Thứ hai, 30/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Không chỉ các mặt hàng tỷ USD, ngay cả đĩa giấy, dập ghim... cũng bị điều tra phòng vệ thương mại

Huyền Trang
- 15:19, 30/09/2024

(DNTO) - Ngoài Mỹ, EU, ASEAN thì nay cả Mexico, Đài Loan, Nam Phi... cũng tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả những mặt hàng xuất khẩu giá trị thấp.

Đĩa giấy là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu không đáng kể nhưng cũng bị khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại. Ảnh: T.L.

Đĩa giấy là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu không đáng kể nhưng cũng bị khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại. Ảnh: T.L.

Hội nghị Giao ban với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9/2024 được Bộ Công thương tổ chức sáng 30/9, nhằm đưa ra khuyến nghị về việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Trương Thuỳ Linh, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), cho biết với việc tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn và liên tục tăng trưởng mạnh. 

8 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 265 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,6%). 

Giá nhân công rẻ, giá thành sản xuất thấp và hàng hóa ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là những yếu tố khiến hàng Việt Nam trở thành mối đe dọa lớn cho ngành sản xuất nội địa của nhiều quốc gia nhập khẩu. Vì vậy, họ gia tăng sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, gồm biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng Việt.

Tính đến hết năm 2011, chỉ có 54 vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Nhưng kể từ đó đến nay đã tăng thêm 207 vụ việc. Năm 2020, Cục Phòng vệ thương mại phải xử lý nhiều vụ việc phòng vệ thương mại nhất, với 39 vụ việc. Từ đầu năm tới nay, Cục này đã và đang xử lý 14 vụ việc mới phát sinh. 

Bà Linh cho biết, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống lớn như Mỹ, EU đã khởi xướng điều tra hàng hóa nước ta, thì số vụ việc do các nước ASEAN tiến hành cũng tăng. Đặc biệt một số quốc gia chưa từng điều tra hoặc ít điều tra nước ta, như Mexico, Nam Phi, Đài Loan (Trung Quốc) cũng bắt đầu điều tra Việt Nam. 

Mới nhất, hôm 20/9, Nam Phi đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô tô, xe buýt và xe tải có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, với cáo buộc lẩn tránh thuế chống bán phá giá đang áp với Trung Quốc. Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam trong vụ việc này lên tới 84%. 

Bên cạnh đó, các sản phẩm bị điều tra không giới hạn ở các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tôm, cá tra, thép, gỗ, pin mặt trời…, mà mở rộng với những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ như máy cắt cỏ, mật ong, đĩa giấy, ghim dập… 

Phạm vi điều tra ngày càng mở rộng, bao gồm cả các nội dung mới như điều tra xem xét phạm vi sản phẩm, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Cơ quan điều tra nước ngoài ngày càng đưa ra yêu cầu cao trong nhiều khía cạnh đối với chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra (thời hạn trả lời, yêu cầu bổ sung nhiều thông tin, khó xin gia hạn...).

“Như trong vụ việc ghế bọc đệm, Cục Phòng vệ thương mại đã có thư đề nghị cơ quan điều tra Canada gia hạn thời gian trả lời. Tuy nhiên, cơ quan điều tra Canada không đồng ý và yêu cầu cung cấp thông tin cả những nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm ghế sofa. Hay cơ quan điều tra Philippines đề nghị hồ sơ các doanh nghiệp Việt Nam trước khi nộp sang nước này phải được hợp pháp hóa lãnh sự từng trang”, bà Linh cho biết.

Thậm chí, lãnh đạo Cục phòng vệ thương mại cho biết mức thuế phòng vệ thương mại có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường. Do một số nước như Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên sử dụng chi phí của một nước thứ ba để tính giá trị thông thường trong các vụ việc chống bán phá giá. 

Chủ động các phương án ứng phó từ sớm giúp doanh nghiệp hạn chế thiệt hại từ các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Ảnh: T.L.

Chủ động các phương án ứng phó từ sớm giúp doanh nghiệp hạn chế thiệt hại từ các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Ảnh: T.L.

Chia sẻ tình hình thực tế tại thị trường Canada, nơi đã khởi xướng điều tra 19 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam (8 vụ vẫn còn đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc đang bị tiến hành điều tra, điều tra lại để gia hạn), bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada cho biết nước này cũng đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà doanh nghiệp Việt Nam cũng có thế mạnh như khung xe đầu kéo/khung xe container và tháp gió (turbin gió). Ngoài ra, theo thông tin bên lề thì có thể sẽ có cuộc điều tra mới với sản phẩm nội thất văn phòng bọc vải, tháp điện gió và tấm năng lượng mặt trời xuất khẩu từ Việt Nam. 

“Khi đã điều tra một sản phẩm, Canada thường xem xét luồng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia liên quan, dù lượng xuất khẩu có thể không đáng kể. Ngoài ra, khi bị vào tầm ngắm, các sản phẩm đều bị điều tra cả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Vì vậy, một số sản phẩm có nhiều nguy cơ khác của Việt Nam có thể là: thép cuộn cán nóng, vít/khớp nối thép, sàn thép lưới, ống đồng, máy làm mát, máy sưởi nhiệt, gỗ ván sàn công nghiệp, ống khoan, ống đóng cọc và nhôm thanh định hình…”, bà Quỳnh cho biết.

Thương vụ Việt Nam tại Canada khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam theo dõi thông tin cảnh báo, nắm xu thế và tình hình các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến mặt hàng mình sản xuất kể cả của các nước khác và khi bị điều tra, cần tích cực phối hợp cung cấp thông tin để tránh bị áp thuế cao.   

Đối với cơ quan thương vụ, bà Trương Thuỳ Linh khuyến nghị hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin, cảnh báo sớm mặt hàng có nguy cơ bị điều tra. Cùng đó, hỗ trợ làm rõ quy định điều tra của Chính phủ nước nhập khẩu; hỗ trợ trình bày ý kiến, quan điểm của Chính phủ Việt Nam về quan điểm, kết luận của cơ quan điều tra. Hỗ trợ tham vấn hoặc khởi kiện ra Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) trong trường hợp cơ quan điều tra nước ngoài vi phạm các quy định của WTO mà không thể bố trí tham gia.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Ngoài Mỹ, EU, ASEAN thì nay cả Mexico, Đài Loan, Nam Phi... cũng tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả những mặt hàng xuất khẩu giá trị thấp.
7 phút
Thời sự - Chính trị
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, Argentina đang phải gồng mình gánh chịu thời kỳ vô cùng khó khăn, một phần không thể tránh khỏi bởi các chính sách cứu vãn của chính quyền Tổng thống Javier Milei.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trung Quốc đang tiếp tục dồn sức cứu chữa nền kinh tế nước này. Động thái mới nhất là lấy hồng tâm nhắm vào các ngân hàng, công nhân và gia đình nghèo, với bối cảnh Đảng Cộng sản cầm quyền chuẩn bị kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão Yagi.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Shantanu Chakraborty, cho biết: “Nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu".
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods), sở hữu 51% cổ phần. Thương vụ này giúp Nutifood hoàn thiện thêm chuỗi cung ứng sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi của người tiêu dùng Việt.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai ngay các nhiệm vụ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão lũ, trong đó nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng…
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ngày 21/9, đại diện các doanh nghiệp tư nhân như: VinGroup, Sun Group, Vietjet, Trường Hải, KN Group... đã đề xuất sáng kiến để chung tay phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp".
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão Yagi, VCCI kiến nghị Thủ tướng tiếp tục gia hạn thời điểm nộp thuế GTGT, TNDN, tiền thuê đất; giãn thời điểm nộp các khoản nộp cho bảo hiểm xã hội từ 4 đến 6 tháng cho các doanh nghiệp tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trưởng Khu Tài chính London Michael Mainelli, khẳng định Anh ủng hộ mong muốn của Việt Nam trong việc phát triển một trung tâm tài chính quốc tế mới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau một thời gian dài chống chọi lạm phát, cuối cùng thì Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cũng đã công bố mức giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2020.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất sẽ giúp áp lực đè nén 2-3 năm qua được giải toả.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì gói, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch…, để cung cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão.
2 tuần
Xem thêm