Thứ sáu, 23/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TS. Vũ Vinh Phú: 'Hiện các khâu trung gian và khâu bán lẻ đang ăn lợi nhuận quá vô lý'

Hồng Gấm
- 08:50, 16/11/2021

(DNTO) - "Thị trường bán lẻ rất có tiềm năng, nhưng có biết khai thác, liên kết, làm ăn tử tế hay không, lại dựa vào doanh nghiệp bán lẻ vẫn là chính. Thị trường nội địa vận hành lành mạnh, hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và phục vụ tiêu dùng xã hội trong năm 2021 và cả những năm tiếp theo", ông Phú nói.

Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ đã góp phần“vẽ lại” bản đồ bán lẻ nước ta sau một thời gian bị chi phối bởi nhiều doanh nghiệp từ nước ngoài. Ảnh: TL.

Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ đã góp phần“vẽ lại” bản đồ bán lẻ nước ta sau một thời gian bị chi phối bởi nhiều doanh nghiệp từ nước ngoài. Ảnh: TL.

Bán lẻ được coi là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của đại dịch Covid-19. Các yếu tố như thay đổi hành vi tiêu dùng, tăng cường mua sắm trên internet và điều kiện kinh tế đầy thách thức đang thay đổi cách các nhà bán lẻ vận hành và tương tác với khách hàng của họ.

Trong bối cảnh mới, với hy vọng dịch Covid-19 dần được kiểm soát, trùng với mùa mua sắm cuối năm sẽ là "vận hội' để ngành bán lẻ kỳ vọng sự bùng nổ, lấy lại đà tăng trưởng. 

Hướng đi nào cho ngành bán lẻ thời gian tới để không lỡ nhịp cơ hội, sẽ được chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú gợi mở rõ hơn qua cuộc trao đổi với phóng viên Doanh Nhân Trẻ. 

PV: Trước tác động của dịch bệnh, đặc biệt là làn sóng Covid-19 lần thứ tư, ngành bán lẻ đã phải đối diện với những khó khăn, thách thức gì, thưa ông? 

TS. Vũ Vinh Phú: Với những hạn chế do quy định giãn cách, phong tỏa, hoạt động lưu thông, phân phối, tiếp nhận hàng hóa phục vụ tiêu dùng của các nhà bán lẻ gặp nhiều trở ngại, nhất là 9 tháng đầu năm 2021 vô cùng khó khăn. 

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2021 giảm 8,6% so với cùng kì, nhiều cửa hàng cửa hiệu phải đóng cửa, cho thuê mặt bằng, ... hoặc nếu có bán thì doanh số cũng sụt giảm từ 50-80%. Cộng với đó là những khó khăn nội tại của từng doanh nghiệp như thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng khi đa số nguồn hàng, nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất đều có xuất xứ từ Trung Quốc...khiến không ít doanh nghiệp bán lẻ đứng trước bờ vực thẳm. 

Đặc biệt là khâu vận chuyển hàng hóa, khó khăn rõ nhất là vấn đề “luồng xanh”, “luồng đỏ” không thống nhất do 1 số địa phương tự sinh ra gây khó khăn cho lưu thông hàng hóa, tăng chi phí vận chuyển, làm trái với các quy định chung của chính phủ đã ban hành. Thực tế là chúng ta đang “tự hại” chúng ta, khiến chi phí giá thành hàng hoá bị “đội” lên lên gấp nhiều lần so với giá sản xuất ban đầu, giá cao khiến sức mua giảm sút. Trong khi đó, nhà sản xuất và người tiêu dùng lâm vào cảnh khó khăn,

Bên cạnh đó, tình trạng đội giá cùng với năng lực quản trị doanh nghiệp không cao, mạnh ai nấy làm, chưa biết cách cùng nhau liên kết để cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại, khiến nguy cơ các doanh nghiệp trong nước bị thua thiệt ngay trên “sân nhà”. 

*Thực tế, trong bối cảnh dịch Covid-19, ngành bán lẻ phải đối mặt với bài toán “thay đổi chính mình” để vượt khó cũng như nhanh chóng bắt kịp thói quen tiêu dùng mới của người dân. Ông đánh giá ra sao về sự thay đổi này?

-Trong bối cảnh Covid-19, các doanh nghiệp bán lẻ đã nỗ lực để thích ứng như: Củng cố hoạt động sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự; đổi mới phương thức kinh doanh phù hợp với tình hình.

Nếu như trước đây, người tiêu dùng thường chọn đi chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi để đến mua sắm, thì khi dịch Covid-19 xảy ra, họ chuyển sang mua hàng online nhiều hơn. Nắm bắt hành vi tiêu dùng này, các nhà bán lẻ cũng đã tập trung khai thác sâu các kênh bán hàng trực tuyến, tích hợp đa kênh phương tiện trong thương mại điện tử...giúp doanh số tăng trưởng 30%, trong khi bán trực tiếp bị suy giảm...

Để đối phó với khó khăn này các doanh nghiệp bán lẻ cần có sự chuẩn bị hậu cần tốt, “nhất cự li nhì tốc độ”, giao hàng nhanh, phục vụ tối đa nhu cầu mua sắm của khách hàng. Cùng với đó là cắt giảm tối đa chi phí lưu thông trong nội bộ để giảm giá thành.

Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị chủ động kết nối với các nhà sản xuất và nhà cung cấp bảo đảm nguồn hàng, đưa ra nhiều kịch bản ứng phó để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp...

Lựa chọn hàng hoá phù hợp điều kiện có dịch, ưu tiên thức ăn nhanh, nấu sẵn...chuyển đổi quy trình sản xuất từ mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh, giảm may mặc thiết yếu, tập trung sang đồ bảo hộ lao động, sản xuất khẩu trang vải... 

*Dự báo, những tháng cuối năm, nhu cầu mua sắm tăng cao điều này kỳ vọng "cú bật" tăng trưởng trở lại cho các doanh nghiệp bán lẻ. Theo đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kịch bản ứng phó như thế nào để không lỡ mất cơ hội này, thưa ông?

-Với tiến trình tiêm vaccine được đẩy nhanh, dịch Covid-19 dần được kiểm soát, phân khúc bán lẻ đang kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ vào những tháng cuối năm, khi mà nhu cầu chi tiêu đã bị dồn nén suốt thời gian qua và những trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng, chợ... mở cửa trở lại trên địa bàn các thành phố. Theo đó, "giai đoạn nước rút" này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh dài hơi và hiệu quả. 

 
Thị trường bán lẻ rất có tiềm năng, nhưng có biết khai thác, liên kết, thể hiện văn hoá kinh doanh, làm ăn tử tế hay không, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước và các địa phương thì nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp bán lẻ vẫn là chính. Thị trường nội địa vận hành lành mạnh, hiệu quả sẽ góp phần vào thúc đẩy sản xuất và phục vụ tiêu dùng xã hội trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

TS. Vũ Vinh Phú.

Đầu tiên, cần có sự chủ động dự trữ hàng hoá, cân đối cung cầu. Với sức mua và khối lượng tiêu thụ lớn hàng ngày, hệ thống bán lẻ nói chung không thể không có cơ số dự trữ hàng hóa nhất định, nhất là các mặt hàng thiết yếu, để có thể tổ chức bán ra đều đặn, không thể để bị đứt quãng gây tăng giá đột biến như thời gian qua là một điều đáng tiếc.  

Đặc biệt, phải quản lí tốt hệ thống phân phối, luôn đề phòng đại dịch bùng phát trở lại để lên các phương án tổ chức thế nào, kho dự trữ ra sao như bố trí các điểm bán hàng lưu động, các kho hàng hóa dã chiến để thay thế các chợ,chợ đầu mối hoặc sieu thị bị đóng cửa khi có dịch

Tiếp tục phát huy bán hàng đa kênh để không bỏ lỡ bất kì khách hàng tiềm năng nào vào tay đối thủ, “khách hàng ở đâu thì doanh nghiệp xuất hiện ở đó”, cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng từ các kênh online như Website, Facebook, Zalo,... cho đến các kênh offline - các cửa hàng bán lẻ truyền thống, bán buôn, phân phối đến các hệ thống khác. 

Bên cạnh đó, cần tăng cường liên doanh liên kết, cần gắn kết được khâu sản xuất với phân phối hàng hóa, cải thiện dần quá trình này giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hướng tới sự bền vững của toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Ngoài ra, cần chú trọng xây dựng thương hiệu - yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng của những doanh nghiệp luôn coi “khách hàng là thượng đế”, luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, đó cũng là cách tạo dựng thương hiệu và uy tín, là văn hóa doanh nghiệp. 

Trong thời kỳ “nở rộ” hàng hóa như hiện nay chắc chắn các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu chụp giật, “ăn xổi” rất khó tồn tại được lâu dài và sớm muộn cũng bị người tiêu dùng "tẩy chay". 

 *Có thể nói, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, rất cần sự linh hoạt về cơ chế, chính sách để phù hợp với hoàn cảnh mới. Ông có giải pháp, kiến nghị gì để ngành bán lẻ thực sự "khởi sắc", tạo cầu nối tốt hơn giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, bảo đảm an sinh? 

Với các chợ truyền thống, nhà nước cần đầu tư hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh và hấp thụ hàng hóa Việt để phục vụ thị trường. Ảnh: TL.

Với các chợ truyền thống, nhà nước cần đầu tư hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh và hấp thụ hàng hóa Việt để phục vụ thị trường. Ảnh: TL.

 -Kênh thương mại hiện đại hiện nay mới chiếm khoảng 25% thị phần bán lẻ, còn kênh truyền thống bao gồm các hệ thống chợ, cửa hàng lẻ và cả hàng rong chiếm khoảng 75% thị phần, trong đó chợ chiếm khoảng 40%. Số liệu cụ thể này cho thấy, vai trò của kênh bán hàng tại chợ truyền thống vẫn rất quan trọng trong việc phục vụ tiêu dùng, nhất là với các đối tượng thu nhập trung bình thấp trở xuống trong xã hội.

 
Kênh truyền thống là chợ và cửa hàng lẻ nhà nước, các địa phương và các cơ quan hữu quan cần đầu tư hợp lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hấp thụ hàng hóa Việt để phục vụ thị trường, vì đây là kênh chiếm thị phần lớn về các mặt hàng thiết yếu và phục vụ đại đa số người lao động có thu nhập trung bình thấp trở xuống trong xã hội, tạo sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các kênh bán hàng trên thị trường

TS. Vũ Vinh Phú

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những yếu tố thống lĩnh độc quyền của 1 số nhóm siêu thị, khiến việc đưa hàng hóa đạt tiêu chuẩn nhất là hàng việt, hàng nông sản thực phẩm vào một số siêu thị đó gặp rất nhiều khó khăn, làm triệt tiêu ý chí sản xuất của người nông dân muốn có nhiều sản phẩm sạch, an toàn phục vụ tiêu dùng.

Đồng thời lại “tạo cơ hội” cho hàng ngoại xâm nhập và thị trường nội địa 1 cách mạnh mẽ hơn. Còn với kênh truyền thống là chợ và cửa hàng lẻ nhà nước, các địa phương và các cơ quan hữu quan cần đầu tư hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh và hấp thụ hàng hóa Việt để phục vụ thị trường, vì đây là kênh chiếm thị phần lớn về các mặt hàng thiết yếu và phục vụ đại đa số người lao động có thu nhập trung bình thấp trở xuống trong xã hội, tạo sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các kênh bán hàng trên thị trường

Nếu giải quyết được những vấn đề tồn tại trên một cách cơ bản và đồng bộ, chắc chắn chợ truyền thống sẽ là kênh phân phối lớn, góp phần tích cực vào việc phát triển thương mại nội địa nói chung cũng như hệ thống phân phối của từng địa phương, từng vùng nói riêng.

Bên cạnh đó, phải khẳng định, hiện nay các khâu trung gian và khâu bán lẻ đang ăn lợi nhuận quá vô lý so với lợi nhuận của người sản xuất. Đòi hỏi phải lập lại trật tự việc phân phối lợi nhậu trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng.

Theo đó, tôi đề nghị cơ quan chức năng cần xem xét một cách thấu đáo việc tổ chức nguồn cung và tổ chức bán lẻ hàng hóa một cách khoa học hơn, kịp thời hơn nhằm ổn định một cách thực chất giá cả những mặt hàng thiết yếu trong lúc có dịch cũng như thời kỳ phục vụ tiếp theo, để việc bình ổn giá thực sự hiệu quả, tránh tình trạng "bình ổn trên giấy", "giá bình ổn chạy theo giá thị trường", để lấy lại nềm tin cho người tiêu dùng. 

Cùng với đó, tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát quản lý thị trường: Các lực lượng công an kinh tế, công an giao thông, quản lý thị trường, tài chính giá cả cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc tổ chức kiểm tra, có trọng tâm trọng điểm, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, sẩn xuất và kinh doanh hàng giả, phải làm trong sạch đội ngũ chống buôn lậu trước khi chống buôn lậu", tạo môi trường thuận lợi cho hàng Việt Nam phát triển.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
6 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 21/5/2025, tại khu phức hợp Selavia, Công ty CP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc - thành viên Tập đoàn TTC) và Tập đoàn Ascott, đơn vị quản lý lưu trú hàng đầu thế giới, đã chính thức ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật và quản lý vận hành căn hộ khách sạn mang thương hiệu Citadines Selavia Phu Quoc.
18 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội đồng quản trị Sacombank (HĐQT) đã thông qua quyết định thôi nhiệm vị trí Tổng giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm và tuyển dụng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung làm Quyền Tổng giám đốc nhằm đảm bảo hoạt động Sacombank được xuyên suốt, ổn định. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm tiếp tục giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của Ngân hàng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/5, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển và cộng đồng doanh nhân trẻ cả nước hướng tới mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và hỗ trợ thiết thực cho ngư dân, nhân dân tại các vùng ven biển và hải đảo của Tổ quốc.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ leo dốc cầu cao 3 m, lội nước 30 cm đến màn tăng tốc 0-100km/h trong vài giây ngắn ngủi, VinFast VF 8 đã chứng minh được khả năng vận hành vượt trội, bền bỉ và linh hoạt ngay cả khi đối mặt với những điều kiện vận hành nhiều thách thức.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tinh thần sống xanh cùng khả năng sáng tạo và truyền cảm hứng của thế hệ trẻ đang thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết trong cuộc thi “Green It Loud – Khuếch Đại Chất Xanh” do Gen Green - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh – phát động.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 14/5, Tập đoàn TTC và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi bên, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cuộc gặp gỡ lần này đặt nền tảng cho việc xây dựng những chương trình hợp tác sâu rộng, mang tính ứng dụng cao, nhằm đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tham gia chương trình Tick xanh trách nhiệm, nhà sản xuất phải giám sát chặt chẽ nguồn nguyên liệu; nhà phân phối tham gia kiểm soát hàng hóa theo quy trình; còn người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và có lựa chọn mua sắm đúng đắn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vận hành mạnh mẽ, trang bị, tiện nghi không xe cỡ C nào so được trong khi chi phí nhàn tênh là động lực lớn để cộng đồng chủ xe VinFast VF 7 đang háo hức lên kế hoạch tổ chức các chuyến xuyên Việt trong mùa hè này.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Viettel dẫn đầu về tốc độ mạng di động trong tháng 4/2025 trong bối cảnh chất lượng mạng di động băng rộng cả nước ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.
2 tuần
Xem thêm