Thứ tư, 01/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Từ ‘kình địch’ tới ‘bạn bè’, chuyện gì đang xảy ra với các gã khổng lồ công nghệ?

Huyền Trang
- 14:46, 05/11/2023

(DNTO) - Các “ông lớn” công nghệ đang nhận ra rằng việc chạy đua với nhau đang đốt rất nhiều nguồn lực, trong khi đó những cái bắt tay giải quyết cho họ nhiều việc tốt hơn.

Hai gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã có màn

Hai gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã có màn "quay xe" khiến cả giới công nghệ bất ngờ. Ảnh: T.L.

Alibaba và Tencent vừa cùng nhau rót hàng triệu USD vào 2 startup trí tuệ nhân tạo là Zhipu và Baichuan, nhằm tận dụng AI để tăng tốc.

Đây là một quyết định khá bất ngờ vì trước đây hệ sinh thái của 2 “ông lớn” này thường được coi là “cấm địa” của nhau. WeChat (mạng xã hội thuộc Tencent) từng không cho phép hiển thị liên kết đến Taobao của Alibaba. Trong khi đó, Alibaba từng loại trừ phương thức thanh toán WeChat Pay ra khỏi những ứng dụng của mình.

Giờ đây, 2 ông lớn này đã mở chửa cho nhau. Cú bắt tay này sẽ mang lại lợi ích kép, một mặt giúp Tencent kiếm về nhiều tiền quảng cáo hơn, còn Alibaba cũng tăng cấp số nhân lượng hàng bán ra.

Tương tự như LG và Samsung, hai gã khổng lồ trong ngành gia dụng của Hàn Quốc, cũng là những đối thủ của nhau, đang xúc tiến hợp tác để phát triển đồ gia dụng thông minh. Các đồ gia dụng của LG giờ đây có thể dễ dàng được điều khiển thông qua ứng dụng của Samsung. Liên minh này hợp tác không chỉ mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng mà còn giúp hãng tăng chất lượng và giá bán cho sản phẩm gia dụng.

Đây là xu hướng đang rục rịch trong giới công nghệ, nơi mà các công ty sống trong thế giới phẳng, không có biên giới cũng không có bí quyết hay độc quyền mãi mãi. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, những quyết định chính trị có thể ngay lập tức ảnh hưởng đến sự sống còn của các công ty công nghệ. Điều này buộc các công ty công nghệ phải tự gỡ hàng rào của mình xuống và hợp tác nhiều hơn với những đối tác, thậm chí cả đối thủ của mình.

Trong ngành cạnh tranh khốc liệt như sản xuất chip, 4 “ông lớn” trong ngành công nghệ là Samsung, Ericsson, IBM và Intel cũng có động thái tương tự. Họ cùng nhau trở thành “đồng thiết kế” để phát triển các loại chip thế hệ mới hiệu suất cao hơn, có khả năng tái chế và giảm tác động tới môi trường.

Thay vì coi đối thủ để cạnh tranh, các công ty công nghệ đang coi nhau như đối tác, bạn hàng. Ảnh: T.L.

Thay vì coi đối thủ để cạnh tranh, các công ty công nghệ đang coi nhau như đối tác, bạn hàng. Ảnh: T.L.

Ông Frank Bignone, Giám đốc Chuyển đổi số toàn cầu, FPT Software, cũng cho biết doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ sẽ phải thích ứng với một hệ sinh thái có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Có những dự án có thể cùng nhau đổi mới sáng tạo, đó gọi là quan hệ đối tác chiến lược, cùng chia sẻ những vấn đề chung, có chiến lược đặc thù để giải quyết vấn đề cho khách hàng.

Gần đây IBM đã cùng hợp tác với FPT và đưa ra giải pháp AI, mở thêm cửa cho IoT hay các giải pháp khác công nghệ áp dụng để giải quyết vấn đề cho khách hàng.

“Quan hệ đối tác công nghệ giống như một con người cùng làm việc với khách hàng, như một đối tác với nhau. Chúng tôi có thể đứng ở góc độ bên cung cấp, nhưng cũng đứng ở góc độ khách hàng. FPT Software cũng có những quan hệ đối tác gọi là nền tảng chung với hàng ngàn khách hàng. Chúng tôi không chỉ làm việc với Airbus mà có cả các hãng hàng không khác. Thông qua đó chúng tôi cùng nhau xây dựng các chiến lược phát triển để các công ty cùng hưởng lợi”, ông Frank Bignone nói.

Đại diện của Cox Automative cho biết những người lãnh đạo ngày nay cần phải sẵn sàng thử nghiệm và chuẩn bị tinh thần là sẽ tăng tốc. Có những lúc ta quá tập trung vào một chiến lược là chúng ta sẽ đạt được gì mà không tập trung vào hiện tại chúng ta cần làm gì để thành công trong tương lai, hay những điểm thuận lợi và cản trở khả năng thành công.

Việc đối tác công nghệ không phải đo bao nhiêu người thì tính bao nhiêu tiền. Không còn chỉ là hiệu quả mà còn phải hướng đến tương lai của doanh nghiệp khi chuyển đổi số. Việc đo đếm phải thực hiện ở góc độ toàn doanh nghiệp chứ không chỉ tính ở một ứng dụng.

“Quan hệ đối tác phải cùng nhau chia sẻ ý tưởng và phân công như anh phụ trách vấn đề này còn chúng tôi tập trung vào những nội dung khác. Điều này cho phép doanh nghiệp đổi mới và thử nghiệm nhiều hơn, trao đổi thông tin để cùng sống sót trong hệ sinh thái khó khăn. Khi đối diện với thách thức có thể giải quyết nhiều chiều theo nhiều cách khác nhau”, ông David Rice, Giám đốc cấp cao về sản phẩm và kỹ thuật, Cox Automative, nhấn mạnh.

Tin khác

Xu thế
6 năm qua, Shopee luôn duy trì vị trí số 1 các sàn thương mại điện tử Việt Nam lớn nhất Việt Nam. Nhưng ngôi vương này ngày một bị đe dọa bởi tân binh là TikTok Shop.
2 ngày
Xu thế
Tài sản mã hóa được công nhận ở nhiều quốc gia giúp cho Bitcoin từ tiền tệ trở thành tài sản và trở thành một trong những nơi trú ẩn của giới nhà giàu.
3 ngày
Xu thế
Lượng lớn lao động freelancer Việt Nam đang sở hữu tài sản ảo khi làm việc với các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra bài toán cần nhanh chóng có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như chống thất thu thuế cho nhà nước.
6 ngày
Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
1 tuần
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
2 tuần
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
3 tuần
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
1 tháng
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
1 tháng
Xu thế
Covariant, một hãng startup đang phát triển công nghệ cho phép robot tự tiếp thu kỹ năng hệ như ChatGPT.
1 tháng
Xu thế
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được Shopee, Lazada, TikTok Shop... tận dụng tối đa nhằm thu hút người mua, người bán lên sàn, gia tăng khoảng cách với các đối thủ. Nhưng, với các nhà bán hàng, công nghệ tân tiến chưa chắc giúp túi tiền của họ dày thêm.
1 tháng
Xu thế
Trong khi các ông lớn tập trung vào sản xuất chip công nghệ cao thì thị trường lại đang rất cần những sản phẩm chip phân khúc thấp, phù hợp với năng lực của Việt Nam.
1 tháng
Xu thế
Các công ty công nghệ đang chi mạnh để đầu tư cho AI nhằm chiếm lợi thế tiên phong. Nhưng công cụ trí tuệ nhân tạo nào sẽ chiếm lĩnh thị trường vẫn còn chờ đáp số.
2 tháng
Xu thế
Khi AI có thể thay thế nhiều nhân sự ở nhiều công việc thì nhiệm vụ của con người là phải học cách dùng AI, biến nó trở thành vũ khí của mình chứ không phải vật thay thế mình.
2 tháng
Xu thế
Một công nghệ mà ngay cả những người không có kiến thức lập trình cũng có thể tạo ra ứng dụng cơ bản đang trở thành mảnh đất tiềm năng cho các công ty công nghệ khai thác.
3 tháng
Xu thế
Trung Quốc, Hoa Kỳ, khu vực châu Âu đang chạy đua sản xuất chip AI nhằm tăng tốc hoạt động xử lý các tác vụ liên quan đến AI.
3 tháng
Xem thêm