Thứ hai, 22/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thấy gì đằng sau câu chuyện 'giải cứu' nông sản ở cửa khẩu?

Hồng Gấm
- 17:30, 15/01/2022

(DNTO) - "Việc kiểm dịch, chất lượng hàng hóa xuất khẩu không được chủ động tại sân nhà, khi qua biên giới bị chậm lại, điều tưởng chừng rất đơn giản, nhưng chục năm nay, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp ít nghĩ đến, khiến mọi thiệt hại cuối cùng đều đổ dồn vào doanh nghiệp và người nông dân", chuyên gia Vũ Vinh Phú thẳng thắn.

Việc ách tắc ùn ứ nông sản nghiêm trọng lần này chính là dịp để các bộ, ngành và doanh nghiệp, người nông dân phải nhìn nhận gốc rễ vấn đề. Ảnh: TL.

Việc ách tắc ùn ứ nông sản nghiêm trọng lần này chính là dịp để các bộ, ngành và doanh nghiệp, người nông dân phải nhìn nhận gốc rễ vấn đề. Ảnh: TL.

Câu chuyện giải cứu hàng nông sản bị ứ đọng hàng vạn tấn với trên 6 nghìn xe vận tải thời gian gần đây ở cửa khẩu biên giới Việt-Trung, đã tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và tranh luận của các chuyên gia.  

Câu chuyện này không phải là mới, nó diễn ra hàng chục năm nay khi vào vụ thu hoạch để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nhất là xuất đi thị trường Trung Quốc. Song, năm nay là năm chúng ta bị thiệt hại nặng nhất trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, mặc dù chưa có thống kê nhưng con số đó chắc chắn là rất lớn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan từng nói: “Người sản xuất mù mờ, doanh nghiệp tiêu thụ và xuất khẩu mù mờ, cơ quan quản lý nhà nước cũng mù mờ” đã nói lên tất cả việc thiếu thông tin của sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản ở Việt Nam hiện nay.  

Việc ách tắc nghiêm trọng lần này chính là dịp để các bộ, ngành, doanh nghiệp và người nông dân phải nhìn nhận gốc rễ vấn đề, xem lại cách tổ chức, sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như thế nào, để vừa đảm bảo sản xuất ổn định, phát triển vững chắc, vừa tiêu thụ một cách khoa học, hiệu quả, hạn chế thấp nhất những tổn thất không mong muốn như đã xảy ra; để bớt đi những giọt nước mắt, những tiếng thở dài của người nông dân.

Luận bàn sâu hơn về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, đã có những khuyến nghị thẳng thắn khi chia sẻ với Doanh Nhân Trẻ.

Đâu là 'nút thắt' lớn nhất?

Ông Phú nhìn nhận, con đường đưa hàng vào siêu thị rất gian nan bởi những rào cản về chiết khấu cao, bị chiếm dụng vốn vô lý của 1 số siêu thị có thế mạnh. Ảnh: TL.

Ông Phú nhìn nhận, con đường đưa hàng vào siêu thị rất gian nan bởi những rào cản về chiết khấu cao, bị chiếm dụng vốn vô lý của 1 số siêu thị có thế mạnh. Ảnh: TL.

Trả lời cho câu hỏi này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, điều đầu tiên là vấn đề thông tin về thị trường trong nước và xuất khẩu một cách đầy đủ cả về số lượng, chất lượng, phương thức và thời gian giao hàng của nước bạn theo từng thời kỳ. Nhất là trong điều kiện có dịch và các nước khẩu hàng hóa ngày càng siết chặt vấn đề an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu.  

Mấy năm gần đây, việc tiêu thụ trong nước tuy có tiến bộ song còn nhiều trắc trở, nhất là hiện nay hàng hóa nông sản Việt Nam sản xuất rất dồi dào, ngày càng nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.

"Có một thực trạng đáng buồn, là trong 10 quả xoài sạch, 10 mớ rau sạch, thì mới chỉ "đứng" trên kệ siêu thị được 1 quả xoài, và 1 mớ rau sạch, còn lại dù có sạch vẫn phải bán tháo ra thị trường, lẫn lộn với rau quả không sạch, khiến giá bán bị hạ xuống, làm thiệt hại đến lợi nhuận của người dân, làm thui chột ý chí sản xuất sạch mà Chính phủ và Bộ NN&PTNT đang khuyến khích để phục vụ người tiêu dùng, lý do đơn giản là, hệ thống siêu thị mới bán khoảng 15% hàng nông sản, còn lại 85% là tiêu thụ ở kênh truyền thống như chợ, cửa hàng lẻ, hàng rong...", ông Phú nêu thực trạng.

Mặt khác, con đường đưa hàng vào siêu thị rất gian nan bởi những rào cản về chiết khấu cao, bị chiếm dụng vốn vô lý của một số siêu thị có thế mạnh. Chính vì vậy sản phẩm thì nhiều nhưng người tiêu dùng tìm một quả cam, bưởi ngon, có thương hiệu đúng nghĩa cũng rất khó, họ phải chờ đến các hội chợ tết hoặc các đợt xúc tiến thương mại mới có thể mua được, sự may mắn này chỉ đến với họ một năm một vài lần.

Ông Phú cho hay, về hạ tầng phân phối, việc đảm bảo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ở Việt Nam được vận chuyển với hệ thống giao thông chưa được đồng bộ, hợp lý. Các trung tâm giao dịch hàng hóa, logictics, các sàn giao dịch công khai, minh bạch tại chợ đầu mối chưa đạt tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. 

 
"Có một thực trạng đáng buồn, là trong 10 quả xoài sạch, 10 mớ rau sạch, thì mới chỉ "đứng" trên kệ siêu thị được 1 quả xoài, và 1 mớ rau sạch, còn lại dù có sạch vẫn phải bán tháo ra thị trường, lẫn lộn với rau quả không sạch, khiến giá bán bị hạ xuống, làm thiệt hại đến lợi nhuận của người dân"

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

"Chính vì vậy, việc lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến tiêu thụ phải đi qua nhiều khâu trung gian khiến chi phí cao, bị đẩy lên 2-4 lần, khó cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa các nước khác có mặt hàng tương tự xuất khẩu đi các nước như Thái Lan, Malaysia, Campuchia...", ông Phú nhận định.

"Đây là nút thắt lớn nhất làm cản trở sức mua xã hội nhiều năm nay. Còn ở thị trường xuất khẩu, hàng nông sản chúng ta phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc đến 80%, đồng thời đa số xuất khẩu theo phương thức tiểu ngạch", ông Phú nêu ý kiến. 

Chính vì vậy, mua bán không ổn định dễ bị phá vỡ giao kèo ban đầu mặc dù việc này có dễ dàng hơn xuất khẩu chính ngạch. Vận tải hàng hóa xuất khẩu đa phần dùng đường bộ vừa chi phí cao, vừa không đa dạng phương thức vận tải khi gặp khó không xoay sở kịp. Trong khi đó, vận tải đường sắt, đường biển, đường không còn đang bỏ trống.

Khi ứ đọng hàng xuất khẩu ở biên giới do thiếu kho chuyên dùng lớn để tạm dự trữ chờ thông quan, có điều kiện bảo quản giảm hao hụt tổn thất, nên rất bị động lúng túng.

"Việc kiểm dịch, chất lượng hàng hóa xuất khẩu không được chủ động tại sân nhà, khi qua biên giới bị chậm lại, điều tưởng chừng rất đơn giản, nhưng chục năm nay, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp ít nghĩ đến, khiến mọi thiệt hại cuối cùng đều đổ dồn vào doanh nghiệp và người nông dân", ông Phú nêu quan điểm.

Đồng thời, vấn đề kỷ luật sản xuất, kỷ luật thị trường mua bán ở nội địa cũng như xuất khẩu vẫn còn lỏng lẻo, ảnh hưởng đến uy tín hàng Việt Nam ở nội địa cũng như đem đi xuất khẩu. Đó là lý do hàng nông sản nhập lậu dễ dàng tuồn vào Việt Nam khiến hàng Việt chân chính bị thua trên sân nhà.

Chúng ta phải làm gì?

Thời gian qua, những chế tài xử phạt tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe, thậm chí còn khuyến khích vi phạm nhiều hơn. Ngoài ra còn có yếu tố bảo kê tiêu cực đối với những vi phạm trên của một bộ phận công an kinh tế, hải quan biên phòng, quản lý thị trường... làm cho việc tiêu thụ hàng nông sản Việt Nam bị chậm lại so với nhu cầu thực tế của thị trường.

Để nông sản phải là ra sản phẩm chúng ta "nâng niu", chứ không phải "giải cứu", chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, trước hết làm tốt công tác quy hoạch sản xuất hàng Việt theo tín hiệu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu.

 
"Trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch sản xuất hàng Việt theo tín hiệu tiêu thụ của thị trường nội địa, và xuất khẩu. Tăng cường xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường giá cả, phát huy vai trò của các đại diện thương mại ở các nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa".

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Cụ thể, bố trí các kho dự trữ chiến lược, các nhà máy chế biến sâu các nông sản thực phẩm để đảm bảo tiêu thụ và xuất khẩu một cách chủ động, đạt các tiêu chuẩn đề ra. Đầu tư mạnh mẽ hơn cho hạ tầng thương mại bao gồm cả hệ thống giao thông, logictics, các chợ đầu mối, các trung tâm và sàn giao dịch hàng hóa, thực hiện việc kiểm dịch nông sản tại chỗ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đồng thời, tăng cường kiểm soát thị trường nông sản một cách hiệu quả minh bạch, chống tiêu cực nhũng nhiễu. Xây dựng ý thức tự giác trong kỷ luật sản xuất kinh doanh. Tăng cường xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường giá cả, phát huy vai trò của các đại diện thương mại ở các nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa .

Xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh, khen thưởng những thương hiệu làm ăn tử tế, trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp tục các cải cách hành chính, bổ sung các chính sách về đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp và hộ nông dân, giúp giảm chi phí cho quá trình sản xuất khinh doanh, ...

"Làm được những điều kể trên, sẽ góp phần vào việc phát triển một nền sản xuất nông sản thực phẩm có chất lượng, tính cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả cho người sản xuất và phục vụ đắc lực cho tiêu dùng xã hội, giữ uy tín cho thương hiệu, nâng cao hiệu quả khi hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu đi các nước. Hạn chế đến mức thấp nhất việc sản xuất tiêu thụ một cách "hồn nhiên" như thời gian trước đây", ông Phú nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhắc đến Đài Loan, người ta thường nhớ đến TSMC, gã khổng lồ trong ngành công nghệ, nhưng thú vị thay, ngành sản xuất xe đạp lại đang đóng vai trò trụ cột kinh tế lớn thứ hai của đảo quốc này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index mất gần 20 điểm, thanh khoản sụt giảm rõ rệt. Diễn biến thị trường đang lộ rõ sự đuối sức của dòng tiền trong bối cảnh tỷ giá không ngừng tăng cao.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng RON95 tăng giá tới 416 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay. Các loại xăng dầu khác tăng giảm đan xen.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của Giám đốc Dragon Capital, đồng thời khó khăn hiện tại của thị trường lại là cơ hội tốt cho nhà đầu tư chứng khoán, việc tăng tiền mặt tranh thủ tìm cơ hội hấp dẫn khi thị trường rơi vào điều chỉnh là điều được chuyên gia khuyến khích.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các ngân hàng lớn tiếp tục đưa giá USD lên kịch trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo chuyên gia, NHNN có thể sẽ phải can thiệp bằng việc bán kỳ hạn hoặc bán thẳng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng để nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. NHNN đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính phối hợp, hỗ trợ công tác đấu thầu vàng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng vượt dự kiến ​​trong quý đầu 2024, giúp các quan chức trong nước thở phào. Quốc gia này đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng trong khi phải chống chọi với việc ngành bất động sản èo uột và nợ nần địa phương ngày càng tăng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
VN-Index mất gần 60 điểm chỉ trong phiên chiều. Cả bảng điện tử đỏ rực khi có tới hơn 150 mã rơi vào giảm sàn và gần 600 mã giảm giá.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Yêu cầu phát triển bền vững tăng lên sẽ khiến giá tín chỉ carbon tăng để tạo sức ép cho các đối tượng gây phát thải lớn, đồng thời cũng đòi lại quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, tuần giao dịch mới (15-19/4), trong bối cảnh thị trường đang có hai luồng thông tin trái chiều, nhiều khả năng các chỉ số chứng khoán sẽ giằng co trong biên độ hẹp trước khi một xu thế mới được xác lập.
1 tuần
Xem thêm