Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Rừng app’ chứng khoán bủa vây nhà đầu tư: Tin bao nhiêu % vào công nghệ?

Huyền Trang
- 15:19, 10/11/2023

(DNTO) - Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.

Các công ty chứng khoán đang dồn lực đầu tư vào ứng dụng công nghệ để thu hút khách hàng và coi đây là lợi thế cạnh tranh. Ảnh: T.L.

Các công ty chứng khoán đang dồn lực đầu tư vào ứng dụng công nghệ để thu hút khách hàng và coi đây là lợi thế cạnh tranh. Ảnh: T.L.

IT chiếm đến 80-90% nhân sự công ty chứng khoán

Khoảng 88 công ty chứng khoán đang hoạt động ở Việt Nam tương đương từng đó ứng dụng hỗ trợ nhà đầu tư trong giao dịch. Chưa kể là hàng loạt các ứng dụng tương tự được nhiều công ty công nghệ, startup fintech phát triển nhằm hỗ trợ đầu tư chứng khoán.

Nếu trước đây, thị trường chỉ có vài công cụ cập nhật tin tức thị trường, thì ngày nay, các công cụ được ứng dụng nhiều hơn các công nghệ hiện đại, thậm chí cả AI, Big Data… có thể hỗ trợ các môi giới chăm sóc khác hàng, hỗ trợ các nhà đầu tư phân tích kĩ thuật của từng mã chứng khoán. Công nghệ đã giúp thời gian lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư rút ngắn hơn, dễ dàng và minh bạch hơn. Trong khi phía các công ty chứng khoán tiết kiệm một khoản kha khá chi phí vận hành.

“Trước đây, bộ phận môi giới chiếm đa số trong cơ cấu nhân sự của công ty chứng khoán, nhưng giờ đây bộ phận IT chiếm đến 80-90% ở một số công ty”, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, nói trong Diễn đàn Theo dấu dòng tiền hôm 9/11.

Tuy coi chiến lược công nghệ là xương sống và các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán đang làm rất tốt phần việc của mình, nhưng bà Nguyễn Ngọc Linh, Giám đốc Tự doanh Công ty Chứng khoán DNSE cũng vẫn phải thốt lên: “Cái gì nhiều quá cũng không tốt”.

“Quá nhiều phương pháp đầu tư và chỉ báo sẽ khiến nhà đầu tư bị loạn”, bà Linh nói và nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư cần có những công cụ cá nhân hoá để tìm ra phương pháp phù hợp với mình nhất, vì “không có chén thánh nào trong quyết định thành công của nhà đầu tư cùng một công thức”.

Theo ông Minh, trước đây, nhiều nhà đầu tư theo trường phái Warren Buffet là đầu tư giá trị. Nhưng năm 2020, phương pháp này không còn được giới trẻ coi là “thành công”. Cùng với phương pháp phân tích kỹ thuật tràn vào Việt Nam, các nhà đầu tư bắt đầu với trào lưu đầu tư tăng trưởng của William O'Neil. Với lượng dữ liệu lớn, nhu cầu về những công cụ có thể xử lý, phân tích được số liệu,... gia tăng để hỗ trợ việc lựa chọn cổ phiếu nhanh hơn.

“Việc đầu tư công nghệ là không dừng lại, các công ty chứng khoán sẽ tiếp tục đưa ra những dịch vụ cao cấp hơn nữa”, ông Minh dự đoán. 

Dùng dữ liệu kiểu “nửa vời” sẽ nguy hiểm

Nhiều nhà đầu tư dựa vào dữ liệu và công nghệ để ra quyết định đầu tư. Ảnh: T.L.

Nhiều nhà đầu tư dựa vào dữ liệu và công nghệ để ra quyết định đầu tư. Ảnh: T.L.

Trước câu hỏi vì sao nhiều nhà đầu tư áp dụng các chỉ số phân tích nhưng không hiệu quả, ông Nguyễn Vũ Tuấn Hải, Sáng lập Stockmap (nền tảng phân tích kỹ thuật chứng khoán) cho biết việc phân tích kỹ thuật không “dễ như ăn cháo” giống như các nhà đầu tư thường nghĩ mà thực tế rất khó và phức tạp. Nhiều nhà đầu tư đang hiểu sai về phân tích kĩ thuật dẫn đến việc sử dụng dữ liệu cũng sai.

Nguyên tắc trong mọi phương pháp phân tích là phải sử dụng cả dữ liệu lịch sử (historical data) kết hợp dữ liệu hiện tại (realtime data) mới đem lại hiệu quả, nhưng hiện đa phần nhà đầu tư chỉ sử dụng dữ liệu lịch sử.

“Khi dùng phân tích kỹ thuật, cần tìm hiểu xem nhà đầu tư trên thị trường đã làm gì và sau đó họ sẽ làm gì. Lúc đó cần phải nhìn vào realtime data xem những lệnh đặt vào đó có ý nghĩa như thế nào, đặc biệt như các lệnh Stop Order. Những ai theo phân tích kỹ thuật đều phải chấp nhận một nguyên lý là tất cả sẽ phản ánh vào giá và khối lượng. Các chỉ báo như MACD, MA, Bollinger Band..., thì lại không dùng đến khối lượng. Nên việc thiếu đi một nửa dữ liệu có thể khiến kết quả sai lệch”, ông Hải nói.

Dưới góc độ là nhà cung cấp nền tảng dữ liệu cho các công ty chứng khoán,  Fintech, ông Trần Ngọc Báu, Giám đốc Công ty Cổ phần Dữ liệu và Công nghệ tài chính WiGroup, thừa nhận các nền tảng về dữ liệu hiện tại chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu của nhà đầu tư.

Năm 2010, phân tích kỹ thuật xuất hiện ở Việt Nam nhưng chủ yếu ở mức sơ khai là khối lượng và giá. Đến 2014 phân tích cơ bản mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Nhưng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhà đầu tư nhận ra rằng nếu chỉ nhìn về giá, tin tức thì nhà đầu tư lại bỏ sót câu chuyện tổng quan về vĩ mô, tiền tệ.

“Tôi đánh giá hiện thị trường còn thiếu dữ liệu về ngành, trái phiếu, vĩ mô, tiền tệ. Hiện chúng tôi chưa có công cụ đo lường về hiệu quả của việc sử dụng dữ liệu thì đầu tư tốt hơn bao nhiêu”, vị này nói. 

Tin khác

Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 ngày
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
1 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
1 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
3 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
3 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
3 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
8 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
8 tháng
Xem thêm