Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thời của startup công nghệ tài chính

Huyền Trang
- 17:00, 13/07/2021

(DNTO) - MFast, Infina, Gpay hay Momo… những cái tên vàng trong làng startup công nghệ tài chính vừa gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư, trong bối cảnh thị trường công nghệ tài chính Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để nở rộ.

Tại Việt Nam, startup trong lĩnh vực Fintech phát triển rất nhanh, năm 2017 chỉ có 44 startup, nhưng đến năm 2020, đã có hơn 131 startup. Ảnh: T.L.

Tại Việt Nam, startup trong lĩnh vực Fintech phát triển rất nhanh, năm 2017 chỉ có 44 startup, nhưng đến năm 2020, đã có hơn 131 startup. Ảnh: T.L.

Hút vốn đầu tư khủng

Cuối tháng 6, thị trường startup Việt Nam đón nhận tin vui khi Infina – nền tảng đầu tư tích lũy vừa hoàn tất vòng gọi vốn 2 triệu USD từ 5 quỹ đầu tư, gồm Saison Capital (thuộc Credit Saison Nhật Bản), Venturra Discovery (thuộc Lippo Group Indonesia), 1982 Ventures của Singapore, 500 Startups của Mỹ, Nextrans của Hàn Quốc, và một số quản lý cấp cao tại Google và Netflix châu Á.

Thương vụ gọi vốn của Infina gây chú ý khi startup công nghệ tài chính này mới ra mắt thị trường hơn 5 tháng (từ tháng 1/2021), nhưng đã có vài chục nghìn người dùng, trong đó, các đối tác chính bao gồm các công ty quản lý quỹ trong nước như Dragon Capital, Mirae Asset, Bản Việt...

Cũng trong tháng 6, MFast - nền tảng tài chính kết nối khách hàng với gói tài chính, bảo hiểm vừa nhận 1,5 triệu USD trong vòng Pre-A từ Quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất Nhật Bản JAFCO Asia.

Tung ra thị trường từ giữa năm 2019, trong bối cảnh thị trường Việt Nam đang có những điều kiện vô cùng thuận lợi để khởi nghiệp công nghệ tài chính, MFast đã xây dựng mạng lưới gồm hơn 350.000 nhà tư vấn, đưa các gói dịch vụ tài chính và bảo hiểm tiếp cận trực tiếp đến gần 600.000 người Việt Nam, ngay cả tại những vùng miền xa xôi. Ước tính khối lượng giải ngân của các đối tác tài chính thông qua nền tảng này đã đạt hơn 5.000 tỷ đồng.

Nhắc đến những cái tên vàng của làng công nghệ tài chính, chắc chắn không thể bỏ qua Momo. Đầu năm 2021, startup ví điện tử tiếp tục làm dậy sóng thị trường khởi nghiệp khi hoàn thành vòng gọi vốn thứ 4 (series D), với sự tham gia của Warburg Pincus, Affirma Capital, Tybourne Capital Management và các quỹ đầu tư mới như Goodwater Capital, Kora Management, Macquarie Capital.

Hiện nay, Momo đã thiết lập 120.000 điểm chấp nhận thanh toán và 30.000 đối tác kinh doanh, kết nối trực tiếp với 28 ngân hàng trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Năm 2020, MoMo đạt 23 triệu khách hàng, tổng sản lượng giao dịch tăng 3,5 lần, doanh số thu về 14 tỷ USD.

Cũng đầu năm 2021, một ví điện tử khác là Gpay (thuộc G-Group) cũng gọi vốn thành công vòng series A từ Tập đoàn Tài chính KB (Hàn Quốc) với định giá 425 tỷ đồng. Có hệ sinh thái hỗ trợ từ G-Group với gần 30 triệu người dùng trên các nền tảng tài chính, công nghệ tài chính và kết nối thông tin, Gpay hướng tới cung cấp toàn diện các dịch vụ thanh toán và tài chính cho 5 triệu người dùng thường xuyên vào năm 2023.

Thị trường hấp dẫn

Thị trường khởi nghiệp công nghệ tài chính sẽ ngày càng nở rộ khi Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi như dân số đông và trẻ, tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động và internet cao... Ảnh: T.L.

Thị trường khởi nghiệp công nghệ tài chính sẽ ngày càng nở rộ khi Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi như dân số đông và trẻ, tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động và internet cao... Ảnh: T.L.

Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nửa đầu năm 2021, dù dịch Covid-19 nhưng thị trường khởi nghiệp vẫn vô cùng sôi động với các thương vụ đầu tư bạc tỷ vào các startup công nghệ tài chính.

Báo cáo “Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020” của NIC và Do Ventures phát hành ngày 31/5 cho thấy, năm 2020, thanh toán tiếp tục là lĩnh vực hút được những khoản đầu tư giá trị lớn, với gần 101 triệu USD. Đặc biệt giai đoạn 2018-2019, khi thị trường khởi nghiệp phát triển nóng, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này lên tới 564 triệu USD.

Thực tế, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển từ năm 2015-2016. Do vậy, đến nay có thể coi là thời điểm phát triển nở rộ với nhiều startup trưởng thành hơn, các thương vụ gọi vốn lớn hơn. Đơn cử như Momo hiện đã huy động được nguồn vốn lên tới trăm triệu USD.

Có thể nói, đây là sự trưởng thành tất yếu của startup trong lĩnh vực công nghệ tài chính, trong bối cảnh thị trường Việt Nam đang có các bệ phóng rất thuận lợi từ việc tăng trưởng nền kinh tế internet.

Bởi Việt Nam đang được kì vọng là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại khu vực ASEAN, với nhiều lợi thế như dân số đông và trẻ (96 triệu dân, dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0%), 63% người trưởng thành (trên 15 tuổi) đã có tài khoản tại ngân hàng, mức giao dịch thanh toán trên điện thoại di động ngày càng đa dạng và gia tăng (năm 2019 tăng trưởng 110% về số lượng và 130% về mặt giá trị so với năm 2018)…

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 khiến hành vi tiêu dùng thay đổi, góp phần thúc đẩy kinh tế internet Đông Nam Á tăng trưởng ấn tượng 5%, theo Tech in Asia, với tổng giá trị giao dịch trong khu vực đạt 105 tỷ USD.

Và Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ gia tăng dịch vụ tiêu dùng trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á. Theo báo cáo của Google, Temasek và Brain & Company, tổng giá trị giao dịch của nền kinh tế internet Việt Nam đạt 14 tỷ USD trong năm 2020, tăng 16,7% so với năm 2019. Dự báo đến năm 2025, kinh tế internet Việt Nam có khả năng đạt tổng giá trị giao dịch 52 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, điều này mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp số tại Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ tài chính. Và nếu nhìn theo tiến trình phát triển của thị trường, trong những năm tiếp theo, số lượng startup trong lĩnh vực công nghệ tài chính sẽ tiếp tục gia tăng cùng với giá trị các thương vụ đầu tư sẽ còn cao hơn nữa.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
2 ngày
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
6 ngày
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tuần
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
4 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Xem thêm