Thứ hai, 07/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thường trực Chính phủ lắng nghe tiếng nói doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn

T.H
- 08:53, 03/03/2024

(DNTO) - Sáng 3/3, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu để lắng nghe tiếng nói doanh nghiệp, đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, với tinh thần mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi người cùng chung tay, góp gió thành bão, vượt qua khó khăn.

Sáng 3/3, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang đồng chủ trì sự kiện này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh VGP

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết năm 2023 là năm khó khăn chung của thế giới, trong đó có Việt Nam và của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nhà nước nói riêng do hậu quả Covid-19 kéo dài, các cuộc xung đột, cạnh tranh chiến lược gay gắt, chính sách tiền tệ nhiều nước thay đổi, lạm phát tăng cao, cầu giảm, chuỗi cung ứng đứt gãy… Mặt khác, Việt Nam là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, khả năng chống chịu, sức cạnh tranh còn hạn chế nhưng độ mở cao, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, tham gia của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế, chúng ta đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong vòng kiểm soát. Quy mô nền kinh tế tăng lên khoảng 430 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 4.300 USD. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Uy tín quốc tế của đất nước được nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Thủ tướng cho biết cuộc gặp của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp Nhà nước nhằm vừa tri ân, cảm ơn, vừa chia sẻ khó khăn, vượt qua thách thức, tháo gỡ vướng mắc, phát huy tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa của các doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình liên quan phát triển doanh nghiệp Nhà nước, những thuận lợi và khó khăn hiện nay; phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước góp phần để kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo; các giải pháp để khai thác hiệu quả hơn nữa tài sản, nguồn vốn rất lớn đang có tại các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là giải pháp đầu tư; làm mới các động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) để doanh nghiệp nhà nước đi đầu, dẵn dắt, định hướng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức) để phát huy tối đa khả năng của các doanh nghiệp nhà nước; đóng góp thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực); tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước về 3 nội dung lớn (về quản trị, con người, bộ máy; về sử dụng nguồn vốn; về chuỗi cung ứng, các nguyên liệu đầu vào); cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nhau phát triển chứ không triệt tiêu lẫn nhau; làm tốt hơn nữa việc tham gia làm tốt công tác an sinh xã hội (như phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc sắp tới); đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kết nối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Phân tích thêm về nội dung tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng lấy ví dụ về việc tích cực trao đổi với các đối tác liên quan của Nhật Bản và Kuwait để đi đến thống nhất các nội dung tái cấu trúc dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đầu tư hơn 9 tỷ USD nhưng đến nay vẫn lỗ lũy kế lớn.

"Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng các đồng chí để giao nguồn vốn, tài sản rất lớn thì phải làm thế nào để không phụ lòng tin đó. Những gì đã làm tốt thì làm tốt hơn nữa, những gì chưa được thì khắc phục, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phát triển doanh nghiệp Nhà nước với động lực mới, khí thế mới, cùng tiến bộ với cả nước, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh khó khăn", Thủ tướng nói.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Ngày 2/4/2025, một cột mốc có thể làm rung chuyển toàn bộ trật tự thương mại toàn cầu, Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 10% lên toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, không ngoại lệ, không khoan nhượng và chưa dừng lại ở đó, danh sách các quốc gia bị Mỹ đánh giá là “vi phạm tồi tệ nhất” đã được công bố.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm