Thứ năm, 18/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách để khơi thông các điểm nghẽn, phát triển đất nước

T.H
- 13:43, 04/06/2022

(DNTO) - Sáng 4/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022, tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, việc triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm.

 

Thủ tướng phạm Minh Chính yêu cầu, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để khơi thông các điểm nghẽn tạo điều kiện phát triển đất nước. Ảnh minh họa.

Thủ tướng phạm Minh Chính yêu cầu, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để khơi thông các điểm nghẽn tạo điều kiện phát triển đất nước. Ảnh minh họa.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích một số nét chính về bối cảnh, tình hình tháng 5 vừa qua.

Trong nước, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát. Nhiều sự kiện lớn, quan trọng diễn ra. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII kết thúc tốt đẹp, thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng về đất đai, kinh tế tập thể và nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV khai mạc và đang diễn ra sôi nổi, chất lượng. SEA Games 31 thành công tốt đẹp, tiếp tục khẳng định và quảng bá hình ảnh đất nước, con người và nền thể thao Việt Nam. Các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao được triển khai sôi động, nhịp nhàng, hiệu quả.

Cũng trong tháng, Chính phủ tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng như các dự án thua lỗ, các tổ chức tín dụng yếu kém, một số dự án đầu tư công kéo dài, chậm tiến độ từ nhiều năm. Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 chính thức phát điện sau nhiều năm "đóng băng".

Chúng ta cũng tiếp tục xử lý một số vấn đề phát sinh trong bối cảnh mới như một số vấn đề liên quan thị trường vốn, lạm phát, tăng giá xăng dầu, tăng giá nguyên liệu đầu vào…

Mới nhất, Việt Nam tăng 48 bậc, xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng Chỉ số Phục hồi Covid-19 của Nikkei Asia, nhờ các kết quả kiểm soát dịch bệnh, bao phủ vaccine và mở cửa nền kinh tế; Chính phủ đã ban hành 6 nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 4 quyết định để triển khai chương trình phục hồi và phát triển.

"Tuy nhiên, đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Việc giải ngân đầu tư công cần cố gắng hơn. Cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn các thủ tục triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Một số vấn đề liên quan tới sách giáo khoa, thuốc chữa bệnh cần có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn để đáp ứng mong muốn, yêu cầu của người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng phạm Minh Chính yêu cầu, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để khơi thông các điểm nghẽn tạo điều kiện phát triển đất nước.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiết giảm tối đa chi thường xuyên, đặc biệt chi sự nghiệp có tính chất đầu tư.Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chủ động, linh hoạt. Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; gia hạn nộp thuế; minh bạch thị trường cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản...

Siết chặt kỷ luật tài chính – NSNN. Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, phát triển dịch vụ logistics. Bảo đảm cung cầu, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa; theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả, điều hành, bình ổn giá phù hợp. Đẩy mạnh các hoạt động kích cầu, cơ cấu lại thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch.

Tập trung triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển KTXH. Phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ công tác để đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia.

Rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn về phát huy tốt hơn nguồn lực trong nền kinh tế, đồng thời huy động hiệu quả nguồn lực bên ngoài; đẩy nhanh lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đẩy mạnh, đổi mới hiệu quả công tác cơ cấu lại, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Khẩn trương xây dựng, ban hành Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp 2021-2025...

Tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình KTXH tháng 5 và 5 tháng đầu năm tiếp tục khởi sắc, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, tăng niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 2,86%, bình quân 5 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ; thị trường tài chính, tiền tệ cơ bản ổn định, tín dụng tăng 7,73% so với cuối năm 2021; các cân đối lớn, an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm. Thu NSNN ước đạt 57,1% dự toán, tăng 18,7% cho thấy sự cố gắng của chúng ta trong bối cảnh lạm phát, lãi suất, giá dầu và nhiều hàng hóa thiết yếu trên thế giới gia tăng.

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tháng 5 ổn định và có phần tăng trưởng; Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 5 nhộn nhịp, sôi động, trong đó, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành phục hồi mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,6% so cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 9,7%...

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Phúc Sơn, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra theo kế hoạch. Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can đã nộp lại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh".
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thông tin mới nhất từ Batdongsan.com.vn, hiện nay giá rao bán chung cư tại Hà Nội đã tiệm cận TP.HCM với mức giá trung bình là 46 triệu đồng/m2. Lượng quan tâm chung cư Hà Nội của người tìm kiếm bất động sản đến từ TP.HCM từ quý 1/2021 đến thời điểm hiện tại đã tăng 7,5 lần. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, ngày 3/4, trên cơ sở kết quả quý 1, dự báo tình hình quý 2 và cả năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo hai kịch bản tăng trưởng.
2 tuần
Xem thêm