Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Có 5 chỉ tiêu khó đạt kế hoạch

Thạch Hương
- 14:33, 08/11/2023

(DNTO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập 5 chỉ tiêu dự kiến khó đạt kế hoạch đề ra, gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP); GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Khi báo cáo trước Quốc hội sáng 8/11, Thủ tướng nêu rõ, trong tháng 10, tình hình KTXH tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Lạm phát tiếp tục được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng tăng 3,2%. Khu vực công nghiệp phục hồi tích cực; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 10 đạt 61,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước; tính chung 10 tháng đạt khoảng 558 tỷ USD, xuất siêu 24,61 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 10 tháng đạt 86,3% dự toán. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện đạt 18 tỷ USD, tăng 2,4%. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 56,74% kế hoạch, cao hơn 5,5% so với cùng kỳ (51,34%), số tuyệt đối cao hơn 104 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhận định, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn những hạn chế, bất cập; sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn; thị trường lao động, việc làm trong một số lĩnh vực suy giảm...

Báo cáo về các chỉ tiêu dự kiến khó đạt kế hoạch, Thủ tướng nêu rõ 5 chỉ tiêu khó đạt kế hoạch đề ra, gồm: Tốc độ tăng GDP; GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tốc độ tăng GDP dự kiến không đạt kế hoạch đề ra, theo Thủ tướng là do tác động, ảnh hưởng nặng nề từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ bên trong, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu là một yếu tố quan trọng dẫn đến các chỉ tiêu khác như GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội cũng không đạt được mục tiêu đề ra. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng nặng nề từ thị trường quốc tế, tính chung 10 tháng chỉ đạt 0,5% tăng trưởng, dẫn đến chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP thấp hơn mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, áp lực cắt giảm việc làm do sản xuất kinh doanh khó khăn tạo ra sự chuyển dịch lao động sang khu vực nông nghiệp, dẫn đến tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động có việc làm khoảng 26,9%, khó đạt mục tiêu đặt ra (26,2%).

Về giải pháp, Thủ tướng cho biết thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước; mở rộng xuất khẩu; đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là mở rộng thị trường, kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh không cần thiết, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp;

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành, lĩnh vực mới nổi và công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp; tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng, phát huy vai trò của 6 vùng KTXH, tạo các động lực mới cho phát triển nhanh, bền vững.

Đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính gây phiền hà, tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp

Sáng 8/11, sau khi trình bày Báo cáo giải trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh) tranh luận liên quan tới việc đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính gây phiền hà, tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng, thủ tục hành chính rườm rà là một nguyên nhân gây tăng chi phí tuân chủ cho doanh nghiệp, cùng với đó là thái độ của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Do đó, cùng với tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và bảo đảm lợi ích tinh thần và vật chất phù hợp cho cán bộ, công chức để làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tiếp tục rà soát lại các thủ tục để cắt giảm, đơn giản hóa, đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục vào cuộc, đặc biệt là lãnh đạo các cấp ủy huy động hệ thống chính trị vào cuộc để thúc đẩy, giám sát và động viên, xác định nhiệm vụ cơ bản cho cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Theo Thủ tướng, căn cơ vẫn là các giải pháp liên quan tới tăng cường ý thức, trách nhiệm, năng lực cán bộ và chế tài xử lý các vi phạm. Chúng ta đã có các chủ trương, đường lối của Đảng, cần cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện tốt, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và các cán bộ, công chức, thực hiện nhiệm vụ theo chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật.

Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đặt câu hỏi về các nhiệm vụ, giải pháp trước tình hình cháy nổ thời gian qua.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Mẫn, Thủ tướng cho biết vừa qua chúng ta đã chứng kiến một số vụ cháy nổ rất thương tâm. Nhận diện tình trạng này, Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã có hành động để góp phần phòng chống, ngăn chặn. Đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, việc làm tốt công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, nâng cao ý thức, hiểu biết, kỹ năng của người dân... Cùng với đó, công tác quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đang được chỉ đạo rất quyết liệt, gồm cả đường giao thông, nguồn nước chữa cháy…; nếu không thì khi xảy ra cháy nổ, phương tiện chữa cháy không vào được.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự tham gia của người dân, tổ dân phố, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội và  hiện đại hóa lực lượng phòng cháy chữa cháy.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm