Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Mối lo ô nhiễm bầu khí quyển từ cuộc đua du lịch vũ trụ của các tỷ phú

Hải Ngư
- 12:45, 07/09/2021

(DNTO) - Sau Jeff Bezos, đến phiên phi thuyền Virgin Galactic đưa tỷ phú Richard Branson lên quỹ đạo. Cuộc đua du lịch không gian của giới nhà giàu đang khiến hành tinh xanh tăng nguy cơ ô nhiễm. Bời một vụ phóng tên lửa sẽ tạo ra tới 300 tấn CO2 nơi tầng khí quyển, và có thể tồn tại lâu dài.

Tàu vũ trụ của công ty Virgin Galactic vừa đưa ông chủ của hãng, tỷ phú Richard Branson, vượt qua rìa quỹ đạo không gian lên tới độ cao 86 km. Đây là một chương trong cuộc đua thương mại hóa du lịch vũ trụ giữa những tỷ phú công nghệ như R. Branson, Jeff Bezos hay Elon Musk.

Tất cả đều đeo đuổi một đam mê có chung châm ngôn là “làm cho vũ trụ xa xôi dễ tiếp cận hơn với tất cả mọi người”. Những chuyến bay tiên phong của SpaceX, Virgin Galactic và Space Adventures được xem là để chào mừng buổi bình minh của kỷ nguyên không gian mới, và mọi người người bắt đầu móc hầu bao mua vé mong được lên tàu.

Các tỷ phú công nghệ như Richard Branson, Jeff Bezos hay Elon Musk đã bắt đầu cuộc đua thương mại hóa du lịch vũ trụ. Ảnh Shutter Stock

Các tỷ phú công nghệ như Richard Branson, Jeff Bezos hay Elon Musk đã bắt đầu cuộc đua thương mại hóa du lịch vũ trụ. Ảnh Shutter Stock

Ngay cách đây 3 năm, tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa đã chi khoản tiền lớn để đặt một chỗ trên phi thuyền SpaceX cho một chuyến đi tương lai ngao du quanh mặt trăng và quay trở về. Rồi gần đây, một người đam mê không gian ẩn danh đã đề nghị trả 28 triệu USD để được bay chung với Bezos trên tàu New Shepard của Blue Origin nhưng bất thành vì không đủ chỗ.

Ngành công nghiệp du lịch vũ trụ tư nhân đã chính thức ra mắt và bắt đầu phát triển để kỳ vọng được trở thành phổ biến trên thương trường.

Nghe thì rất hào hứng! Thế nhưng, mới đây Eloise Marais, PGS địa-vật lý Đại học Luân Đôn, Anh, đã lên tiếng cảnh báo: Cuộc đua du lịch vũ trụ của các tỷ phú có thể là hiểm họa gây ô nhiễm bầu khí quyển, một tác động xấu cho môi trường. Bởi khi tên lửa được phóng vào không gian, nó đòi hỏi một lượng năng lực đẩy để thoát ra khỏi bầu khí quyển của Trái đất. Những nhiên liệu đó sẽ thải ra nhiều chất độc hại cho bầu khí quyển bao gồm carbon dioxide, nước, clo và các chất hóa học khác.

Đối với tên lửa Falcon 9 của SpaceX, “độc khí” này là dầu hỏa, còn đối với NASA, đó là hydro lỏng. Mặc dù, xét về lượng khí thải carbon phát ra, chỉ số từ tên lửa khá nhỏ so với từ ngành công nghiệp máy bay, nhưng lại đang gia tăng ở mức gần 5,6% mỗi năm. Xét con số cụ thể phân chia ở mỗi hành khách, một chuyến bay hàng không đường dài sẽ thải ra từ 1-3 tấn carbon dioxide trong một lần phóng tên lửa, 200-300 tấn carbon dioxide phát tán được chia cho 4 hành khách.   

Tên lửa SpaceX Falcon 9 phóng tại Cape Canaveral ở Florida, Mỹ. Ảnh Shutterstock

Tên lửa SpaceX Falcon 9 phóng tại Cape Canaveral ở Florida, Mỹ. Ảnh Shutterstock

Tỷ lệ so sánh tiếp theo có lẽ sẽ khiến nhiều người cho rằng các chuyên gia đang vội lo lắng thái quá. Bởi số lượng các vụ phóng tên lửa đang diễn ra hiện nay là rất nhỏ. Theo NASA, trong cả năm 2020 toàn thế giới chỉ mới có 114 tên lửa được phóng lên quỹ đạo, trong khi ở ngành hàng không, trung bình mỗi ngày có hơn 100.000 chuyến bay.

Thế nhưng, điều đáng phải ngẫm nghĩ ở đây là, khí hại từ tên lửa được thải ra ngay trên tầng khí quyển, và chúng sẽ tồn tại ở đó một thời gian dài từ hai đến ba năm. Cũng đừng tưởng nước lọt vào tầng cao của bầu khí quyển tạo thành mây là vô hại, bởi nó có thể gây tác động xấu là làm nóng thêm lớp vỏ khí này. Còn ở gần mặt đất hơn, tất cả các nhiên liệu đều phát ra một lượng nhiệt khổng lồ phát sinh thêm khí ôzôn vào tầng đối lưu gây tăng nhiệt tạo nên hiệu ứng nhà kính. Ngoài carbon dioxide, các nhiên liệu được đốt để đẩy như dầu hỏa và mêtan cũng tạo ra muội than nữa.

Khi các phương tiện được phóng lên vũ trụ, mức suy giảm của tầng ôzôn ở tầng bình lưu từ hệ lụy này là vấn đề cần được nghiên cứu và quan tâm trước hết, bởi nguy cơ này cũng đáng báo động chẳng khác tác hại từ các mảnh vỡ lơ lửng trong không gian. Mai này thị trường ngày du lịch vũ trụ càng mở rộng - ước tính đạt 2,58 tỷ USD vào năm 2031, tăng 17,15% mỗi năm trong thập kỷ tới - mối hiểm họa vừa kể càng cao.

Động cơ tên lửa trên tàu Unity 22 của tỷ phú Richard Branson bốc cháy khi nó hướng về không gian. Ảnh Shutterstock

Động cơ tên lửa trên tàu Unity 22 của tỷ phú Richard Branson bốc cháy khi nó hướng về không gian. Ảnh Shutterstock

Trước đây, hầu hết dịch vụ vận tải vũ trụ đều tập trung vào các sứ mệnh cung cấp hàng hóa cho Trạm vũ trụ quốc tế và cho mảng phóng vệ tinh. Thế nhưng hiện tại, do ngày càng phát triển các địa điểm phóng từ lòng đất có chi phí thấp, trọng tâm này đã chàng chéo qua cả vận chuyển trong không gian, thám hiểm hành tinh, sứ mệnh phi hành đoàn, nối kết dưới quỹ đạo và mới nhất là du lịch vũ trụ.

Những công ty dạng này đã và đang tập trung vào việc phát triển các nền tảng công nghệ để phục vụ từng ấy dịch vụ. Một số người cho rằng, số tiền mà các tỷ phú đổ vào công nghệ vũ trụ nên được dùng để làm cho cuộc sống trên Hành Tinh Xanh này tốt đẹp hơn, như đối phó nạn cháy rừng, sóng nhiệt và các thảm họa khủng hoảng khí hậu ngày càng nhiều khi trái đất nóng lên... 

Các nhà khoa học cho rằng, ngành du lịch vũ trụ cần được phát triển một cách thận trọng, bởi hiện tại không có quy tắc quốc tế nào chỉ định các loại nhiên liệu được sử dụng và về hạn chế mức tác động của chúng đối với môi trường. Thế nên, trong khi các tỷ phú vẫn đang chen nhau mua vé lên tàu, những nhà khoa học quan tâm đến môi trường cũng phải xắn tay hành động.

Tin khác

Start-up
Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang là nhân tố khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu dần ấm lên sau “mùa đông” kéo dài.
18 giờ
Công nghệ Số hóa
Meta Platforms lần đầu chia sẻ hệ điều hành của tai nghe Quest cho các nhà sản xuất thiết bị đối thủ, bao gồm cả Microsoft, trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của công ty trong ngành công nghệ thực tế ảo và thực tế hỗn hợp đang dần nổi lên.
1 ngày
Xu thế
Lượng lớn lao động freelancer Việt Nam đang sở hữu tài sản ảo khi làm việc với các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra bài toán cần nhanh chóng có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như chống thất thu thuế cho nhà nước.
1 ngày
Công nghệ Số hóa
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Philippines (SEC), đã yêu cầu Google và Apple xóa sàn giao dịch điện tử Binance khỏi cửa hàng ứng dụng của họ.
1 ngày
Công nghệ Số hóa
Apple cho biết, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu công ty gỡ bỏ một số ứng dụng nhắn tin như Whatsapp và Threads của Meta khỏi cửa hàng App Store ở nước này do những lo ngại về an ninh quốc gia.
4 ngày
Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
1 tuần
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple đã gửi cảnh báo tới hàng loạt người dùng iPhone tại 92 quốc gia ở trên thế giới và cho biết rằng họ có thể đã trở thành mục tiêu của cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Chính phủ Mỹ vừa cho biết họ có kế hoạch cung cấp cho TSMC khoản hỗ trợ tài chính trị giá lên tới 6,6 tỷ USD cho các nhà máy tại bang Arizona, Mỹ.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
An toàn thông tin
Theo chuyên gia, các hacker (tin tặc) thường nằm vùng trong các tổ chức từ 3-6 tháng để nghiên cứu hệ thống vận hành, sau đó tiến hành các cuộc tổng tấn công.
2 tuần
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI cho biết, từ tháng 4/2024, công ty cho phép người dùng truy cập vào ChatGPT mà không cần phải đăng ký bất kỳ dịch vụ gì. Người dùng sẽ được trực tiếp trò chuyện với ChatGPT model 3.5.
3 tuần
An toàn thông tin
Xác thực không mật khẩu, tức dùng sinh trắc học để đăng nhập vào các tài khoản được xem là phương thức hữu hiệu để hạn chế các vụ tấn công mạng.
3 tuần
Xem thêm