Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

"Giải pháp căn cơ đối với doanh nghiệp hiện nay là phải được thông thương"

Nguyên Long
- 14:30, 20/09/2021

(DNTO) - Hơn 85.500 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động trong 8 tháng của năm 2021, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp đang còn cầm cự hoạt động để tồn tại cũng không dễ dàng gì.

Theo đại diện nhiều hiệp hội, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn tới mức khó có khả năng vực dậy là rất lớn, rất cần những giải pháp mạnh. Theo đó, cùng với việc hỗ trợ trực tiếp thông qua chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, như đẩy mạnh đầu tư công, giãn, hoãn nợ, hỗ trợ về lãi vay, miễn giảm thuế và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội… thì tăng cường cải cách thủ tục, nhất là cởi bỏ những thủ tục phiền hà “đẻ” ra trong quá trình phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua là vô cùng quan trọng.

Chỉ tính riêng tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế trong hơn 2 tháng trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại đều có sự sụt giảm mạnh. Trong đó, sản xuất công nghiệp tháng 8 đã giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh hơn 85% giá trị xuất khẩu từ các ngành công nghiệp chế biến thì khó khăn của ngành này đã kéo theo những hệ lụy không nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới hơn 3,71 tỷ USD…

Nguyên nhân căn bản được chỉ ra chính là do các điều kiện phòng chống dịch Covid-19 quá cứng nhắc đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh.

Các điều kiện phòng chống dịch Covid-19 quá cứng nhắc đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp và thị trường.

Các điều kiện phòng chống dịch Covid-19 quá cứng nhắc đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp và thị trường.

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội Mạc Quốc Anh, cho rằng: “Giải pháp căn cơ nhất hiện nay đối với doanh nghiệp chính là phải thông thương được, để bán được hàng thì phải có những vùng xanh an toàn cho các doanh nghiệp có thể phân phối lượng hàng. Có những hàng không thiết yếu thì vẫn phải cho doanh nghiệp cung ứng vào thị trường vùng xanh. Bây giờ không phải mặt hàng thiết yếu thì không được giao thương, vậy doanh nghiệp sản xuất ra làm gì? Do đó mấu chốt hiện nay đó là phải để cho doanh nghiệp bán được hàng, tiêu thụ được hàng hóa”.

Các khó khăn của doanh nghiệp như việc bảo đảm lưu thông hàng hóa, phục vụ sản xuất phải áp dụng nhiều quy định về phòng dịch và phân luồng giao thông của các địa phương. Đặc biệt là khó khăn trong vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, đến những khó khăn về việc bố trí sản xuất an toàn trong doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không áp dụng được phương án sản xuất “3 tại chỗ” do số lượng lao động tập trung rất lớn (có thể lên tới hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn lao động), quy mô cơ sở vật chất thiếu thốn, chi phí tổ chức tăng cao, rồi khó khăn về nguồn cung phục vụ sản xuất, hay thị trường tiêu thụ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, đại diện cơ quan thường trực của Tiểu ban sản xuất và lưu thông hàng hóa thuộc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ cho rằng, các địa phương cần thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành không quy định thêm “giấy phép con” để tăng rào cản, gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp. Cùng với đó, phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để các lực lượng thực thi phòng chống dịch cũng như doanh nghiệp và người dân hiểu đúng chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành để lưu thông hàng hóa thông suốt, đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.

“Tôi chỉ đơn cử một sự việc, hiện nay vẫn còn có một số địa phương, cán bộ công vụ còn chưa nắm được chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ về lưu thông hàng hóa. Hiện nay chỉ trừ những mặt hàng cấm là không được lưu thông thôi, còn tất cả các mặt hàng còn lại là được phép lưu thông. Việc chúng ta phải kiểm soát để phòng chống dịch bệnh đối với người lái xe, phụ xe, kể cả đối với lực lượng shipper chẳng hạn thì cần phải giám sát chặt chẽ, còn đối với loại hàng hóa thì chỉ trừ những mặt hàng cấm, còn lại thì tất cả đều được lưu thông” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do dịch bệnh.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do dịch bệnh.

Nhấn mạnh “lưu thông hàng hóa quan trọng như mạch máu trong cơ thể con người, nếu không vận hành được thì doanh nghiệp cũng không hoạt động được”, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đồng quan điểm với các chuyên gia khi cho rằng, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của nhiều tỉnh đã “thụt lùi” bởi tác động của Covid-19, thậm chí đã có rất nhiều thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp, khiến khó khăn thêm chồng chất khó khăn.

“Có lẽ điều lo lắng, trăn trở của nhiều người trong thời gian vừa rồi đấy là sự thay đổi quá nhanh, sự không nhất quán hay tính tin cậy thấp của các thủ tục mà nhiều cơ quan ban hành trong thời gian phòng, chống dịch bệnh vừa rồi. Cũng có nhiều chính sách được ban hành rất là tốt nhưng phải nói rằng có nhiều chính sách mà nhiều cơ quan cấp địa phương ban hành thể hiện sự thiếu cân nhắc và cũng tương đối tùy tiện trong việc ban hành, chẳng hạn như việc ban hành với số lượng lớn và thay đổi rất nhanh. Nhiều nhà đầu tư lớn, những nhà đầu tư nước ngoài người ta rất lo ngại khi có thực trạng là một lãnh đạo cấp sở, cấp huyện có thể tự ra quyết định đóng cửa doanh nghiệp, mặc dù doanh nghiệp rất lớn và người ta đã nỗ lực để đáp ứng các điều kiện nhưng vẫn có thể bị đóng cửa” - ông Đậu Anh Tuấn nêu ý kiến.

Trong một cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thông tin về khả năng GDP cả năm 2021 có thể chỉ tăng khoảng 3,5-4%, với điều kiện phải kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 9 để sớm chuyển sang trạng thái bình thường mới từ quý 4. Đồng thời với đó, các địa phương phải đảm bảo tính thân thiện, đồng hành, sẵn tháo gỡ, lắng nghe doanh nghiệp, chứ không phải chỉ là những chỉ thị hành chính, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Các dẫn chứng cũng chỉ ra, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song những đề xuất về các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo Nghị quyết 68/2020 của Chính phủ về chương trình cắt giảm mới các thủ tục hành chính thời gian qua cũng chưa thấy có sự đột phá hay những chuyển biến đáng kể. Trong bối cảnh doanh nghiệp đã rất khó khăn vì dịch bệnh thì những giải pháp cải cách cần phải làm tốt hơn, mạnh mẽ và quyết liệt hơn./.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
13 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm