Thứ ba, 24/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hàn Quốc và Nhật Bản bãi bỏ tranh chấp thương mại

Xuân Hạo
- 16:41, 16/03/2023

(DNTO) - Hàn Quốc rút khiếu nại WTO khi Nhật Bản bãi bỏ việc ngăn cấm xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thiết bị công nghệ cao.

 

Lá cờ Hàn Quốc và Nhật Bản cắm trên máy bay chở Tổng thống Hàn Quốc đến thăm Tokyo. Ảnh: Reuters

Lá cờ Hàn Quốc và Nhật Bản cắm trên máy bay chở Tổng thống Hàn Quốc đến thăm Tokyo. Ảnh: Reuters

Tokyo, ngày 16/3/2023, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng nhau đồng ý bãi bỏ một tranh chấp thương mại kéo dài 4 năm, xoay quanh nguyên liệu sản xuất thiết bị công nghệ cao. Đây là một động thái cho thấy hai quốc gia này đang tìm cách tăng cường hợp tác, giữa bối cảnh các vấn đề an ninh trong khu vực trở nên đáng lo ngại.

Công bố này được tung ra giữa chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Ông là Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên ghé thăm Nhật Bản trong vòng 12 năm qua.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và vợ, phu nhân Kim Keon-hee đến sân bay quốc tế Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và vợ, phu nhân Kim Keon-hee đến sân bay quốc tế Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết, Nhật Bản sẽ gỡ bỏ ngăn cấm xuất khẩu các nguyên liệu bao gồm polyimide, hydrogen fluoride và photoresist.

Đây là các nguyên liệu thiết yếu để sản xuất màn hình và chip bán dẫn, vốn hiện diện trong TV, điện thoại smartphone... của các hãng công nghệ như Apple và Samsung.

Nhật Bản từng đòi hỏi giấy phép đặc biệt để xuất khẩu các nguyên liệu này cho những hãng công nghệ Hàn Quốc vào hồi 2019, một cách đáp trả với tranh chấp đòi bồi thường cho những người Hàn Quốc bị buộc phải làm việc tại các nhà máy và hầm mỏ của Nhật Bản trong thời kỳ 1910-1945.

Khi giới hạn này được đưa ra, nó đã làm các công ty công nghệ Hàn Quốc phẫn nộ, họ đưa vấn đề này lên khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng nay, với giới hạn được gỡ bỏ, Hàn Quốc cũng đã rút khiếu nại đó.

Đây là dấu hiệu cho thấy hai quốc gia này tìm cách cải thiện mối quan hệ vốn từng căng thẳng, và là để đối phó với vấn đề an ninh đang trở nên bức thiết từ Triều Tiên - một vấn đề được làm nổi bật khi nước này phóng một tên lửa đạn đạo tầm xa xuống biển, chỉ vài giờ trước chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Hơn thế nữa, Nhật Bản thường phải đối mặt với các vấn đề an ninh đến từ Trung Quốc. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần đi vào vùng biển tranh chấp lãnh thổ với Nhật. Tokyo cũng lo ngại cuộc chiến tại Ukraine đã tạo tiền đề khuyến khích Trung Quốc tấn công vào Đài Loan.

Tổng thống Yoon nói, ông mong chuyến thăm này sẽ “vực dậy” sự hợp tác an ninh và lãnh đạo hai phía để chuẩn bị mở lại đàm phán song phương từng bị gián đoạn vào 2018.

Tuy vậy, Nhận Bản vẫn giữ thái độ cẩn trọng, không nghĩ rằng mối quan hệ sẽ được cải thiện ngay lập tức. Một quan chức giấu tên trong nội bộ chính phủ Nhật nói: “Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang có chiều hướng cải thiện, nhưng nó vẫn là một quá trình tiếp nối từng bước”.

Trong khi đó, Tổng thống Yoon cũng đang đối mặt với nhiều hoài nghi tại nước nhà. Trong một cuộc thăm dò ý kiến bởi Gallup, đăng tải hồi thứ Sáu tuần trước, 64% người trả lời cho rằng không cần thiết phải vội vã tìm cách cải thiện mối quan hệ khi không có thay đổi gì trong thái độ của phía Nhật Bản, 85% nghĩ chính phủ Nhật Bản vẫn không hối lỗi về quá khứ thực dân của họ.

Mặc cho các tranh chấp căng thẳng giữa hai nước, mối quan hệ về kinh tế của họ vẫn rất chặt chẽ. Hai quốc gia đều là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của nhau vào 2021, theo dữ liệu từ IMF. Cùng năm đó, xuất khẩu của Nhật Bản đến Hàn Quốc đã đạt 52 tỷ đô la, trong khi Hàn Quốc xuất khẩu đạt 30 tỷ đô la.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
3 giờ
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington và Bắc Kinh gặp nhau hôm nay (9/6) trong một nỗ lực được theo dõi sát sao, mang theo hy vọng mong manh về việc hạ nhiệt một trong những mặt trận căng thẳng nhất của cuộc chiến kinh tế: nguyên liệu đất hiếm.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/6 (giờ Hoa Kỳ), tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn tròn với đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
2 tuần
Xem thêm