Thứ sáu, 25/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trong 2023, nhưng tồn tại nhiều trở ngại

Xuân Hạo
- 17:21, 19/01/2024

(DNTO) - Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng 5,2% nhờ vào nỗ lực xuất khẩu nhiều hơn, bù đắp cho nhiều vấn đề trong nước, bao gồm nhu cầu tiêu dùng yếu ớt, nợ cao và nhức nhối ngành bất động sản.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trong năm ngoái, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại chồng chất. Ảnh: NYT.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trong năm ngoái, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại chồng chất. Ảnh: NYT.

Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc đạt kỷ lục trong 2023, các nhà hàng khách sạn ngày càng đông khách, số lượng nhà máy mới tăng… nhưng những điểm mạnh này chỉ là để che mắt các vấn đề tiềm tàng.

Giảm giá sâu đã giúp doanh số xe ô tô, thực khách chọn nhà hàng, khách sạn giá rẻ thường xuyên hơn, trong khi các nhà máy chỉ hoạt động ở một nửa công suất do nhu cầu quốc nội Trung Quốc yếu ớt, và quốc gia này phải bù đắp bằng cách tăng cường xuất khẩu.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong năm 2023, ngóc trở lại sau gần 3 năm chống chọi với đại dịch Covid. Trong ba tháng cuối năm, sản lượng quốc nội tăng 4,1%.

Nhìn chung, tốc độ phát triển của Trung Quốc đang chậm lại. Nợ nần cao, khủng hoảng bất động sản, cùng một lực lượng lao động già hóa đang làm lung lay niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này.

Các nhà kinh tế phương Tây đã dự đoán nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,5% hay ít hơn trong năm nay, và có thể dẫn đến tình trạng đình trệ kinh tế kéo dài. Giá cả đang dần rơi xuống mức mà Trung Quốc chưa bao giờ chứng kiến kể từ khủng hoảng kinh tế 2009, một hiện tượng có thể dẫn đến phá sản của nhiều công ty cũng như hộ gia đình đang bị đè nặng bởi nợ nần.

“Sự trì trệ kéo dài – về cơ bản là tình trạng quỹ tiết kiệm quá mức dẫn đến tăng trưởng chậm, giảm phát, vỡ bong bóng tài sản và gánh nặng tài chính. Hiện tượng này đã ‘di cư’ từ Tây bán cầu sang Trung Quốc,” theo lời Lawrence H. Summers, cựu Bộ trưởng bộ Tài chính Hoa Kỳ.

Nợ nần chồng chất cùng lãi suất cao sẽ giới hạn khả năng thích ứng cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Kể từ thời kỳ khủng hoảng kinh tế, chính quyền Trung Quốc đã chi tiêu nhiều hơn vào nhiều công trình cầu đường, cơ sở hạ tầng, cùng lúc cấp vốn vay cho các nhà sản xuất trong các ngành được ưu ái. Chính sách này giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng dẫn đến nợ nần tăng cao, đặc biệt là ở cấp địa phương.

Tháng trước, hàng loạt các hãng xếp hạng tín dụng bao gồm Moody, DBRS Morningstar đã hạ bậc đánh giá cho tình trạng nền kinh tế Trung Quốc.

Zhang Jun, trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, cho biết trong một bài bình luận được đăng trên East Is Read ở Bắc Kinh rằng chính phủ Trung Quốc ngày càng ít mong muốn kích thích nền kinh tế bằng cách cho vay và không còn mặn mà với chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Kết quả là, ông viết: “Tôi ngày càng cảm thấy sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế là điều không thể tránh khỏi”.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong sản xuất hàng hóa tương đương 10% sản lượng kinh tế của nước này. Ảnh: NYT

Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong sản xuất hàng hóa tương đương 10% sản lượng kinh tế của nước này. Ảnh: NYT

Nhiều nhà đầu tư đã rất mong mỏi Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng Thủ tướng Lý Cường phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, nhấn mạnh Trung Quốc vẫn đạt tăng trưởng mà không cần thêm các biện pháp can thiệp. Thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 0,8% và cổ phiếu ở Hồng Kông giảm 2,6% sau khi báo cáo được công bố.

Trong tuần này, chính quyền Trung Quốc tiếp tục đưa ra các con số thống kê cho tỷ lệ thấp nghiệp ở độ tuổi từ 16 đến 24. Con số này đạt mức 14,9% trong tháng 12, sau khi đã từng dâng đến 21,3% trong tháng 6.

Nửa đầu 2023, nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy một sự hồi phục đáng kể sau thời kỳ èo uột trong đại dịch Covid. Nhưng sau khởi điểm thuận lợi, mức chi tiêu lại đi xuống. Giá bất động sản rớt, kéo théo việc các hộ gia đình không cảm thấy an tâm vào tình trạng tài chính của họ. Cùng lúc, chính quyền Bắc Kinh ngưng một chương trình bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp vốn được đưa ra vào thời kỳ đại dịch để khuyến khích người dân tìm công việc mới.

Các gánh nặng này buộc các hộ gia đình không khá giả phải cẩn trọng trong chi tiêu. Nhiều nhà hàng, quán ăn cũng như khách sạn than phiền khách hàng chi tiêu ít hơn trước kia.

Theo Chris St. Cavish, một chuyên gia ẩm thực tại Bắc Kinh, 6000 quán ăn đã phải đóng cửa trong đại dịch ở thành phố này, nhưng 7500 quán khác ra đời. Mức tăng trưởng trong ngành ẩm thực tập trung hầu hết trong các loại quán bình dân và nhà hàng cao cấp. “Các nhà hàng trung cấp đang ở vị trí rất khó khăn”, St. Cavish nói.

Thực khách tại Trung Quốc đang ngày càng lựa chọn quán ăn giá rẻ. Ảnh: NYT.

Thực khách tại Trung Quốc đang ngày càng lựa chọn quán ăn giá rẻ. Ảnh: NYT.

Sự lo ngại lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc trong 2024 cũng tương tự như 2023: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngành bất động sản sụp đổ? Các căn hộ hiện đang được bày bán với giá chỉ bằng ⅕ so với đỉnh điểm của mùa hè 2021. Mức độ của các phiên giao dịch đã giảm.

Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của khủng hoảng nhà đất tại Trung Quốc là đến với các nhà phát triển bất động sản ngày càng gặp khó khăn trong việc vay vốn để mở các dự án mới. Các nhà đầu tư lo ngại sau khi các dự án đang tồn tại được hoàn tất, thì ngành xây dựng sẽ bị ngưng trệ.

Ngân hàng nhà nước Trung Quốc lại đang dịch chuyển sự quan tâm của họ, rời xa thị trường bất động sản và chú trọng đến các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng. Đầu tư vào ngành sản xuất tăng 6,5% trong năm 2023, trong khi đầu tư vào phát triển bất động sản giảm 9,6% - theo dữ liệu chính phủ Trung Quốc.

Hầu hết sản lượng hàng hóa sản xuất của Trung Quốc đều được bán ra nước ngoài. Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong sản xuất tương đương 10% sản lượng kinh tế của cả nước.  Xuất khẩu giảm trong 2023 tính theo đồng đô la vì đồng Nhân dân tệ suy yếu đáng kể, mặc dù đồng tiền này đã tăng trở lại kể từ tháng 11 và còn có thể tăng cao hơn nữa. Các nhà bán lẻ đa quốc gia đang hoàn tất việc bán lượng hàng tồn kho dư thừa tích lũy trong đại dịch và bắt đầu đặt hàng mới.

Khắp Trung Quốc, các nhà máy sản xuất xe ô tô đang được xây dựng một cách ồ ạt. Ảnh: NYT

Khắp Trung Quốc, các nhà máy sản xuất xe ô tô đang được xây dựng một cách ồ ạt. Ảnh: NYT

Hayden Briscoe, chiến lược gia quản lý tài sản cấp cao của UBS, cho biết: “Xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng sẽ bùng nổ”.

Khắp Trung Quốc, các nhà máy sản xuất xe ô tô đang được xây dựng một cách ồ ạt. Xuất khẩu xe ô tô tăng 58% trong năm ngoái, và Trung Quốc đã vượt mặt Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu xe ô tô lớn nhất thế giới.

Câu hỏi lớn là làm cách nào để khuyến khích các hộ gia đình Trung Quốc quay trở lại chi tiêu. Cựu Bộ trưởng bộ Tài chính Hoa Kỳ, Lawrence H. Summers cho biết: “Việc giải quyết tình trạng tiết kiệm quá mức thường xuyên có thể là thách thức kinh tế vĩ mô rõ ràng của Trung Quốc trong thập kỷ tới”.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đồng hồ đang đếm ngược đến hạn chót ngày 1/8, và căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương đã leo thang đến đỉnh điểm. Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức phê duyệt một kế hoạch trả đũa quy mô lớn, sẵn sàng áp thuế lên tới 30% đối với hàng hóa Mỹ có tổng trị giá 93 tỷ euro (khoảng 109 tỷ USD) nếu các cuộc đàm phán cuối cùng với Washington thất bại.
4 giờ
Thời sự - Chính trị
TP Hồ Chí Minh xác định công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một ngành then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và giúp doanh nghiệp chủ động tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu nên đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Chuyển đổi xanh trong giao thông vận tải ở Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực bước đầu, thể hiện định hướng đúng đắn và quyết tâm cao của thành phố trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 23/7 (giờ Việt Nam), trong một động thái quyết liệt mang đậm dấu ấn cá nhân, thông qua mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố các thỏa thuận thương mại song phương với hai đồng minh chiến lược tại châu Á là Nhật Bản và Philippines.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương gia tăng, Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai một chiến lược đa tầng, vừa cứng rắn vừa linh hoạt, để đối phó với áp lực từ các chính sách thuế quan của Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Để ứng phó bão số 3, Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến cho thấy nhiều điều chỉnh căn cơ, nhằm xây dựng một hệ thống thuế công bằng hơn, phù hợp với thực tiễn thu nhập mới và không gian kinh tế số. Đây là lần sửa đổi toàn diện sau hơn 15 năm thi hành Luật thuế TNCN hiện hành (có hiệu lực từ 1/1/2009), kỳ vọng tạo bước ngoặt trong điều tiết thu nhập và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Một giai đoạn biến động mới đang bao trùm bức tranh thương mại toàn cầu khi chính quyền Mỹ phát đi những tín hiệu quyết liệt về một chính sách thuế quan phổ thông. Với mức sàn 10% được ấn định và hạn chót ngày 1/8 đang đến gần, các quốc gia trên thế giới đang phải đứng trước một lựa chọn khó khăn: chấp nhận cuộc chơi mới hoặc đối mặt với nguy cơ xung đột thương mại leo thang.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 20/7/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 (Kế hoạch).
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tưởng giao Bộ trưởng Tài chính chủ trì, nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi thuế, phí cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy, xem xét cơ chế hỗ trợ vốn vay, tín dụng ưu đãi cho đầu tư đóng mới, cải hoán phương tiện vận tải thủy phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Đó là nhận định của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào về tình hình kinh tế đất nước. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang vật lộn với những thách thức từ cả bên trong lẫn bên ngoài và báo hiệu chính phủ sẵn sàng tung ra các biện pháp đối phó.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 12 diễn ra sáng 18/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khái quát tinh thần thời đại bằng một hình ảnh đầy biểu tượng, từ “vừa chạy vừa xếp hàng” sang “hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến”. Câu nói không chỉ thể hiện nhãn quan chính trị sắc bén, mà còn đánh dấu bước ngoặt trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và hệ thống chính trị nước ta.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng năng lượng sạch, hướng đến mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ xe buýt trên địa bàn thành phố sử dụng điện hoặc năng lượng xanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị định 205/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 5 về chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
1 tuần
Xem thêm