Thứ bảy, 16/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giáo sư Mỹ chỉ ra một nhân tố quan trọng nếu Việt Nam muốn tăng trưởng 8-10%

Huyền Trang
- 17:32, 16/11/2024

(DNTO) - GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.

Kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức để duy trì mức tăng trưởng cao. Ảnh: T.L.

Kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức để duy trì mức tăng trưởng cao. Ảnh: T.L.

Tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ, GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana (Hoa Kỳ) bày tỏ ấn tượng khi Việt Nam tăng GDP bình quân đầu người từ 140 USD vào năm 1991 lên 4.300 USD hiện nay.

Ông cho biết công cuộc cải cách nền kinh tế theo định hướng thị trường là động lực chính đưa Việt Nam vào nhóm thu nhập trung bình cao. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Để viết tiếp câu chuyện thành công, Việt Nam cần có những dịch chuyển vĩ mô mang tính chiến lược. 

Bởi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn trên thế giới, nên dễ bị tổn thương từ bên ngoài. Đơn cử với Mỹ, thặng dư thương mại hai bên đã đạt 100 tỷ USD.. Điều này đặt Việt Nam vào vị thế rất dễ tổn thương với các phản ứng chính sách từ Mỹ vì là vấn đề cả hai chính đảng của Mỹ đều quan tâm. 

Về nhân khẩu học, vốn là động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đang duy trì chỉ số tốt. Nhưng năng suất lao động thấp của khu vực kinh tế nhà nước đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Trong khi đó, kinh tế nhà nước đang chiếm một cấu phần lớn của nền kinh tế. 

Còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - là khối thúc đẩy tăng trưởng Việt Nam trong 20 năm qua. Nhưng việc dựa vào khối này để duy trì tăng trưởng là không bền vững. Bởi theo logic đơn thuần, nền kinh tế tăng trưởng sẽ giảm phụ thuộc vào khối FDI. Vì vậy, điều cần thiết là thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. 

“Tôi từng được hỏi làm thế nào để Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng 8-10%. Thực tế, xét tới các yếu tố kinh tế vĩ mô nền tảng của Việt Nam hiện nay, việc duy trì xu hướng tăng trưởng 8-10% là rất khó, trừ khi tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất lao động”, ông Hauskrecht nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, TS. Vũ Hoàng Linh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Năng suất lao động của ta cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Việc đào tạo nhân lực trong các trường đại học, trường nghề còn hạn chế. Trong khi đó, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển ở mức thấp 0,43% GDP (2021), thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (4,5%) hay Trung Quốc (2,4%).

“Những điều này đặt Việt Nam trước bẫy thu nhập trung bình”, ông Linh nhận định.

Muốn nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI vào Việt Nam cần nâng cao chất lượng và trình độ lao động. Ảnh: T.L

Muốn nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI vào Việt Nam cần nâng cao chất lượng và trình độ lao động. Ảnh: T.L

Đến thời điểm hiện tại có hơn 1.400 dự án của nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam, với tổng số vốn lên đến gần 12 tỷ USD. 10 tháng đầu năm nay, có 92 dự án được cấp mới bởi nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam với tổng số vốn lên đến gần 139 triệu USD, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ và năng lượng.

GS. Andreas Hauskrecht cho biết những năm qua, Việt Nam nỗ lực cải cách các thể  chế, quy định tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và cân bằng, công bằng. Vì vậy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã  rót vốn đầu tư vào Việt Nam trong 20 năm qua.

Hiện nay, các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, điện tử bán dẫn, kinh tế số, tài chính... ở Việt Nam. Nhưng đây đều là các lĩnh vực có tiêu chuẩn nhân sự cao. Vì vậy, Việt Nam cần có kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư này. 

"Không phải số lượng mà bây giờ cần nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Đồng nghĩa với việc cần nâng cao chất lượng lao động, bao gồm năng suất và trình độ của nhân sự tại Việt Nam để đón sóng đầu tư của các nhà đầu tư lớn", vị giáo sư khuyến nghị. 

Trong bối cảnh thế giới nhiều thách thức mới như rủi ro về môi trường, biến đổi khí hậu, căng thẳng địa chính trị tác động tới sự ổn định của hoạt động thương mại... các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển kỹ năng mới cho người lao động. 

“Chúng ta cần cải cách chương trình đào tạo theo hướng tập trung vào tư duy phản biện và kỹ năng số, đồng thời chú trọng đào tạo nghề và tạo ra các cơ hội học tập suốt đời”, TS Vũ Hoàng Linh khuyến nghị.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
7 phút
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Báo cáo thẩm tra tờ trình dự án Luật Quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, cho rằng Ủy ban tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Fed đã cắt giảm lãi suất cho vay tại Mỹ 0,25 điểm phần trăm, theo lịch trình đã được dự đoán. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách cũng đang chuẩn bị để đón chờ sự trở lại của Trump tại Nhà trắng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu vốn điều lệ không được xác định chính xác thì đó là sự đánh tráo đối với các nhà đầu tư ngay từ lần mua đầu đến những lần mua tiếp theo. Bởi thực tế, nhiều đơn vị đã phù phép, bơm tiền để nâng vốn điều lệ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8.
1 tuần
Xem thêm