Chủ nhật, 01/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thu tiền từ tín chỉ carbon rừng có xu hướng giảm

Huyền Trang
- 15:44, 03/10/2024

(DNTO) - Chuyên gia cho biết thị trường carbon tự nguyện đang có xu hướng giảm cả về lượng và giá trị, nhất là với các dự án lâm nghiệp. Vì vậy trước khi vận hành chính thức thị trường carbon bắt buộc vào năm 2028, nên tiếp tục duy trì thị trường tự nguyện.

Sau thành công của thương vụ bán 10,3 triệu tấn CO2 cho WB, Việt Nam tiếp tục xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent). Ảnh ITN.

Sau thành công của thương vụ bán 10,3 triệu tấn CO2 cho WB, Việt Nam tiếp tục xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent). Ảnh ITN.

Chia sẻ tại hội thảo "Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng", hôm 3/10, GS.TS Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, lâm nghiệp hiện là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm, nhờ vào quá trình bảo vệ và phát triển rừng và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, thị trường carbon rừng ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức. 

Vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 51,5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) nhờ chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tấn CO2 tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent).

Theo ông Tô Xuân Phúc, Giám đốc điều hành Chương trình Chính sách, Thương mại và Tài chính Lâm nghiệp, Tổ chức Forest Trends, trong thị trường carbon tự nguyện hiện nay, các tổ chức và cá nhân có thể mua tín chỉ để giảm phát thải, thông thường để phục vụ mục tiêu net-zero. Vì vậy, cơ chế giá sẽ được xác định bởi động lực cung –  cầu. Mức giá trung bình ở thị trường này là khoảng 5 USD/tấn carbon và thường biến động lớn tùy theo từng loại hình dự án/chương trình. 

Còn với thị trường bắt buộc, tín chỉ được mua bán để minh chứng cho việc tuân thủ với các chương trình hệ thống giao dịch phát thải và thuế carbon. Cung - cầu được xác định bởi các quy định về giảm phát thải. Nếu quy định cho phép mức phát thải được phép cao (doanh nghiệp được phát thải nhiều) sẽ dẫn đến giá carbon thấp và ngược lại. Mức giá tín chỉ carbon trong thị trường bắt buộc cũng tùy thị trường, khoảng vài chục USD/tấn carbon.

Ông Phúc cũng cho biết, hệ thống giao dịch phát thải carbon (ETS) lớn hiện không cho phép việc mua tín chỉ quốc tế. Một số quốc gia như Hàn Quốc, Singapore cho phép một lượng nhỏ tín chỉ quốc tế được giao dịch trong hệ thống. Một số quốc gia khác cho phép tín chỉ carbon lâm nghiệp nội địa được sử dụng để hoàn thành nghĩa vụ giảm phát thải nội địa. Trong khi đó, thị trường carbon tự nguyện có xu hướng giảm cả về lượng và giá trị, nhất là với các dự án lâm nghiệp.

Để thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon rừng, cần rà soát, nghiên cứu phân bổ hạn ngạch giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cho các địa phương. Ảnh: T.L.

Để thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon rừng, cần rà soát, nghiên cứu phân bổ hạn ngạch giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cho các địa phương. Ảnh: T.L.

Ở Việt Nam, ông Hà Công Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết giai đoạn năm 2011-2018, với sự hỗ trợ của quốc tế, Việt Nam đã tính toán được tổng lượng giảm phát thải từ rừng đạt 56-57 triệu tấn mỗi năm. Đây cũng chính là cơ sở để Việt Nam có ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải cho 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đầu tiên. 

Tuy nhiên, vị này nhận định giảm phát thải từ rừng thời gian tới sẽ không còn nhiều. Bởi, trồng rừng hiện nay chủ yếu là trồng lại diện tích rừng sản xuất đã khai thác. Trong khi giai đoạn trước, diện tích rừng trồng hàng năm chủ yếu là rừng trồng mới. Như vậy, dư địa tăng hấp thụ chủ yếu là tăng chất lượng rừng. Nhưng để nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên sẽ phải mất hàng chục năm.

Việt Nam đặt mục tiêu hình thành thị trường giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028. Ông Tuấn cho rằng trước khi hình thành thị trường carbon chính thức thì nhà nước cần có bước đi linh hoạt để định hình thị trường.

"Cần tiếp tục duy trì thị trường giao dịch tự nguyên trên cơ sở hợp tác quốc tế, trong hợp tác khung về biến đổi khí hậu. Coi đây là hoạt động thí điểm để năm 2028 vận hành thị trường giao dịch carbon", ông Tuấn nhấn mạnh. 

Việt Nam là thành viên của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris. Tại COP26, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Những cam kết này mở ra những cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp trong việc thiết lập và vận hành cơ chế tài chính nhằm huy động nguồn lực quốc tế và trong nước, thông qua việc phát triển thị trường và thúc đẩy trao đổi tín chỉ carbon rừng.

Theo các chuyên gia, thị trường carbon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thúc đẩy phát triển thị trường và triển khai thương mại tín chỉ carbon rừng trong thời gian tới, cần tiến hành rà soát, nghiên cứu phân bổ hạn ngạch giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cho các địa phương.

Cục đang nỗ lực hoàn thiện thể chế chính sách về chuyển nhượng và quản lý tài chính nguồn thu từ tín chỉ carbon rừng. Xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam, phương pháp luận tính toán kết quả giảm phát thải và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon của rừng; hướng dẫn xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án tiềm năng”, lãnh đạo Cục Lâm nghiệp nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Gặp khó trong việc tăng lãi suất cho vay do cạnh tranh lãi suất gay gắt và lãi suất huy động có xu hướng tăng trở lại, dự báo NIM ngân hàng xuống mức 3,48%, giảm 7% so với cùng kỳ và thấp hơn 16 điểm cơ bản so với dự báo trước đó là 3,64%. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok Shop, Sendo… sẽ đem đến cho khách hàng ngàn nghìn voucher, mã khuyến mại khi mua sắm trên các nền tảng web và app. Ngoài ra, Online Friday 2024 cũng đã quy tụ sự hưởng ứng đông đảo từ doanh nghiệp, nhà sản xuất, đơn vị logistics, đến các tổ chức cung cấp giải pháp hạ tầng số. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hàng trăm gian hàng nông sản online từ các địa phương mọc lên trên các sàn thương mại điện tử, hàng chục tấn nông sản bán ra sau mỗi buổi livestream... là minh chứng cho sức hút của nông sản Việt với người tiêu dùng nội địa.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tối 28/11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngành năng lượng, dịch vụ từng là “ngôi sao” trong thị trường M&A những năm trước giờ đây phải nhường chỗ cho lĩnh vực khác hấp dẫn hơn. Đặc biệt, các nhà đầu tư cũng đang nghe ngóng thay đổi chính sách từ phía Việt Nam để có quyết định xuống tiền.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt tăng giá trong kì điều hành hôm nay 28/11.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích chỉ rõ, các doanh nghiệp sản xuất phân đơn (ure, lân) và phân DAP sẽ hưởng lợi từ việc phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế GTGT 5%. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất phân NPK gần như không hưởng lợi.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng. Nếu 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm chảy vào sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, có thể tạo ra tăng trưởng GDP vượt 6%", PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xuất khẩu thuỷ sản Việt sẽ chịu ảnh hưởng 2 mặt từ chính sách của chính quyền Trump. Việc Mỹ tăng thuế quan có thể tạo “khoảng trống”, cho tôm và cá tra Việt thay thế sản phẩm thủy sản Trung Quốc và chiếm lĩnh thị phần, song cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh hàng Việt so với hàng nội địa Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh dòng tiền “sôi sục” tìm kiếm cơ hội những tháng còn lại của năm 2024, chuyên gia cho rằng, hiện nay những quỹ mở cổ phiếu thường sẽ phù hợp với những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao vì cổ phiếu thường được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng nay (22/11), mức giá đồng Bitcoin lên mốc cao nhất lịch sử 98.259 USD. Tuy vậy, chuyên gia cho rằng tương lai của đồng tiền số còn phụ thuộc vào sự công nhận của các Chính phủ về tính hợp pháp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
1 tuần
Xem thêm