Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Kinh doanh năm 2023: Bắt sóng xu hướng, đừng chạy theo xu hướng

Huyền Trang
- 20:27, 16/12/2022

(DNTO) - Kinh doanh xanh, phát triển bền vững hay blockchain và metaverse…, hàng loạt xu hướng kinh doanh mới đang nảy nở trên thị trường nhưng không phải xu hướng nào cũng phù hợp với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần cân nhắc các xu hướng phù hợp, không nên chạy đua theo xu hướng khi nội lực chưa đủ. Ảnh minh họa.

Doanh nghiệp cần cân nhắc các xu hướng phù hợp, không nên chạy đua theo xu hướng khi nội lực chưa đủ. Ảnh minh họa.

‘Điểm G’ trong xu hướng kinh doanh 2023

Mỗi ngày trôi qua, thế giới lại xuất hiện rất nhiều xu hướng mới. Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, khi nhu cầu mọi người thay đổi, những xu hướng mới lại xuất hiện càng nhiều. Bà Tracy Vũ, nhà sáng lập Trends Việt Nam cho biết, doanh nghiệp không muốn ở lại phía sau cần xác định đúng các “vùng xu hướng”, nhưng có những vùng doanh nghiệp buộc phải xem đó là xu để thay đổi, thích ứng, nếu không sẽ gặp nhiều vấn đề, nhưng cũng có vùng xu hướng không thuộc của doanh nghiệp thì phải cân nhắc.

“Ví dụ vùng xu hướng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đang được toàn thế giới quan tâm và đang lan đến Việt Nam rất nhanh. Các doanh nghiệp lớn họ đang chú trọng. Với doanh nghiệp nhỏ, có thể hiện tại chưa chú trọng nhưng là những việc chắc chắn doanh nghiệp phải làm nên phải có lộ trình, kế hoạch để thích ứng với xu hướng này.

Các vùng xu hướng khác như chuyển đổi số, thương mại điện tử, ứng dụng blockchain tùy thuộc vào nội lực và ngành hàng của doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần (mental health) không nhất thiết phải làm chuyển đổi số quá nhanh. Hay những xu hướng khác như đứt gãy chuỗi cung ứng do chiến lược Zero Covid-19 của Trung Quốc hay chiến tranh Nga - Ukraine… đương nhiên nó cũng tác động đến toàn cầu nhưng ở phạm vi nhỏ, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động chưa chạm đến thì cũng không phải suy nghĩ nhiều”, bà Tracy Vũ nói trong Hội nghị xu hướng: Định nghĩa lại tương lai”, ngày 16/12.

Cũng theo vị chuyên gia với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, khi nhắc đến xu hướng, cần cân nhắc tính rủi ro. Ví dụ không phải nhắc đến chuyển đổi số là cứ lao đầu vào làm, hay mọi người nhắc đến metaverse là cứ phải đầu tư vào metaverse, vì doanh nghiệp thành công thì rất ít nhưng thất bại thì có rất nhiều.

Thứ hai là tính phụ thuộc, đa phần doanh nghiệp cũng chưa đào sâu tìm hiểu. Ví dụ trong đại dịch Covid-19, ngành F&B (kinh doanh ẩm thực) bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì họ phụ thuộc quá nhiều về mặt bằng, khách hàng, nguyên liệu… có những doanh nghiệp nổi tiếng cũng phải phá sản. Mỗi ngành sẽ có sự phụ thuộc khác nhau nên doanh nghiệp phải ngồi lại phân tích.

Cũng theo bà Tracy Vũ, năm 2023 có rất nhiều thị trường mới mà nhiều người chưa bao giờ nghe tên, ví dụ thị trường thú cưng đang rất phát triển, hay thị trường sức khỏe tâm lý dự đoán đến 2030 là hơn 537 triệu USD… “Điểm G” năm 2023 là lý tưởng hóa mục tiêu tồn tại vì 2 năm Covid-19 đã thay đổi rất nhiều, đối tượng khách hàng thay đổi. Hiện nay doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến USP (lợi thế cạnh tranh) mà phải quan tâm đến UBP (lý do người mua hàng).

“Ví dụ hiện nước từ trường đang rất hot, bản thân tôi sử dụng không cảm nhận được sự thay đổi vì tôi đã vui vẻ, khỏe mạnh sẵn rồi. Nhưng những sản phẩm của doanh nghiệp đó tôi vẫn mua vì tôi biết họ là doanh nghiệp tử tế, làm sản phẩm tử tế. Lý do người mua hàng hiện nay khác nhau rất nhiều”, bà Tracy Vũ nhấn mạnh.

Hiểu khách hàng phải hiểu sâu

Nhu cầu khách hàng thay đổi nhanh sau đại dịch buộc các thương hiệu phải học cách hiểu lại họ một cách sâu sắc hơn. Ảnh: T.L.

Nhu cầu khách hàng thay đổi nhanh sau đại dịch buộc các thương hiệu phải học cách hiểu lại họ một cách sâu sắc hơn. Ảnh: T.L.

Ông Đoàn Thái Kiên, CEO Digityze Asia và Founder Reputyze Asia, chuyên gia về công nghệ và quảng cáo cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp đều nhắc đến sự thấu hiểu khách hàng, nhưng sự thấu hiểu này không chỉ đơn thuần là nhìn thấy sự việc đang diễn ra mà quan trọng nhất là hiểu một cách tường tận tại sao sự việc ấy lại diễn ra.

“Ví dụ một khách hàng quen thuộc của quán nước mía nhưng chỉ mua vào thứ ba và thứ năm hàng tuần, khi đến ca trực của một nhân viên nữ. Như vậy nguyên nhân sâu xa có thể vị khách “có gì đó” với cô nhân viên, chứ chưa chắc là vì nước mía. Hoặc cũng có thể họ chỉ là bạn bè hay anh em đang có việc cần gặp nhau”, ông Kiên nêu ví dụ.

Tuy vậy, theo ông Kiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể thấu hiểu khách hàng, “giống như bạn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được bà xã của mình”, vì có thể dữ liệu chưa đủ, việc phân tích dữ liệu khách hàng chưa cặn kẽ... Lúc này, doanh nghiệp phải sử dụng đến những sự thấu hiểu khác về văn hóa, sản phẩm, thị trường, thương hiệu… để dựa vào đó ra chiến lược kinh doanh.

Chia sẻ về phục vụ đối tượng tiêu dùng mới như Gen Z, ông Vũ Thế Anh, Nhà sáng lập và CEO DigiMind Group cho biết, thế hệ Gen Z hiện nay quan tâm đến tính trải nghiệm, vì vậy các mô hình kinh doanh mới cũng phải khác, thay vì sở hữu, các mô hình cho thuê đang phát triển như cho thuê nhà, hay ngay cả quần áo cũng đi thuê. Khi Gen Z quan tâm đến trải nghiệm nhiều hơn thì xu hướng mua trước trả sau cũng phát triển, điều này tác động đến mô hình kinh doanh truyền thống.

Ông Thế Anh cũng chia sẻ 5 từ khóa quan trọng mà doanh nghiệp nên lưu ý trong năm 2023.

Đầu tiên, mục đích là tất cả: Làm rõ sứ mệnh tồn tại của tổ chức, cá nhân gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Truyền thông giá trị này đều đặn, liên tục, nhất quán, hãy coi mỗi con người trong tổ chức là một đại sứ thương hiệu.

Thứ hai, mọi thứ xoay quanh dữ liệu. Doanh nghiệp cần rà soát lại hành trình khách hàng xem có thể thu thập dữ liệu ở đâu, tối ưu trải nghiệm khách hàng từ offline đến online, cá nhân hóa trải nghiệm trên mọi hành trình; tôn trọng quyền riêng tư và kích hoạt data khéo léo.

Thứ ba, tiếp thị bằng câu chuyện thật và sự sáng tạo. Doanh nghiệp tìm ra những câu chuyện có sự liên tưởng trong mọi chất liệu marketing và giữ cho nội dung này thật ngắn gọn, dễ nhớ, chân thật và có cảm xúc. Có thể sử dụng nhiều hình thức thể hiện cho các kênh khác nhau như voice, video, livestream hay gamification (ứng dụng game vào marketing).

Thứ tư, công nghệ trao quyền và khai phóng tiềm năng con người. Ứng dụng công nghệ phù hợp thay vì chỉ thấy người khác làm mà mình cũng làm. Mục tiêu cuối cùng của công nghệ phải giúp con người có thêm thời gian và trải nghiệm nhiều hơn.

Thứ năm, khách hàng chính là công cụ tiếp thị mạnh mẽ nhất. Hãy đưa khách hàng vào mọi hành trình tiếp thị của doanh nghiệp, từ R&D (nghiên cứu phát triển sản phẩm), trải nghiệm, nhận xét sản phẩm, chia sẻ sản phẩm, ủng hộ thương hiệu…đặc biệt là quan tâm đến khách hàng cũ.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
1 tuần
Xem thêm