Thứ ba, 25/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lo ngại mất thị phần vào tay thép ngoại nhập

Huyền Trang
- 17:04, 18/07/2024

(DNTO) - 6 tháng qua, thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam lên tới 6 triệu tấn, bằng 171% sản xuất trong nước. Đại diện ngành lo ngại việc nhập khẩu ồ ạt có thể khiến doanh nghiệp nội địa mất thị phần thép HRC vì không khai thác được hết công suất.

Các nhà sản xuất thép HDR trong nước sụt giảm công suất vì sự gia tăng ồ ạt của thép nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua. Ảnh: T.L.

Các nhà sản xuất thép HDR trong nước sụt giảm công suất vì sự gia tăng ồ ạt của thép nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua. Ảnh: T.L.

Khó cạnh tranh với thép nhập khẩu

6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu tới 6 tấn thép HRC, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác.

Đáng chú ý, thép nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam ngay cả khi Bộ Công thương chính thức tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp trong nước đề nghị điều tra áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ (ngày 14/6/2024). 

Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, con số nhập khẩu thép HRC gia tăng ồ ạt trong nửa đầu năm nay là đáng bởi động. Bởi nhu cầu thép cán nóng tại Việt Nam khoảng 12-13 triệu tấn/năm, nhưng các nhà máy trong nước hiện đã đáp ứng khoảng 9 triệu tấn. 

Thời gian qua, thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, có thời điểm sản lượng gấp gần 200% sản xuất trong nước. Đáng chú ý, sản phẩm thép HRC từ Trung Quốc có giá rất thấp, bình quân 560 USD/tấn, thấp hơn thấp hơn mức giá chào trong nước khoảng 15-20 USD/tấn và thấp hơn giá của các quốc gia khác 45 - 108 USD/tấn. Điều này khiến doanh nghiệp sản xuất không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, buộc phải giảm công suất.

“Năm ngoái, lượng thép sản xuất trong nước chỉ đạt 6,7 triệu tấn, tương đương 79% công suất thiết kế, giảm mạnh so với mức 86% của 2021. Trong khi đó lượng thép nhập khẩu lên tới 9,6 triệu tấn, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước. Thị phần bán HRC của một số doanh nghiệp trong nước vì thế cũng sụt giảm. Hòa Phát và Formosa đã giảm 12% từ năm 2021 đến 2023 và hiện tiếp tục suy giảm”, ông Đa dẫn chứng.

Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, cho biết thời gian vừa qua, một số sản phẩm thép nội địa chịu áp lực rất lớn từ thép nhập khẩu. 

Ngành thép Việt Nam thời gian qua vẫn chủ yếu phát triển chiều rộng hơn chiều sâu, với công suất lớn, thậm chí nhiều sản phẩm vượt công suất cho nhu cầu trong nước. Tuy vậy, thép không gỉ, thép hợp kim phục vụ cho hoạt động chế biến chế tạo, công nghiệp quốc phòng ta chưa sản xuất được, vẫn cần phải nhập khẩu.

Vì vậy, ông Thảo cho rằng cần hoàn thiện quy định, quy chuẩn của ngành thép, giúp lành mạnh hóa thị trường nội địa vì nó sẽ giảm hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng và nó cũng là rào cản kĩ thuật cho sản phẩm thép nhập khẩu trên thị trường. 

“Cần có những định hướng chính sách ưu đãi cho các sản phẩm có giá trị gia tăng, hàm lượng chất xám cao, chất lượng cao như thép đặc biệt hay thép hợp kim, thép không gỉ…, vì những loại thép này rất quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp quốc phòng”, ông Thảo nói. 

Sử dụng “tấm khiên” phòng vệ thương mại

Ngành thép Việt Nam đã có nhiều năm phát triển theo chiều rộng, cần hướng tới phát triển theo chiều sâu ở các mặt hàng thép chất lượng cao. Ảnh: T.L.

Ngành thép Việt Nam đã có nhiều năm phát triển theo chiều rộng, cần hướng tới phát triển theo chiều sâu ở các mặt hàng thép chất lượng cao. Ảnh: T.L.

Ngành thép Việt Nam đã phải chịu 73 vụ điều tra phòng vệ thương mại từ các nước. Ngược lại, chúng ta cũng triển khai điều tra 10 vụ việc với thép nhập khẩu với một số sản phẩm như phôi thép và thép xây dựng, tôn mạ mầu, thép tôn mạ….

Liên quan đến vụ việc điều tra thép HRC nhập khẩu, theo quy định, kể từ ngày chính thức tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Công thương sẽ có thời gian 45 ngày để thẩm định trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Lãnh đạo của Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng cho biết việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước là rất tốt, nhưng cũng phải cân nhắc từng trường hợp. Bởi một số chuyên gia cũng lo ngại các nước khác cũng sẽ có hành động tương tự với sản phẩm của Việt Nam. Vì trong thị trường xuất khẩu, Việt Nam là nước lớn trong xuất khẩu thép nhưng các thị trường nhập khẩu tăng cường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để hạn chế sản lượng xuất khẩu của ta. 

“Chúng tôi mong muốn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm thép mà công suất trong nước đã đáp ứng hoàn toàn nhu cầu. Còn những sản phẩm công suất trong nước không đủ, phải nhập khẩu thì phải cân nhắc lợi ích tập thể, đánh giá kĩ để có quyết định phù hợp”, ông Thảo kiến nghị. 

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước, Bộ Công thương cũng cân nhắc tăng cường công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đẩy mạnh tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước.

“Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế sẽ bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, trong dài hạn cũng giúp nền kinh tế không bị phụ thuộc vào nhập khẩu”, ông Trung nói.

Để phát triển ngành thép trong nước theo chiều sâu, Bộ Công Thương đã xây dựng Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến Chiến lược sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ này cũng đang hoàn tất dự thảo Luật Phát triển công nghiệp trọng điểm để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành. Mục tiêu dài hạn là phát triển ngành công nghiệp thép trở thành ngành công nghiệp nền tảng quốc gia.  

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công ty xe điện Việt Nam đang đặt tham vọng bước vào thị trường giao đồ ăn trong bối cảnh nhiều gã khổng lồ khác như Beamin, Gojek đã từng bỏ cuộc vì những khó khăn nội tại của thị trường. Xanh SM dù có nhiều lợi thế nhưng cần sự bứt phá rất lớn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Buổi làm việc diễn ra ngày 21/2 tại Hà Nội bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Anh Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam chủ trì cuộc họp; anh Nguyễn Phúc Long, Ủy viên Đoàn Chủ UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Sao Vàng đất Việt, cùng các anh/chị Thường trực CLB tham dự cuộc họp.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chiều 20/2 tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Tập đoàn Stavian đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trong các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù nỗ lực chuyển đổi nhưng các doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ… vẫn lo ngại thị trường xuất khẩu có thể bị thu hẹp nếu không kịp thời đáp ứng được các tiêu chí xanh.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sáng 20/2, Tạp chí Doanh Nhân Trẻ đã có buổi làm việc với Hiệp hội Trao đổi Kỹ năng nghề thế giới, Hàn Quốc (WVCEA), và Công ty Cổ phần Tập đoàn B2B CALGARY, bàn về cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
4 ngày
Hội địa phương
Dự buổi làm việc, có ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Tấn, Ủy viên UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Du lịch DNT Việt Nam; bà Hàng Phối Quyên, Chủ tịch CLB DNT DN Gia đình Việt Nam, cùng các thành viên Thường trực & BCH của hai CLB.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo kịch bản tăng trưởng được Chính phủ đưa ra, các động lực tăng trưởng được bóc tách chi tiết. Trong đó nêu rõ, để đạt mục tiêu GDP 8% trở lên trong năm 2025, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần đạt tốc độ tăng trưởng 9,7% trở lên. 
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài” lần thứ hai sẽ được tổ chức trong khuôn khổ của EXPO tại Nhật Bản tháng 9/2025. Sự kiện tiếp tục lan tỏa những giá trị văn hóa Việt Nam với vai trò “sức mạnh mềm” của dân tộc đến với bạn bè năm châu.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Có thể coi vị doanh nhân này là người có cái đầu của nhà tư bản và trái tim của một người theo chủ nghĩa xã hội. Cái đầu của nhà tư bản luôn làm việc chăm chỉ để tạo ra nhiều của cải hơn, để doanh nghiệp ngày một lớn mạnh, tạo ra nhiều việc làm hơn. Còn trái tim xã hội sẽ chọn cuộc chơi công bằng, nhân văn, hợp pháp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt vấn đề "cần những giải pháp gì để đất nước tăng trưởng 2 con số". Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế được đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP và mong muốn tham gia vào các dự án lớn của đất nước.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Theo thông tin từ Công ty CP Acecook Việt Nam, đơn vị này sẽ tổ chức hai đêm nhạc, dùng toàn bộ doanh thu bán ra tại Hà Nội và TP.HCM cho các dự án cộng đồng.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giới chuyên gia dự báo, không loại trừ khả năng trong tuần tới hàng Việt cũng sẽ bị Mỹ áp thuế. Việc lường trước rủi ro, chủ động xây dựng "lá chắn thép" để giảm thiểu tác động tiêu cực là rất cần thiết để quỹ đạo xuất khẩu không chệch hướng.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Có thể mọi người chưa quen lắm với cái tên Công ty TNHH Green Is Gold, nhưng doanh nhân Đỗ Đăng Khoa - Khoa Mướp - thương hiệu Mr Mướp không xa lạ gì với người dân Đồng Tháp. Anh đã đoạt giải quán quân trong cuộc thi Khởi nghiệp xanh 2023 với Dự án Kết nối con người với tự nhiên. Đây cũng là mục tiêu theo đuổi của Khoa.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Rất dễ để nhận ra những bộ vest của Mon Amie trong một buổi party hay một show diễn thời trang nào đó. Lấy cảm hứng và chuẩn mực từ phong cách Ý, Mon Amie cuốn hút ở sự lịch lãm và phóng khoáng, chỉn chu và thời thượng, phá cách táo bạo nhưng lại rất khuôn phép.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 5/2, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam làm việc với Ban biên tập Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn về công tác trao đổi về các hoạt động hợp tác cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
2 tuần
Xem thêm