Thứ sáu, 20/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Số phận 12 dự án lỗ nghìn tỷ của ngành Công thương

Huyền Trang
- 16:05, 26/09/2023

(DNTO) - 8/12 dự án thua lỗ, chậm tiến độ của ngành Công thương đã có phương án xử lý. Còn 4 dự án đã trình Thủ tướng Chính phủ 3 phương án xử lý, chờ báo cáo Bộ Chính trị.

Dự án Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên - Tisco 2 khó xử lý nhất trong 12 dự án yếu kém của ngành công thương. Sau 20 năm

Dự án Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên - Tisco 2 khó xử lý nhất trong 12 dự án yếu kém của ngành công thương. Sau 20 năm "đắp chiếu", dự án hiện đã có chuyển biến tích cực. Ảnh: T.L.

Tính đến cuối năm ngoái, trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương, có 5 dự án được khắc phục và có lãi, 7 dự án còn lại cũng có nhiều tín hiệu tích cực…

Thông tin tại Toạ đàm "Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn lại và hướng tới" hôm 26/9, ông Phạm Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết hiện đã có 8/12 dự án kém hiệu quả, chậm tiến độ của ngành Công thương có phương án xử lý, giao doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện.

Còn lại 4 dự án, Ủy ban đã trình Thủ tướng Chính phủ 3 phương án xử lý, gồm: Dự án Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất - DQS (trình ngày 28/8/2023); Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên - Tisco 2 và Dự án khai thác tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy Gang thép Lào Cai và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung - VTM (trình ngày 15/9/2023).

"Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban sẽ báo cáo Bộ Chính trị phương án xử lý đối với các dự án còn lại theo đúng Chương trình làm việc của Bộ Chính trị năm 2023", ông Sơn cho hay.

Năm 2019, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Hiện Ủy ban được giao làm đại diện chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Sau 5 năm (2018-2022), tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng 99 triệu tỷ đồng (từ 1,056 triệu tỷ đồng lên 1,155 triệu tỷ đồng); tổng tài sản hợp nhất tăng từ 131 triệu tỷ đồng (2,360 triệu tỷ đồng lên 2,491 triệu tỷ đồng). Tính riêng năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất đạt 1,871 triệu tỷ đồng, chiếm 20% GDP cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018).

Trong đó 2 “ông lớn” là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, trước là Vinalines) đã hé lộ những kết quả kinh doanh tích cực trong 5 năm đồng hành của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước. Nhiều dự án của các “ông lớn” này cũng thoát khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ ngành công thương trong nhiều năm trời.

Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình đã khởi sắc và được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém ngành công thương. Ảnh: T.L.

Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình đã khởi sắc và được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém ngành công thương. Ảnh: T.L.

Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Tổng giám đốc Vinachem cho biết năm 2022 là năm kỷ lục với tập đoàn này khi đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh. Doanh thu lần đầu tiên vượt 60.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 6.200 tỷ đồng, lần đầu tiên xuất khẩu vượt 500 triệu USD.

“Tập đoàn đã bám sát chỉ đạo từ Uỷ ban Quản lý vốn rà soát các khâu, giải quyết tồn đọng trong 4 dự án gồm Dự án Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP Lào Cai, DAP Hải Phòng, … Năm ngoái, các đơn vị đều có lãi, 3 dự án đã đưa ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, thua lỗ”, ông Tú cho biết.

Tương tự, năm ngoái, doanh thu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam chỉ tăng 4-5% nhưng lợi nhuận tăng đến 152%, một kỷ lục chưa từng có với công ty. Kết quả mà VIMC có được dựa vào việc nỗ lực khai thác 16 cảng biển, đội tàu (bằng 25% sức vận tải cả nước) và hệ thống logistic. Trong đó, không thể không nhắc đến dấu ấn của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước.

“Uỷ ban đã hỗ trợ tái cơ cấu một trong những cảng liên doanh quan trọng của chúng tôi là SP-PSA, hay cùng công ty đàm phán với các ngân hàng, tái cơ cấu khoản vay hơn 100 triệu USD, thu về lợi nhuận tài chính gần 1.500 tỷ đồng”, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc VIMC cho biết.

Dù nỗ lực để tái cơ cấu dự án yếu kém, nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, nhưng đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng thừa nhận một số công việc chưa bảo đảm thời hạn giải quyết theo quy định.

Nguyên nhân là khối lượng công việc lớn, phức tạp, liên quan đến 16 ngành kinh tế - kỹ thuật; trong khi nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, năng lực phân bổ nguồn vốn của nhiều tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế, dẫn đến thiếu sản phẩm, dịch vụ công nghệ lõi, công nghệ cao; năng lực quản trị và triển khai dự án còn yếu ở nhiều khâu…Yếu tố khách quan khác tác động là quy định pháp luật chưa đồng bộ dẫn đến doanh nghiệp, tập đoàn còn bị động trong việc đưa ra quyết sách.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cho biết trong thời gian tới tập trung xây dựng và phê duyệt chiến lược hoạt động và phát triển của doanh nghiệp đi đôi với hoàn thiện chính sách cùng các cơ quan liên quan, với mục tiêu tăng sự chủ động của doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước.

“Tích cực phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng về nguyên tắc không được can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp”, ông Sơn nói.

Đại diện Ủy ban cho biết, về lâu dài, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của Ủy ban cũng như đẩy mạnh phân công, phân cấp cho Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại các Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu cần có khung khổ pháp lý làm nền tảng. Cụ thể, Ủy ban sẽ phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Luật Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong thời gian tới.

12 dự án tiến độ ngành Công Thương thuộc 6 nhóm ngành sản xuất:

- 4 dự án phân bón (Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai);

- 3 dự án nhiên liệu sinh học (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học: Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bình Phước);

- 2 dự án thép (Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và xây dựng Nhà máy gang thép Lào Cai - Nhà máy Thép Việt Trung, Mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên);

-1 dự án sơ xợi polyester (Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ - PVTex); 1 dự án đóng tàu (Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất - DQS);

-1 dự án nguyên liệu giấy (Nhà máy Sản xuất bột giấy Phương Nam).

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đó là anh Lê Yên Thanh (sinh năm 1994), Ủy viên BCH Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, Phó Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ Phenikaa MaaS (đơn vị sáng lập, xây dựng và triển khai ứng dụng BusMap).
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
Sau một thời gian dài chống chọi lạm phát, cuối cùng thì Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cũng đã công bố mức giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2020.
22 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất sẽ giúp áp lực đè nén 2-3 năm qua được giải toả.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì gói, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch…, để cung cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Nguyễn Văn Hồi, cho biết vụ việc Mái ấm Hoa Hồng ở Quận 12, TP.HCM bước đầu được xác định là vụ bạo lực, bạo hành trẻ em, đồng thời liên quan đến yếu tố lợi dụng việc từ thiện nhân đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; khai thác dư địa chính sách tài khoá, nghiên cứu huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trải qua gần 80 năm, với 15 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội đã không ngừng đổi mới một cách sâu sắc về tổ chức và hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp to lớn và quan trọng vào những thành tựu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết Việt Nam là cửa ngõ ASEAN nên hưởng lợi khi thị trường xuất khẩu toàn cầu được sắp xếp lại. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào chính sách tiền tệ ổn định của Việt Nam trong bối cảnh VND phục hồi do tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/9 tại TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam Lưu Thị Thanh Mẫu cùng các ủy viên Đoàn Chủ tịch, ủy viên UBTƯ Hội và các doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nhân Việt Nam đã tiếp và làm việc với Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ quốc tế Osaka, Nhật Bản (JCI Osaka).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong kho tàng những giá trị văn hóa do ông cha ta để lại, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những báu vật đặc biệt của quốc gia, là mẫu mực của những điều gửi gắm với một tình thương yêu vô bờ bến.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thành phố miền Trung Việt Nam chỉ mất 11 tháng để xây dựng và hoàn thiện cơ chế đặc thù liên quan đến ngành vi mạch bán dẫn. Đây là khoảng thời gian ấn tượng đối với các nhà làm chính sách.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chương trình năm nay sẽ giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Các đại biểu quốc hội cho rằng quy chuẩn phòng cháy chữa cháy đang quy định quá cao khiến doanh nghiệp rất sợ.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ gia hạn thời hạn giới thiệu, đề cử thương hiệu tham gia Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024 đến hết ngày 30/9/2024.
3 tuần
Xem thêm