Thứ tư, 26/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TS Cấn Văn Lực: Chính sách tiền tệ cần 'nới lỏng thận trọng', hỗ trợ tăng trưởng

Bạch Dương
- 14:20, 11/05/2023

(DNTO) - Để điều hành chính sách tiền tệ một cách hài hòa, theo chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực, Ngân hàng Nhà nước cần đa mục tiêu hơn, đồng thời chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng thận trọng", hỗ trợ tăng trưởng...

Doanh nghiệp lo tình hình khó khăn có thể kéo dài sang đến hết quý III, chất lượng tín dụng đang xấu đi là nỗi ám ảnh của các ngân hàng. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp lo tình hình khó khăn có thể kéo dài sang đến hết quý III, chất lượng tín dụng đang xấu đi là nỗi ám ảnh của các ngân hàng. Ảnh: TL.

Ngân hàng sợ bị “dồn toa” khó khăn của nền kinh tế

Trước khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hệ thống các ngân hàng thương mại đang chịu áp lực lớn về giảm lãi suất và tăng cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Tại Diễn đàn Ngân hàng năm 2023 với chủ đề “Điều hành chính sách tiền tệ trước biến số kinh tế toàn cầu”. Chia sẻ từ góc độ quản lý nhà nước, bà Dương Thị Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN, cho biết mặc dù Cục Dự trữ liêng bang Mỹ (Fed) đã tạm dừng tăng lãi suất, nhưng mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao. Hơn nữa, nguy cơ lạm phát tiềm ẩn trong nước và thế giới vẫn rất lớn.

Động thái của Fed cũng như các tác động tới chính sách tiền tệ và nền kinh tế Việt Nam cũng là điều mà các ngân hàng thương mại lo lắng dè chừng. Tuy vậy, bên cạnh đó, chất lượng tín dụng đang xấu đi đang là nỗi ám ảnh thường trực của các ngân hàng.

Ông Lê Thanh Tùng, Thành viên HĐQT VietinBank, chỉ ra đến hết quý I/2023, tín dụng toàn ngành chỉ đạt 2,06%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,04% cùng kỳ 2022. "Sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp đã chững lại, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, số lượng đơn hàng thấp trong khi chi phí vốn tăng cao; người dân cũng gặp khó khăn hơn so với trước… Diễn biến trên tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng", vị này cho hay.

Theo đó, sau số liệu công bố của 27 ngân hàng, lợi nhuận quý đầu năm nay đã sụt giảm 4,1%. Hệ thống ngân hàng đối mặt nhiều rủi ro về thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, giá cả… 

Chia sẻ với thế khó của nhà điều hành, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho rằng, "Hiện nay NHNN đang đi trên dây, vừa điều hành vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất mà còn phải tăng trưởng kinh tế hiệu quả".

Theo ông Hùng, mặc dù Thông tư 02/2023 đã được ban hành nhưng các tổ chức tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Các ngân hàng tự quyết định, tự điều chỉnh, tự cơ cấu nợ… "Nếu không cẩn thận thì khó khăn của nền kinh tế sẽ dồn hết vào ngân hàng thương mại, thời gian tới ngân hàng khó khăn thì doanh nghiệp cũng gặp khó".

"Mong muốn về giảm lãi suất của doanh nghiệp là chính đáng, ngành ngân hàng cũng không ai muốn lãi suất huy động và cho vay cao, song, nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Tuy nhiên, nếu hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ rất rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, chúng ta còn phải tính tới sự ổn định vĩ mô, tỷ giá… tựu trung là ổn định hệ thống ngân hàng", ông Hùng đánh giá.  

Đồng thời phân tích: Một số ý kiến cho rằng, NHNN điều hành "giật cục", nhưng nếu không cẩn trọng liệu dư nợ tăng thêm có hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu và tốc độ huy động vốn chỉ bằng 1/2 tốc độ tăng trưởng tín dụng?.

“Có kết quả ngày hôm nay là nỗ lực lớn của NHNN và các ngân hàng thương mại. Chúng tôi cũng kêu gọi giảm chi phí, giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng sao có thể hỗ trợ mãi”, ông Hùng bày tỏ và lưu ý thêm, bối cảnh hiện tại đòi hỏi phải phát triển lành mạnh, bền vững thị trường vốn, trong đó có thị trường trái phiếu và chứng khoán. 

Chính sách tiền tệ nên chuyển trạng thái từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng. Ảnh: TL.

Chính sách tiền tệ nên chuyển trạng thái từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng. Ảnh: TL.

Nới lỏng "thận trọng", hỗ trợ tăng trưởng  

Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, một trong số những "biến số" rủi ro, thách thức với kinh tế là mặt bằng lãi suất tuy đang giảm nhưng vẫn còn cao. Rủi ro thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế tăng cao cũng tác động tiêu cực đến Việt Nam.

Theo ông Lực, việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng còn gặp nhiều thách thức, đi kèm với đó là nợ xấu tăng cao. Trong khi đó, thị trường trái phiếu và bất động sản cần có thêm thời gian để xử lý, làm lành mạnh hoá.

"Chính sách tiền tệ của NHNN cần đa mục tiêu hơn, đồng thời chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng. Giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, chính sách cơ cấu lại nợ. Hỗ trợ thanh khoản, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.., ông Lực khuyến nghị.

Để nền kinh tế phục hồi, ông Lực cho rằng, bài toán lớn nhất năm nay là phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Riêng chính sách tiền tệ năm nay phải đa mục tiêu hơn, vì ngoài mục tiêu thông thường còn phải “gánh” mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ trong bối cảnh thế giới rất bất ổn.

Về chính sách tài khoá, cần cần tiếp tục chính sách giãn, hoãn thuế, phí cho các doanh nghiệp và đẩy nhanh việc hoàn thuế VAT; phối hợp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và Chương trình phục hồi 2022-2023. Ổn định tiền tệ - tài chính, phát triển thị trường chứng khoán, tăng năng lực tài chính cho các tổ chức tín dụng, hoàn thiện thể chế hệ thống tài chính...”, ông Lực nhấn mạnh.  

Còn bà Hà Thị Kim Nga, chuyên gia cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gợi ý, các chính sách cần được cân nhắc, phối hợp và truyền thông một cách thận trọng. NHNN nên dựa vào lãi suất chính sách để kiềm chế lạm phát và tránh các áp lực lên tỷ giá. Bên cạnh đó, đảm bảo sự ổn định khu vực tài chính khi xử lý các nút thắt của thị trường trái phiếu và bất động sản.

“Chính sách tài khóa nên linh hoạt và có mục tiêu, đồng thời, thực thi các cải cách cơ cấu”, bà Nga nói.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index bước vào phiên thứ hai vượt ngưỡng 1.300 điểm, cùng đó là sự khởi sắc về dòng tiền, sự xoay tua tăng điểm giữa các nhóm ngành. Diễn biến trên đã giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán nhận được nhiều kỳ vọng tích cực.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nếu Hoà Phát được ví như "Ngư ông đắc lợi" do hội tụ nhiều yếu tố được hưởng lợi rõ nét thì nhiều doanh nghiệp khác không kém phần lo lắng khi HRC, nguyên liệu đầu vào quan trọng, không còn rẻ.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 21/2, phản hồi về việc mấy ngày qua dư luận xã hội lo ngại lãi tiền gửi tiết kiệm có thể bị đánh thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính khẳng định tiếp tục miễn thuế đối với khoản thu nhập này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường đang duy trì nhiều điểm sáng giúp nhà đầu tư có thể kỳ vọng VN-Index vượt thành trì 1.300 điểm sau một thời gian dài chủ yếu theo xu hướng đi ngang.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu đầu tư công tăng chóng mặt trong bối cảnh đầu tư công trong nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, một động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có những diễn biến trái chiều trong kì điều chỉnh 20/2.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tín dụng năm nay được nhận định tích cực hơn khi sức hấp thu vốn của nền kinh tế cải thiện, giải ngân tín dụng, vốn bị thắt chặt trong nhiều năm, đang dần được nới lỏng, tín dụng bán buôn tăng tốc.... là động lực cho các ngân hàng "đầu tàu" lên kế hoạch để lập kỷ lục mới về lợi nhuận năm 2025.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quỹ ETF tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng trong tháng 1/2025, với giá trị rút ròng là hơn 595 tỷ đồng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xu hướng giao dịch toàn cầu gần đây cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của các thương vụ lớn: khối lượng giao dịch trị giá trên 1 tỷ USD đã tăng 17% trong năm 2024, đồng thời giá trị trung bình của mỗi thương vụ cũng tăng lên đáng kể.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mận Úc chính thức được giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam tại các sự kiện ra mắt ở TP. HCM và Hà Nội.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tiền bắt đầu rút ra khỏi nhiều mã khoáng sản và lan toả sang nhiều nhóm ngành khác đang cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư khi nhóm này đã tăng mạnh thời gian qua.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chính phủ đặt KPI tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, một con số đầy thách thức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong bối cảnh lạm phát và tỷ giá đang chịu nhiều áp lực, việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng duy trì tăng trưởng bền vững.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việc chính thức đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng có thể khiến giá cả loại hàng hóa này gia tăng, là cơ hội vươn lên của hàng nội địa.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam sẽ cần sự chuẩn bị và nhiều giải pháp để vượt qua giai đoạn thách thức với điểm tựa vững chắc từ nền tảng vĩ mô ổn định trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng cục hải quan vừa cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2023. Đây là con số cao nhất trong vòng 14 năm qua, khẳng định vị thế của ngành dừa trên bản đồ xuất khẩu nông sản.
1 tuần
Xem thêm