Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giải phóng những điểm nghẽn đang 'ghìm chân' nền kinh tế

Bạch Dương
- 18:00, 14/12/2021

(DNTO) - Dịch Covid-19 đã làm thay đổi tất cả, rất nhiều những thách thức đặt ra, trở thành rào cản đang hiển hiện trong đời sống kinh tế, xã hội. Cơ cấu lại nền kinh tế phải giải quyết cho được những mâu thuẫn nội tại đang ngăn cản sự phát triển.

Nếu trì hoãn hoặc chậm tái cơ cấu nền kinh tế thì Việt Nam sẽ rất khó để thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Ảnh: TL.

Nếu trì hoãn hoặc chậm tái cơ cấu nền kinh tế thì Việt Nam sẽ rất khó để thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Ảnh: TL.

Cần "thanh lọc" 3 trụ cột để tái cấu trúc

Phát biểu tại Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp", chiều 14/12, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, nhận định, kế hoạch tái cơ cấu kinh tế lần này xác định thể chế, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là 3 "trụ cột" đột phá. Nếu trì hoãn hoặc chậm tái cơ cấu nền kinh tế thì Việt Nam sẽ rất khó để thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, vượt qua bẫy thu nhập trung bình...

"Bối cảnh thế giới và trong nước thay đổi sâu sắc sau dịch bệnh Covid-19 yêu cầu Việt Nam phải thúc  nhanh hơn quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Phải tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế, từng bước hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững...", bà Minh nói.  

Đáng chú ý, bối cảnh dịch Covid-19 đã cho thấy những bất cập và khó khăn khi thiếu vắng các thể chế tạo động lực cho liên kết vùng, liên kết ngành nghề. Chính vì vậy, gắn kết, tạo động lực phát triển kinh tế vùng, tạo ra lực đẩy cho vùng kinh tế đô thị cũng đã được đặt ra trong kế hoạch tái cơ cấu lần này.

Một điểm nữa được bà Minh cho rằng cần chú ý là huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả.  Việc huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho phát triển, “trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định. Song song với đó, sử dụng nguồn lực bên ngoài là yếu tố quan trọng”, bà Minh nhấn mạnh. 

Đồng thời, cần chuyển đổi cơ cấu từ chiều rộng sang chiều sâu, từ thang giá trị thấp lên thang giá trị cao, thâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Đặc biệt, cần ưu tiên ngành trong tương quan với khu vực và quốc tế, tăng vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Chia sẻ thêm về mục tiêu của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, bà Minh cho biết, cần đạt được sự bứt phá về năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế chủ lực, phải có sự chuyển biến thực chất rõ nét về mô hình tăng trưởng; sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp có sự phát triển và nâng cao sức chống chịu và thích ứng trước những diến biến phức tạp từ bên trong cũng như bên ngoài. Đặc biệt, cần hình thành rõ những cơ cấu hợp lý trong từng ngành từng lĩnh vực; cũng như có sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao...

Cần nhiều “đầu tàu”

Cần chú trọng nguồn lực cho các công ty lớn hơn vì họ có khả năng tốt hơn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô để hoạt động hiệu quả hơn và mang lại năng suất cao hơn cho nền kinh tế. Ảnh: TL.

Cần chú trọng nguồn lực cho các công ty lớn hơn vì họ có khả năng tốt hơn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô để hoạt động hiệu quả hơn và mang lại năng suất cao hơn cho nền kinh tế. Ảnh: TL.

Nêu quan điểm, TS. Lê Duy Bình, Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam, nhận định, tình trạng năng suất thấp và tốc độ tăng năng suất thấp của nền kinh tế có liên quan tới thực trạng phần lớn các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Đặc biệt, việc thiếu doanh nghiệp cỡ vừa, tức các doanh nghiệp có quy mô trung bình có số lượng rất ít ỏi, là một thực tế đáng quan ngại.

"Có nhiều bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp tư nhân lớn hơn và được quản trị tốt hơn ở Việt Nam có xu hướng tăng tích cực về hiệu quả hoạt động và năng suất. Rõ ràng, Việt Nam cần đặt trọng tâm chính sách vào việc phát triển ngày càng nhiều công ty lớn và được quản trị tốt hơn, thay vì chỉ hướng vào mục tiêu hình thành quá nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Bên cạnh vai trò góp phần quan trọng cho cải thiện năng suất lao động, các doanh nghiệp lớn còn đóng vai trò dẫn dắt hoặc thúc đẩy tăng trưởng của cả một ngành hoặc một cụm doanh nghiệp", ông Bình cho hay. 

Cũng theo ông Bình, hiện tượng thiếu doanh nghiệp cỡ vừa cũng cho thấy sẽ không có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa sẽ phát triển thành doanh nghiệp quy mô lớn trong trung hạn. Do đó, vấn đề thiếu doanh nghiệp cỡ vừa cần phải được giải quyết do nguyên tắc thường thấy là các công ty lớn hơn có khả năng tốt hơn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô để hoạt động hiệu quả hơn và mang lại năng suất cao hơn cho nền kinh tế. 

Theo đó, ông Bình cho rằng, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và khu vực tư nhân là một trong những cấu phần quan trọng để tăng cường năng lực quốc gia của Việt Nam. 

"Chính phủ cần tập trung mạnh mẽ hơn vào chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu tăng hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong những thập niên sắp tới. Trọng tâm chính sách của Chính phủ cần nhấn mạnh vào các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng...Ví dụ như năng suất tại cấp độ doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, trình độ công nghệ được ứng dụng, trình độ sáng tạo, hiệu quả hoạt động tài chính và khả năng kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu...", ông Bình cho hay.

Ngoài ra, theo ông Bình, kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia phát triển cho thấy, nhân lực có kỹ năng, nhất là những người có tay nghề cao có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo ra năng suất lao động vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng GDP và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

"Lao động có kỹ năng được coi như đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu. Các quốc gia phát triển trong khối G20, hay ở Châu Âu, điển hình như Cộng hòa liên bang Đức, dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghệ cao với năng suất lao động vượt trội nhờ có 1 hệ thống đào tạo nghề tiên tiến và hiệu quả - mẫu hình để nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và học tập", ông Bình dẫn chứng và cho rằng, cần nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

"Trong trạng thái bình thường mới, chính kỹ năng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp, các ngành có công nghệ mới, năng suất lao động cao phục hồi và phát triển mạnh mẽ sẽ giúp nền kinh tế không những nhanh chóng thoát khỏi suy thoái mà còn đồng thời đi vào tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững", ông Bình nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Các giám đốc điều hành Phố Wall đang chuẩn bị kế hoạch để mở rộng sang thị trường Trung Đông, không lâu sau khi các quốc gia trong khu vực này tuyên bố họ có hơn 2 nghìn tỷ đô la dành riêng cho hoạt động tại Hoa Kỳ.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
2 tuần
Xem thêm