Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

NASA cải tiến kính viễn vọng không gian để bảo vệ trái đất từ xa

Hải Ngư
- 18:00, 22/07/2021

(DNTO) - Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA đang phát triển kính thiên văn NEO Surveyor, có thể phát hiện các thiên thạch và tiểu hành tinh đang tiến đến gần, tiềm ẩn nguy cơ gây tai họa cho trái đất khi va chạm.

Sau nhiều năm cải tiến, cuối cùng NASA cũng tạm hoàn thiện kính viễn vọng không gian NEO Surveyor, với mục tiêu theo dõi được 90% số tiểu hành tinh mà kích cỡ của chúng đủ lớn để nghiền nát New York.

Nhiệm vụ khảo sát các vật thể đang tiến đến gần Trái đất một cách nguy hiểm của kính thiên văn này sẽ bắt đầu từ lần phóng đầu tiên vào năm 2026 tới đây.

Khái niệm của một nghệ sĩ về sứ mệnh săn tiểu hành tinh của kính thiên văn NEO Surveyor của NASA. Ảnh: JPL-Caltech

Khái niệm của một nghệ sĩ về sứ mệnh săn tiểu hành tinh của kính thiên văn NEO Surveyor của NASA. Ảnh: JPL-Caltech

Để bảo vệ hành tinh Xanh khỏi một tiểu hành tinh va chạm bất ngờ, các chuyên gia ước tính phải cần phát cảnh báo sớm từ 5 đến 10 năm nếu có một thiên thạch không gian đang hướng về phía Trái đất. Những “vị khách không mời mà đến” này dễ dàng tiếp cận địa cầu mà không ai nhìn thấy nó, bởi ngay các kính viễn vọng trên mặt đất cũng chỉ có tầm giám sát hạn chế.

Điều con người muốn và phải làm được là tìm ra các tác nhân va chạm này càng sớm càng tốt – trong nhiều năm, hoặc thậm chí nhiều thập kỷ - trước khi chúng gây ra thảm họa. Vài triệu năm trước, loài khủng long không có chương trình thám hiểm không gian nên ai cũng hiểu điều gì đã xảy ra với các con vật khổng lồ cổ đại ấy. Còn nhân loại nay đã có kế hoạch công nghệ. Và nếu có đủ thời gian, loài người có thể làm điều gì đó để triệt tiêu mối đe dọa này.

Hình minh họa của một nghệ sĩ về các tiểu hành tinh bay ngang qua Trái đất. Ảnh ESA

Hình minh họa của một nghệ sĩ về các tiểu hành tinh bay ngang qua Trái đất. Ảnh ESA

NEO Surveyor sẽ giúp NASA lập danh mục các tiểu hành tinh bay lảng vảng xung quanh địa cầu, lập biểu đồ đường đi của chúng khi lọt vào hệ mặt trời, để một ngày nào đó - nếu cần - nhân loại có thể phá hủy hoặc làm chệch hướng bất kỳ thiên thạch lớn nhỏ nào đang trên quỹ đạo sẽ va chạm với Trái đất. Trong nhiều năm, việc phát triển loại kính thiên văn hồng ngoại này cứ bị trì hoãn vì nhiều lý do. Giờ đây cuối cùng dự án cũng tiến triển.

Trong một kịch bản giả định chừng 6 tháng nữa một tiểu hành tinh sẽ va chạm với Trái đất, không có công nghệ hiện hữu nào ngăn chặn được nó, vì khung thời gian quá ngắn khó thể thực hiện sứ mệnh phá hủy hoặc làm chệch hướng nó tiến đến, ngoại trừ những loại kính viễn vọng không gian tân kỳ như NEO Surveyor đang được hoàn thiện.

Tác hại va chạm kiểu ấy đã từng xảy ra một lần vào năm 2013, may mà ở mức độ nhẹ. Ngày đó, một tiểu hành tinh có kích thước chỉ bằng ngôi nhà đã thâm nhập bầu trời phía trên Chelyabinsk, Nga và phát nổ. Vụ tiếp xúc đã tạo ra một làn sóng xung kích làm vỡ cửa sổ, hư hại các tòa nhà và khiến hơn 1.400 người bị thương. Không một ai trên Trái đất nhìn thấy nó đến, kể cả NASA.

Một tiểu hành tinh có kích thước bằng ngôi nhà đã đi vào bầu khí quyển trên vùng trời Chelyabinsk, Nga, vào năm 2013. Ảnh AP

Một tiểu hành tinh có kích thước bằng ngôi nhà đã đi vào bầu khí quyển trên vùng trời Chelyabinsk, Nga, vào năm 2013. Ảnh AP

Sau đó ít lâu, lại một thiên thạch có kích thước bằng một chiếc ô tô đã sượt sát Trái đất. Thế mà sáu tiếng đồng hồ sau khi nó bay qua, các nhà thiên văn học mới biết. Rất khó nhìn thấy chúng trước, nhất là khi chúng sát gần, lại đến từ hướng mặt trời, bởi các kính thiên văn trên mặt đất chỉ có thể quan sát bầu trời vào ban đêm.

Kính thiên văn NEO Surveyor, do neo đậu sẵn trên quỹ đạo Trái đất, sẽ có thể phát hiện ra những tảng đá không gian như vậy. Ngoài ra, nhờ sử dụng ánh sáng hồng ngoại, kính cũng bắt được hình ảnh các tiểu hành tinh quá tối mà kính viễn vọng trên Trái đất chịu thua.

Khái niệm của một nghệ sĩ về vành đai tiểu hành tinh. Ảnh NASA

Khái niệm của một nghệ sĩ về vành đai tiểu hành tinh. Ảnh NASA

Theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ từ năm 2005 đưa ra cho kế hoạch của NASA, kính viễn vọng không gian NEO Surveyor phải tìm và theo dõi 90% tất cả các vật thể gần Trái đất có kích cỡ đường kính từ 140 mét trở lên, bởi từng ấy là đủ lớn để xóa sổ một thành phố như New York.

Thời hạn đòi hỏi đạt chỉ tiêu ấy là năm 2020, nhưng thực sự đến nay, kính mới chỉ có khả năng phát hiện được khoảng 40% các vật thể đó. NASA kỳ vọng con số 90% muốn đạt được cũng cần cải thiện kính thêm một thập kỷ nữa, mà vấn đề đầu tiên là phải bổ sung ngân sách cho đủ tổng số cần thiết là khoảng 600 triệu đô la của kế hoạch.

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
1 tuần
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
2 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm