, NHNN đã thực hiện bước 1 và 2. Mặc dù các cơ quan quản lý đã rất nỗ lực để kiểm soát tỷ giá nhưng trong bối cảnh xuất siêu giảm, áp lực lên cung cầu ngoại tệ sẽ còn kéo dài. Các giải pháp vừa qua là hút thanh khoản hay bán dự trữ ngoại hối sẽ khó đủ để tiếp tục ổn định tỷ giá. Trong bối cảnh đó, tăng lãi suất điều hành sẽ là công cụ hữu hiệu nhất để kiểm soát tỷ giá.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích cho rằng, trong tuần giao dịch mới, chiến lược phù hợp của các nhà đầu tư là nắm giữ tỷ trọng nhất định, chờ chỉnh sâu hơn hoặc đợi thị trường rõ kịch bản rồi hành động. Các nhóm ngành phục hồi theo chu kỳ kinh tế vẫn sẽ được ưu tiên.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù tính đến cuối tháng 5/2024, nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng âm, thậm chí có ngân hàng âm tới hơn 10%, song không vì vội vàng tăng trưởng tín dụng mà không kiểm soát chất lượng. Điều quan trọng là các ngân hàng phải "bắt bệnh" được nguyên nhân tín dụng ách tắc để tìm đúng giải pháp tháo gỡ.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tín dụng dần hồi phục khiến nhiều nhà băng phải tăng lãi suất huy động nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn. Song, xu hướng lãi suất tăng từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều, chưa đủ tạo ra cuộc đua lãi suất trên thị trường để "giữ chân" dòng tiền đầu tư.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tăng gần 7% với hơn 33 triệu đơn vị được khớp lệnh, mã TCH trở thành cổ phiếu sáng giá trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 20/6.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất và xuất khẩu là lực kéo tích cực cho nền kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm. Tuy nhiên, xu thế chưa thực sự bền vững và còn nhiều rủi ro bất định phía trước. Do đó, VEPR nhận định triển vọng tăng trưởng GDP năm 2024 dưới tiệm cận mục tiêu Quốc hội đặt ra.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kì điều hành hôm nay 20/6, tuy nhiên, đà tăng giá dầu cao hơn nhiều so với giá xăng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xu hướng tăng liên tục được duy trì giúp FPT liên tục lập đỉnh mới và được xem là cổ phiếu "bất bại" trên thị trường chứng khoán, dù vậy chuyên gia vẫn chỉ ra nhiều rủi ro về mặt định giá với cổ phiếu này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhà đầu tư phải đặc biệt chịu khó "ngóng" lãi suất để có chiến lược đầu tư nên có sự điều chỉnh dựa trên triển vọng phân bổ các lớp tài sản nửa cuối năm 2024. Bởi lẽ tiền gửi và trái phiếu sẽ có triển vọng phục hồi, song vàng cần cẩn trọng, còn xu hướng của cổ phiếu sẽ là duy trì. 
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trước đề xuất đánh thuế giao dịch vàng góp phần giảm tình trạng đầu cơ, tích trữ, thao túng giá vàng của chuyên gia, tại họp báo thường kỳ quý II chiều 18/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ sẽ tiếp thu, nghiên cứu và đánh giá tác động, tính khả thi đối với đề xuất đánh thuế giao dịch vàng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lượng lớn cổ phiếu VND được trao tay trong ba phiên gần đây, cùng đó thị giá VND đang quay về với mức đáy ngắn hạn cách đây vài tháng, cho thấy sự thay đổi với cổ phiếu này.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chính phủ quyết định gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, 6, 7, 8, 9 năm 2024 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi khối ngoại miệt mài xả hàng, tập trung vào các "ông lớn" thì nhà đầu tư cá nhân trong nước lại tỏ ra ưa chuộng nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, điều này được cho đang gây khó cho nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn?
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tỷ giá VNĐ/USD đã tăng mạnh gần 5% từ đầu năm, dù ẩn số này vẫn cần được theo dõi để hạn chế các tác động tiêu cực, song dự báo áp lực với đồng VNĐ sẽ vơi bớt thời gian tới nhất là khi giá vàng trong nước đang được kéo gần với thế giới.
1 tuần
Bất động sản
Tăng trưởng tín dụng và chính sách của Chính phủ là những yếu tố mang lại tác động tích cực, đẩy nhanh tiến trình xoay chiều cho thị trường nhà đất. Nếu yếu tố vĩ mô này tiếp tục thuận lợi, “cửa” đẩy vốn khả quan nhất hiện nay sẽ là lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là nhà ở giá rẻ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bàn các giải pháp để đảm bảo tất cả hoạt động giao dịch không tiền mặt diễn ra an ninh, an toàn và liên tục; đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức, giúp người dân tự bảo vệ tốt hơn khi giao dịch không tiền mặt là chủ đề được đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt”.
1 tuần
Xem thêm