Hậu FTX - ngã rẽ khó lường cho ngành tiền tệ mã hóa - Bài 3: Thối lui về hậu trường
(DNTO) - Mất niềm tin của công chúng sau scandal FTX, ngành tiền tệ mã hóa đang chứng khiến giấc mơ “tiền tệ của tương lai” dần nhạt nhòa. Tuy vậy, họ vẫn còn có một giải pháp khác: Thối lui về hậu trường.
Để bám víu hướng đi trở thành một phương thức thanh toán của tương lai, ngành tiền tệ mã hóa (crypto) phải trông chờ vào sự thành công của tiền tệ crypto ổn định (stablecoin) từ các hãng tài chính lớn như BlackRock và Paypal.
Nhưng niềm hy vọng này khá là trớ trêu. Reed Stark, cựu giám đốc của Ủy ban Chứng khoán và Trao đổi Hoa Kỳ chỉ ra: “Bản chất crypto là một câu trả lời cho khủng hoảng ngân hàng 2008, khi nhiều người muốn thoát khỏi sự kiểm soát tài chính của chính phủ. Nhưng nay tất cả những người hâm mộ crypto lại phải trông chờ các hãng tài chính lớn cứu giúp. Đó là sự đạo đức giả tột cùng”.
Đi ngược với những ai còn bám víu giấc mơ “tiền tệ của tương lai”, lại có một bộ phận nhiều người muốn ngành crypto quay trở lại với gốc gác của nó.
Vào tháng trước, Erik Voorhees, người sáng lập nền tảng crypto ShapeShift đã lên tiếng kêu gọi ủng hộ cho niềm tin nguyên thủy của crypto.
“Tại sao chúng ta chấp nhận một thế giới mà giao dịch tài chính phải được cho phép bởi những kẻ xa lạ? Đó không phải là sự tự do, đó là xiềng xích mà dù có trở nên nhẹ đi, cũng sẽ không thể biến mất hoàn toàn.” - Erik Voorhees nói.
Thay vì phải đối đầu với giới nhà làm luật đang ngày càng trở nên gay gắt, Voorhees và nhiều người có đồng ý kiến đang đưa đẩy ngành crypto trở lại gốc rễ của nó: Phương thức giao dịch độc lập với các tổ chức, chính phủ.
Balaji Srinivasan, tác giả, nhà đầu tư và cựu giám đốc công nghệ tại Coinbase, đã phát động hội thảo Network State vào tháng trước tại Amsterdam với chủ đề tìm cách “xây dựng tổ chức song song (với các tổ chức tài chính chính thống)”.
Trong số các diễn giả tham dự sự kiện có Vitalik Buterin và Anatoly Ykovenko - những “bộ não” đứng đằng sau các loại tiền tệ crypto ethereum và solana. Bên cạnh đó có cả bộ đôi song sinh Winklevoss, những nhà sáng lập sàn giao dịch crypto Gemini.
“Đây là buổi gặp gỡ của những cá nhân mong muốn xây dựng một tổ chức độc lập. Không chỉ đơn giản là tiền tệ độc lập, mà còn bao gồm truyền thông, giáo dục, khoa học, xây dựng và cả thành phố” - Srinivasan nói.
Sau sự lụn bại của gương mặt đại diện cho ngành crypto, Sam Bankman-Fried, hướng đi rút lui khỏi cuộc chiến thất bại với các nhà cầm quyền nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng nó cũng có hiểm họa tiếp tục gây nguy hại cho một thị trường vốn đã mỏng manh.
Theo dữ liệu của CCData, vào đầu 2023, đã cần phải có một mức giao dịch hơn 1400 bitcoin, tương đương 23 triệu đô vào lúc đó, mới có thể thay đổi giá bitcoin 1%.
Nhưng đến cuối tháng 4 năm nay, chỉ cần mua lại 462 bitcoins, trị giá 13 triệu đô la, là đủ để gây ra biến động thị trường tương tự. Đây là thời điểm thấp nhất của thị trường bitcoin và tether, đồng tiền stablecoin phổ biến nhất thế giới, tính từ thời điểm khủng hoảng FTX diễn ra vào 05/2022.
Những ngày gần đây, con số đó đã có phần cải thiện, nhưng vẫn không đủ để cho thấy thị trường đang có chiều hướng triển vọng với nguồn tiền mới dồi dào. Hiện tại cần có một giao dịch 752 bitcoin, trị giá 26 triệu đô la, để dịch chuyển giá đồng tiền ảo này.
Solot, thuộc Marex cho biết: “Theo quan điểm của tôi, phán quyết cho Bankman-Fried đã được định giá từ lâu.”
“Nhưng nếu sự kiện này được dẫn đến mức ứng dụng crypto chậm dần, và thậm chí ngưng hẳn… thì khi đó chỉ còn tiền nội bộ trong thị trường, không có tiền mới đi vào, và sẽ chấm dứt tăng trưởng hoàn toàn.”